Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Yên Tử

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị các di sản trong phát triển du lịch của tỉnh quảng ninh (Trang 73)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.2. Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Yên Tử

2.3.2.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Hệ thống các cơ sở lưu trú là một trong nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch, nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển ngành du lịch bao giờ

cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Yên Tử hiện nay còn rất nhiều hạn chề về cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch. Chủ yếu là nhân dân tham gia kinh doanh dưới hình thức các dịch vụ. Hệ thống cáp treo đã đi vào hoạt động phục vụ du khách rất thuận tiện cho cả những người già và trẻ nhỏ.

Giao thông vào khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Yên Tử khá thuận lợi, nằm trong địa bàn của Thành phố Uông Bí - một thành phố có đường quốc lộ 18A, 18B, đường 10 chạy qua, nối liền Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh duyên hải Bắc Bộ với Thành phố Hạ Long, trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại của Tỉnh Quảng Ninh và cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Từ phía Đông sang phía Tây có đường xe lửa quốc gia đi qua. Phía Nam có sông Bạch Đằng chảy qua từ phía Tây về phía Đông; sông Uông, sông Sinh bắt nguồn từ phía Bắc chảy qua thành phố Uông Bí ra huyện Yên Hưng và thành phố cảng Hải Phòng thuận lợi. Mặt khác từ đường 18 quý khách có thể đi vào Yên Tử bằng hai đường: một đường từ ngã ba Dốc Đỏ vào Giải, hai là đường đi qua trung tâm thị xã và đi đến cột Đồng Hồ (trước nhà máy điện) quý khách đi vào đường Mỏ than Vàng Danh phải đi thẳng sẽ đến Giải Oan - Khu trung tâm của Yên Tử. Ở một địa thế có lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường sắt, nên quý khách có thể đi Yên Tử một cách dễ dàng, thuận lợi.

Hệ thống thông tin liên lạc tại Yên Tử có trạm phát sóng điện thoại di động, có bưu điện ở ngay khu vực bến xe Giải Oan và bưu điện Nam Mẫu, có bốt điện thoại thẻ, điện thoại di động đã phủ sóng nên du khách có thể liên lạc bất cứ nơi đâu trong nước và quốc tế.

Yên Tử đã có hệ thống điện lưới quốc gia và nhiều trạm biến áp, có thể cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng. Hiện nay hệ thống điện đã cung cấp cho Thiền viện và đến tất cả các chùa trên núi. Hơn nữa, về nước sinh hoạt, do ở khu vực dưới thấp nên Thiền viện không phải lo lắng về vấn đề nước sạch vì lượng nước giếng đào, giếng khoan tương đối nhiều, nguồn nước này nói chung đảm bảo vệ sinh và cung cấp đủ nước sinh hoạt cho hoạt động du lịch. Một điều đặc biệt là hiện nay Yên Tử đã xây dựng được nhà máy lọc nước và đóng chai có thể cung cấp nước uống, nước sinh hoạt cho tất cả các nhà hàng, nhà nghỉ, hàng quán dịch vụ và nhu cầu khác nhau của khách du lịch.

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của khu du lịch Yên Tử và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử đã và đang ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt. Những tiến bộ mới trong cơ sở hạ tầng sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch ở khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Yên Tử.

2.3.2.2. Sản phẩm du lịch tại khu di tích

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, trong chiến lược phát triển du lịch, thành phố Uông Bí đã xác định hình thành các sản phẩm du lịch chất lượng cao theo hướng phát triển du lịch văn hoá tâm linh, kết hợp với du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch khám phá; kết nối các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh...

Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử là điểm nhấn trọng tâm về du lịch văn hoá tâm linh không chỉ riêng TP Uông Bí mà của cả nước. Mỗi năm khu di tích lịch sử, danh thắng này đón hơn 2 triệu lượt khách hành hương tới đây. Điều đáng ghi nhận, qua mỗi năm, chất lượng dịch vụ phục vụ du khách ngày càng được cải thiện. Hiện nay, Yên Tử đã có các điểm dịch vụ mua sắm phục vụ khách du lịch như: Chợ xuân Yên Tử, ki-ốt, nhà hàng, điểm lưu trú, cửa hàng bán đồ lưu niệm... Đặc biệt, hệ thống cabin cáp treo được Công ty cổ phần Phát triển Tùng Lâm bắt đầu đưa vào hoạt động từ mùa lễ hội năm 2002 đã phát huy được hiệu quả, tạo ra một diện mạo mới cho khu di tích danh thắng Yên Tử.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều điểm du lịch văn hoá tâm linh khác, khu du lịch Yên Tử vẫn còn mang nặng tính mùa vụ. Nhiều năm qua, du lịch ở Yên Tử chủ yếu tập trung đông khách vào 3 tháng lễ hội đầu năm, những tháng tiếp theo thường rất vắng khách.

Nhằm khắc phục mặt hạn chế này, những năm gần đây, chính quyền địa phương cũng như Công ty CP Phát triển Tùng Lâm đã từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển các sản phẩm du lịch mới như: Du lịch kết hợp với môn thể thao leo núi, thưởng ngoạn cảnh đẹp Yên Tử về đêm, tham quan Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử... để thu hút khách du lịch đến Yên Tử vào các mùa khác trong năm.. Kết hợp với chùa Ba Vàng, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử mở các khoá tu vào dịp hè cho các em học sinh để các em có thêm được những trải nghiệm, hiểu biết thêm về các giá trị văn hoá, lịch sử, truyền thống của dân tộc. Không chỉ có sản phẩm du lịch mùa hè, Công ty cũng dự định phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh vào mùa thu hướng vào đối tượng người cao tuổi.

Hiện nay, khu DTQGĐB Chùa Yên Tử đang được quy hoạch lại các sản phẩm du lịch để nâng cấp, đầu tư mới các dịch vụ du lịch tại khu du lịch. Tất cả các dịch vụ, nhà hàng được đưa vào một mối tại làng hành hương. Bên cạnh đó, thành phố Uông Bí cũng đang đẩy mạnh liên kết với đối tác, các hãng lữ hành quốc tế đưa khách du lịch quốc tế đến với Yên Tử. Nếu như trước đây, khách du lịch đến Yên Tử hầu hết là khách trong nước thì thời gian gần đây, Yên Tử đã bắt đầu thu hút được khá nhiều khách quốc tế đến tham quan vãn cảnh, đặc biệt là khách Hàn Quốc, trung bình mỗi ngày có khoảng từ 300 - 400 khách. Hiện nay, Công ty cũng đang hướng tới mở rộng các thị trường khách Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu...

Theo lãnh đạo TP Uông Bí, từ nay đến năm 2020, Uông Bí tiếp tục thực hiện các dự án, đầu tư hệ thống dịch vụ du lịch theo quy hoạch phát triển mở rộng Khu di tích lịch sử văn hoá và danh thắng Yên Tử; hoàn thiện quy hoạch phát triển dịch vụ thương mại vùng đệm phục vụ du lịch Yên Tử. Đầu tư hạ tầng, dịch vụ du lịch đáp ứng việc kết nối du lịch Yên Tử với các điểm du lịch trên địa bàn. Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng như: Du lịch lễ hội, văn hoá tâm linh, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng (phía Tây Yên Tử), du lịch thể thao, du lịch trải nghiệm, cộng đồng. Trong đó, hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch mới như: Thưởng ngoạn cảnh đẹp Yên Tử, Ba Vàng về đêm; tìm hiểu nghiên cứu văn hoá Phật giáo, Thiền tông Việt Nam, tham quan Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử... Khai thác các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của Khu du lịch sinh thái Hồ Yên Trung, Lựng Xanh, rừng quốc gia Yên Tử. Đầu tư các trung tâm thương mại - dịch vụ - văn hoá, giải trí phục vụ du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú, trong đó có khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, đa dạng hoá các sản phẩm hàng hoá, hàng lưu niệm phục vụ du khách. Trong đó, Uông Bí đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng các sản phẩm du lịch, phát triển mở rộng các tuyến điểm du lịch, kết nối điểm du lịch Yên Tử với các điểm du lịch khác tại địa phương trong và ngoài tỉnh.

2.3.2.3. Khách du lịch đến khu di tích

Trong những năm gần đây khách du lịch đến Yên Tử ngày càng nhiều và đa dạng. Trong đó, du khách đến với Yên Tử có 50% là khách hành hương, du ngoạn vọng cảnh, họ về đây với tâm niệm: Yên Tử là đất tổ, về với Yên Tử là về với đất tổ,

về với cội nguồn Phật tổ Việt Nam. Trong thâm tâm của họ cũng như nhiều thế hệ người Việt Nam, đời này truyền đời kia, Yên Tử là cõi tâm, cõi thiện là nơi gửi gắm niềm tin và lẽ sống, là nơi giải toả những nỗi niềm u uất, phiền não và đau khổ. Số khách còn lại họ về Yên Tử với mục đích tham quan thắng cảnh và khu di tích lịch sử, chiêm ngưỡng nét kiến trúc cổ, những cổ vật, nghiên cứu khảo cổ, nghiên cứu động, thực vật, sưu tầm tiêu bản tham gia hội thảo, thám hiểm, leo núi...

404 439 498 777 1098 1669 2122 2397 2579 2354 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nghìn Lƣợt Năm Khách đến Yên Tử

Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện lƣợng khách du lịch đến Yên Tử giai đoạn 2004 - 2013

Năm 2005, khách đến Yên Tử chỉ 439 nghìn lượt, sau 10 năm số khách tăng mạnh lên gấp 7,2 lần, khoảng 3.171 nghìn lượt người (năm 2014), trung bình mỗi năm tăng 273,1 nghìn lượt người.

Khách du lịch nội địa đến Yên Tử chủ yếu đi theo đoàn vài chục người tự tổ chức, không có hướng dẫn, hoặc một số đi tự do khoảng vài người một nhóm, hay đi theo nhóm khoảng vài chục người trong các tour của các công ty du lịch hay tổ chức đoàn thể, có hướng dẫn viên của công ty du lịch đó. Thị trường khách du lịch chính trong giai đoạn này vẫn là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội... Ngoài ra còn có các tỉnh khác trong toàn quốc. Các sản phẩm thương mại được khách nội địa ưa thích đó là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm rừng, các đặc sản Yên Tử như: Rượu mơ, rượu chua... và món ăn độc đáo của các nhà hàng ở Yên Tử.

Khách nước ngoài đến du lịch chủ yếu theo các tour du lịch của các công ty lữ hành, đặc biệt là của tư nhân ở Hà Nội, Bãi Cháy, Móng Cái, Hải Phòng và một số nơi khác, ngoài ra còn một lượng nhỏ đi tự do. Thị trường khách quốc tế quan tâm đến Yên Tử chủ yếu là các quốc gia có đạo Phật như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản... Khách phương Tây tại Yên Tử chủ yếu với mục đích đến ngắm cảnh, tham quan, nghiên cứu văn hóa, sinh thái, khoa học, leo núi...

2.3.2.4. Doanh thu du lịch

Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách du lịch tới Yên Tử, doanh thu thuần tuý từ du lịch cũng đã liên tục tăng. Doanh thu du lịch ở Yên Tử đa số là từ hoạt động của cáp treo và nguồn công đức của khách thập phương. Dưới đây là bảng doanh thu cáp treo ở Yên Tử.

Bảng 2.6. Doanh thu cáp treo tại Yên Tử giai đoạn 2005 - 2014

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh thu

Cáp treo 9,4 12,2 16,2 30,9 55,5 64,8 67,5 83,4 93,2 71,7

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh)

Doanh thu cáp treo tại Yên Tử có tăng mạnh sau 10 năm, từ năm 2005 đến năm 2014, tăng 167 tỉ đồng, tăng gấp 14,7 lần, đặc biệt là vài năm trở lại đây, cáp treo chặng 2 từ chùa Hoa Yên lên gần chùa Đồng mới đi vào hoạt động nên số khách đi cáp treo tăng, từ đó tăng nhanh doanh thu. Năm 2010, doanh thu lên tới 67,5 tỉ đồng, đến năm 2012 doanh thu tăng 1,4 lần (93,2 tỉ đồng), nhưng chỉ sau 2 năm, doanh thu tăng lên gần gấp đôi (179,3 tỉ đồng).

Hoạt động của cáp treo là một trong những hoạt động đáp ứng mạnh nhất nhu cầu của du khách. Trước đây, du khách phải mất 4 đến 5 tiếng mới đi từ suối Giải Oan lên tới chùa Đồng thì bây giờ thời gian đã được thu ngăn lại đồng thời lại tiết kiệm sức lực nhất là đối với người già và trẻ nhỏ. Hiện nay, khi cáp treo được đưa vào hoạt động, du khách chỉ cần chưa đầy 30 phút là lên tới nơi lại có thể ngắm toàn bộ quang cảnh phía Đông Yên Tử từ trên cáp treo. Vì vậy, vào mùa lễ hội đầu năm, tình trạng chen chúc, tắc nghẽn ở các ga cáp treo vẫn đang là một vấn đề cần giải quyết.

2.3.2.5. Một số tuyến du lịch tại khu di tích

Các du khách nội địa cũng như các du khách quốc tế đến Việt Nam luôn có một mong ước đến Vịnh Hạ Long để tham quan di sản thiên nhiên của thế giới và với không quá 5h xe ôtô từ Hà Nội là du khách có thể tới Vịnh Hạ Long để ngắm cảnh. Tour du lịch Hà Nội - Hạ Long có rất nhiều và hầu hết các doanh nghiệp lữ hành nào trên địa bàn Hà Nội cũng có các tour du lịch này cung cấp cho du khách nhất là vào dịp hè.

Với đặc thù và tiềm năng du lịch Thiền sẵn có của tỉnh - nơi tổ chức lễ hội Yên Tử hàng năm và là nơi khởi nguồn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nên việc tổ chức hoạt động du lịch của Quảng Ninh là một thế mạnh. Các chương trình tour du lịch tổ chức đi Hạ Long hoặc đi lễ hội Yên Tử thường gồm 2 ngày 1 đêm hoặc dài hơn với các điểm đến khác nhau hoặc kết hợp: Cát Bà, Bái Tử Long, Quan Lạn, Tuần Châu...

Chương trình lễ hội Yên Tử thường chỉ đi một ngày hoặc đi từ chiều hôm trước để ngày hôm sau leo núi sớm, các chương trình đi du lịch này đều có chương trình qua Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử nhưng chỉ là lễ Phật dâng hương và mua một số ấn phẩm của Thiền viện: sách, đĩa VCD,...

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị các di sản trong phát triển du lịch của tỉnh quảng ninh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)