7. Cấu trúc của đề tài
2.2.1. Vịnh Hạ Long Di sản thiên nhiên thế giới
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh. Phía Tây Nam vịnh giáp đảo Cát Bà (Hải Phòng), phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120km, được giới hạn từ 106058’ - 107022’ kinh Đông và 20045’ - 20050’ vĩ Bắc. Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng.
* Giá trị thẩm mĩ
Vịnh Hạ Long có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 90% là đảo đá vôi, địa hình đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển. Đảo của Vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đá phiên thạch có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm. Vùng tập trung dày đặc các đảo đá tạo nên phong cảnh ngoạn mục với nhiều
hình thù và hang động đẹp nổi tiếng. Từ trên cao nhìn xuống, các đảo đá ở Vịnh như tạo thành một bức tranh thủy mặc với muôn vàn hình thù khác lạ, hầu như mỗi đảo lại có một hình dáng riêng được đặt tên theo nét riêng biệt ấy như hòn Trống Mái, hòn Rùa, hòn Ông Sư, hòn Lư Hương,… Vẻ đẹp thật sự của Vịnh không chỉ phơi bày ở hình khối, sắc nước, mây trời mà còn tiềm ẩn trong lòng các đảo đá, một hệ thống hang động vô cùng phong phú tập trung ở vùng trung tâm của di sản. Động Thiên Cung với dáng dấp trang nhã, hang Đầu gỗ khỏe khoắn và hoành tráng,… và còn vô số các hang động đẹp khác gắn liền với những truyền thuyết, câu chuyện dân gian về tình yêu, về nhân tình thế thái, về các anh hùng, về chiến công giữ nước,…Với những giá trị ấy, hội nghị lần thứ 18 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Phu Kẹt (Thái Lan) đã công nhận lần thứ nhất Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí về vẻ đẹp cảnh quan (ngày 17 tháng 12 năm 1994).
* Giá trị địa chất
Vịnh Hạ Long còn là cả một kho giá trị về địa chất. Vào đầu kỷ Cambri (cách đây khoảng 570 - 500 triệu năm), vịnh Hạ Long cơ bản vẫn là vùng lục địa nổi cao, chịu tác động của quá trình rửa trôi bóc mòn. Đến cuối kỷ cambri vùng này bị nhấn chìm, từ đó Hạ Long mới thành vịnh. Trong kỷ Ocđovic và Silua (khoảng 500 - 400 triệu năm trước), khu vực Hạ Long và Đông Bắc Việt Nam cơ bản là vùng biển sâu nằm trong chế độ hoạt động địa máng tích cực, đáy biển liên tục hạ, lúc được bồi tụ bằng trầm tích của địa tầng Cô Tô có cấu tạo phân nhịp dày trên 2000m chứa nhiều hóa thạch. Vào cuối kỷ Silua, khu vực này trải qua chuyển động nghịch tạo sơn biến vùng biển sâu thành vùng núi uốn nếp. Từ cuối Silua và trong kỷ Đê-vôn (khoảng 420 - 340 triệu năm trước), khu vực Hạ Long là một vùng núi chịu quá trình xâm thực bóc mòn mạnh mẽ trong điều kiện khô nóng, Hạ Long là một phần của lục địa Katania rộng lớn bao chùm lên toàn bộ vùng Biển Đông và thêm lục địa Trung Quốc ngày nay. Sang giai đoạn Cổ Sinh muộn (khoảng 340 - 240 triệu năm trước), chế độ nước biển nông ấm được thiết lập trở lại kéo dài gần hết thời kì này tạo thành đá vôi có nguồn gốc hóa học và sinh vật với hệ tầng Cát Bà có tuổi Cacbon sớm dày 450m và hệ tầng Quang Hanh có tuổi Cacbon trung, Pecmi sớm dày 750m, hai hệ tầng này chiếm ưu thế tuyệt đối trên hàng trăm đảo của Vịnh. Sang Đại Tân Sinh (khoảng 67
triệu năm trước), vịnh tồn tại trong môi trường lục địa núi cao do ảnh hưởng của các pha tạo sơn mạnh mẽ. Vào nửa Paleogen, chuyển động nâng dần và ổn định, quá trình sâm thực bắt đầu mạnh mẽ. Sau một thời gian bóc mòn hàng triệu năm, một hình dạng địa hình bán bình nguyên được hình thành, quá trình xâm thực manh mẽ đã chia cắt dần bề mặt này thành các mảnh có độ cao tương ứng với các đỉnh núi bấy giờ. Sang kỷ Đệ Tứ, nhất là từ giữa kỷ Neogen, quá trình xâm thực Caxtơ hòa tan đá vôi phát triển mạnh mẽ ở vùng núi đá vôi Hạ Long. Các đảo đá vôi trên vịnh hiện nay, bản chất là những núi sót lại trên bề mặt đồng bằng Caxtơ bị biển tiến kỷ Holoxen làm chìm ngập. Thời kì Pleixtoxen là thời gian chủ yếu tạo thành các hang động nối tiếng trên vịnh Hạ Long, chúng thường tập trung ở các độ cao 10, 15, 20, 25, 60m. Quá trình ăn mòn hóa hoặc do nước mưa ngày càng mở rộng các khoảng trống khe nứt để hình thành nên các hang động. Thời gian holoxen (khoảng 11.000 - 7.000 năm trước), biển đang dâng nhanh ngoài xa nhưng Hạ Long vẫn là vùng lục địa. Từ 7.000 - 4.000 nghìn năm trước, biển tiến Holoxen mở rộng cực đại và vịnh Hạ Long chính thức hình thành. Cách đây 4.000 - 3.000 năm trước, sang thời kì biển lùi khu vực này xuất hiện nền văn hóa Hạ Long. Đặc trưng cơ bản của vịnh Hạ Long 1000 năm qua là biển lấn mở rộng vịnh, xói lở mạnh các bãi sú vẹt, nước vịnh trong hơn, mặn hơn và xan hô phát triển. Quá trình ăn mòn tích cực của nước biển tạo nên các ngấn sâu làm tăng thêm vẻ đẹp kì dị, độc đáo của tầng Caxtơ. Vịnh Hạ Long hiện đại ra đời là kết quả của quá trình tiến hóa địa chất lâu dài với sự tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên, trong đó nổi bật nhất là sự hình thành tầng đá vôi dày trên 1000m vào các kỷ Cacbon - Pecmi, sự hình thành bồn trũng Hạ Long vào kỷ Neogen. Quá trình Caxtơ hình thành đồng bằng đá vôi tích cực nhất vào kỷ Đệ Tứ - Pleixtoxen và biển tiến và kỷ Holoxen. Vì thế, du khách đến Hạ Long còn là dịp đến với một bảo tàng địa chất tự nhiên vô giá được gìn giữ đến 300 triệu năm. Những hang động không chỉ là những lâu đài của tạo hóa mà còn là bằng chứng sinh động về quá trình xâm thực của mực nước biển, sự bào mòn hay ngưng đọng qua các kỷ địa chất. Vì vậy, tại Hội nghị lần thứ 24 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại thành phố Cairns, bang Queensland, Australia công nhận lần thứ hai với tiêu chí về giá trị địa chất, địa mạo (ngày 02 tháng 12 năm 2000).
* Giá trị sinh học
Địa hình bờ biển Vịnh Hạ Long có cấu tạo khá phức tạp, bờ biển khúc khuỷu có nhiều cửa sông lớn, đặc biệt địa hình được cấu tạo bởi hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ tạo nên những vũng vịnh biển, đây là nguồn cung cấp thức ăn vô cùng phong phú, đa dạng cho nhiều loài sinh vật. Với mực nước ổn định hàng năm, biên độ dao động thủy triều không lớn; nhiệt độ trung bình dao động từ 19 - 250C, lượng mưa từ 2000 - 2200mm/năm là điều kiện rất thuận lợi cho các hệ sinh thái phát triển. “Theo kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy vịnh Hạ Long có đầy đủ các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới. Ngoài ra, vịnh Hạ Long còn có hệ sinh thái tùng áng đặc thù, không nơi nào có được” [2].
Trong vùng biển Hạ Long, san hô sống rải rác ở nhiều nơi nhưng tập trung với mật độ dày đặc ở phía đông và nam xa bờ. San hô vịnh Hạ Long có khoảng 170 loài thuộc 44 chi 12 họ. San hô phân bố khi thì tập trung thành rạn với cấu trúc 3 đới rõ ràng khi thì tọa đám không phân đới, chúng thường tập trung ở độ sâu từ 5 - 10m. San hô ở vịnh Hạ Long tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp. San hô dạng cảnh như san hô cây, san hô đĩa, san hô cục,… với nhiều màu sắc trắng, lam, hồng, đỏ,… Khi con nước triều lên xuống, cả rừng san hô với những xúc tua nhỏ xíu đong đưa chuyển động theo con nước. Rạn san hô đồng thời là nơi cư trú sinh sống của nhiều loài sinh vật như cá, rong, tảo, động thực vật phù du,…
Bên cạnh hệ sinh thái rạn san hô là hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đây là loại cảnh quan đặc sắc hấp dẫn của vùng bãi triều vịnh Hạ Long. Rừng ngập mặn chủ yếu tập trung ở khu vực Tuần Châu, Cửa Lục, Ba Chẽ và rải rác ven bờ. Quảng Ninh là nơi có nhiều giống, loài cây ngập mặn phong phú nhất miền Bắc Việt Nam với nhiều quần xã tiêu biểu như quần xã Vẹt, Dù, Sú, quần xã Mắm, Quặn,… Sinh sống trong rừng ngập mặn là vô số loài động thực vật như chim di cư, bán di cư (37 loài), động vật đáy có 81 loài, cá 90 loài, thuộc 55 họ. Đặc biệt, động vật đáy trong rừng ngập mặn chiếm 61,2% tổng số loài trên toàn vùng triều với nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
Ngoài hai hệ sinh thái cơ bản trên, vịnh Hạ Long còn có hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới với số lượng giống loài rất phong phú như đinh, hương, sến, táu, vàng hương,… Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm như hươu, chồn, sóc, đặc biệt là khỉ khoang trắng và khỉ lông đỏ cùng nhiều loài thú quá khác. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn có một hệ thống tùng áng nhỏ ăn liền ra biển Đông là nơi cư trú, sinh sống của vô số loài sinh vật và thực vật như cỏ biển, rong, tảo, cá, tôm,… Ngoài khơi xa là nơi quần cư của các loài tôm, cá, mực, bào ngư, hải sản với sản lượng đánh bắt hàng năm lên tới hàng ngàn tấn.
* Giá trị lịch sử
Hạ Long được coi là cái nôi của loài người cổ đại đã từng tạo ra nền văn hóa Hạ Long. Cuối năm 1937, nhà khảo cổ học Thụy Điển - Anđecxen và hai chị em khảo cổ học người Pháp là Coonani đã lênh đênh trên biển hàng tháng trời, họ trèo lên từng hang động, bãi cát và đã phát hiện ra ngày xưa người nguyên thủy đã từng sống đông đúc và họ cũng đã tìm ra rất nhiều công cụ bằng đá như rìu, bôn, bàn mài, mảnh tước, kim khâu, vòng trang sức,… và họ đã đặt tên là “Văn hóa Ngọc Vừng”. Sau đó, nhiều nhà khảo cổ học Việt Nam cũng đã phát hiện thêm nhiều di chỉ khảo cổ có giá trị khác như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ,…
Trong di chỉ Soi Nhụ, còn tìm thấy ba bộ xương người đã hóa thạch cùng nhiều vật dụng khác. Đặc biệt, trong khu vực trung tâm Di sản thế giới, mới phát hiện ra nhiều di chỉ khảo cổ học có giá trị như Đông Mê Cung, Thiên Long, Tiên Ông,… một khối lượng vỏ ốc Melian dày tới 1,5m, ước tính lên tới hàng trăm mét khối. Sự phân bố của các di chỉ văn hóa Hạ Long thường tim thấy ở bãi cát ven biển, hang động và chúng đều có đặc điểm chung là cùng chất liệu, kĩ thuật chế tác, hình dáng,… Các nhà khoa học đã thống nhất đặc tên là “Nền văn hóa Hạ Long thời Hậu kì Đồ Đá Mới”.
Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử, Hạ Long có vị trí đặc biệt quan trọng nằm trên tuyến đường thông thương giữa Trung Quốc, Nhật bản, Trảo Oa, Xiêm La,… và dần trở thành trung tâm giao lưu văn hóa thương mại giữa các nước với Việt Nam xưa. Cho đến hiện nay, nhiều dấu vết thương cảng cổ còn để lại như Vân Đồn, Cái Làng, Cống Đông, Công Yên, Ngọc Vừng, Quan lạn, Cái Bầu,… Gắn
liền với những trung tâm sầm uất đó thì nhiều công trình kiến trúc tôm giáo mọc lên đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người buôn bán và dân bản xứ như nhà thờ đạo Công giáo, chùa của đạo Phật,…