Thực tiễn phát triển du lịch từ khai thác giá trị các di sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị các di sản trong phát triển du lịch của tỉnh quảng ninh (Trang 43)

7. Cấu trúc của đề tài

1.2.2.Thực tiễn phát triển du lịch từ khai thác giá trị các di sản của Việt Nam

Với sự đa dạng về thành phần dân tộc, mỗi dân tộc lại có bản sắc văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán riêng kết hợp với yếu tố lịch sử địa phương đã tạo nên sự đa dạng và phong phú về các DSVH của Việt Nam. Có thể nói, chính sự thống nhất trong đa dạng trong văn hóa các dân tộc cùng với các di sản tự nhiên và các yếu tố lịch sử tạo thành “chất keo” kết dính hình thành nên vùng du lịch đặc thù của Việt Nam.

Mỗi một di sản chứa đựng trong nó những giá trị riêng biệt, độc đáo không trùng lặp. Nó phản ánh, lưu giữ những đặc trưng kiến tạo của Trái Đất qua từng thời kì lịch sử hay những đặc trưng lịch sử của một dân tộc, đặc trưng nhân cách, phẩm giá, thế giới tinh thần, đạo đức tâm lí con người thông qua các thời kì lịch sử, ... Chuyển tải một cách sinh động, trung thực, thuyết phục những giá trị nội dung đó thông qua các hoạt động du lịch, tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch.

Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển một ngành du lịch phong phú, đa dạng với các loại hình như thăm quan, nghỉ dưỡng, tâm linh, nghiên cứu, tìm hiểu,... Đặc biệt là những DSVH, thiên nhiên của dân tộc là những điều kiện hết sức tuyệt vời để chúng ta tiến hành những chiến lược phát triển du lịch. Với 22 di sản thế giới được UNESCO công nhận và 48 di tích quốc gia đặc biệt đã và đang trở thành những trung tâm du lịch quan trọng của cả nước. Hầu hết các trung tâm du lịch lớn của nước ta đều gắn liền với những di sản đó như Hà Nội, Hạ Long, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, ...

Để phát triển du lịch từ các di sản, nhiều cơ quan quản lí văn hóa - thể thao và du lịch thuộc các địa phương đã đưa ra nhiều các tuyến du lịch kết nối các di sản trong nội tỉnh cũng như liên tỉnh như Hoàng Thành Thăng Long - Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cổ Loa, Sóc Sơn, Bắc Ninh, Hạ Long, Thành Nhà Hồ, Phong Nha - Kẻ Bàng, Huế - Hội An - Mỹ Sơn, Tây Nguyên,... Các tuyến du lịch này nhằm mở rộng tính phong phú đa dạng trong chuyến du lịch của du khách đồng thời quảng bá, tôn vinh và phát huy những giá trị di sản thống qua du lịch tới các bạn bè quốc tế.

Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất ở các vùng di sản phục vụ cho phát triển du lịch cũng đang dần được nâng cấp và mở rộng. Hệ thống hạ tầng giao

thông, thông tin, truyền thông, năng lượng, cấp thoát nước, môi trường và các lĩnh vực liên quan đang dần được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đảm bảo đồng bộ để phát triển du lịch. Đồng thời, nâng cấp các hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục như hệ thống bảo tàng, nhà hát, cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏa và cơ sở giáo dục, đào tạo đủ điều kiện, tiện nghi phục vụ cho khách du lịch.

Với ngành du lịch đang ngày càng phát triển và dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Vì vậy, lao động hoạt động trong ngành này đang ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong gần 20 năm qua, số lượng lao động trong ngành du lịch tăng nhanh. Theo số liệu của năm 2008, có khoảng 285 nghìn lao động trực tiếp, còn lực lượng lao động gián tiếp ước khoảng 750 nghìn người, chiếm 2,5% lao động toàn quốc. Tỷ lệ lao động có chuyên môn du lịch chiếm khoảng 42,5%...

Để thu hút khách du lịch, đặc biệt là lượng khách quốc tế đến các vùng di sản, nước ta đã đưa ra những chính sách, chiến lược nhằm phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch.

Một trong những dấu hiệu chứng tỏ ngành du lịch nước ta phát triển đó là số lượng khách du lịch đang ngày càng gia tăng. Năm 2009, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3.772.359 lượt, năm 2011 đạt 6.014.032 lượt, năm 2013 đạt 7.572.352 lượt. Như vậy, chỉ sau 4 năm số lượng khách quốc tế tăng mạnh, tăng 200% so với năm 2009. Tuy năm 2009, thế giới đang trong thời kì phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2007 - đầu năm 2008, dẫn đến số lượng khách quốc tế giảm đáng kể nhưng không thể phủ nhận số lượng khách du lịch quốc tế tăng nhanh sau 4 năm là do ngành du lịch nước ta đang có những có những bước thay đổi đáng kể, những sản phẩm du lịch đang ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Đặc biệt, số lượng khách du lịch không ngừng tăng lên tại các khu di sản ở nước ta. Điển hình như Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên Thế giới được 2 lần UNESCO công nhận, từ năm 2009 - 2013 tăng từ 2,35 triệu lượt lên 2,55 triệu lượt, nhất là năm 2011 số lượng khách đến lên tới 2,90 triệu lượt.

Tiểu kết chƣơng 1

Di sản là tài sản của quốc gia, của mọi giai tầng xã hội. Theo công ước di sản thế giới thì di sản được phân thành 3 loại: Di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, di sản hỗn hợp (còn gọi là cảnh quan văn hoá). Việc phân loại/ phân cấp các di sản dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau.

Ở Việt Nam, căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh di sản được chia thành: di sản được UNESCO công nhận, di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích cấp quốc gia đặc biệt.

Với sự đa dạng về thành phần dân tộc, mỗi dân tộc lại có bản sắc văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán riêng kết hợp với yếu tố lịch sử địa phương đã tạo nên sự đa dạng và phong phú về các di sản văn hóa của Việt Nam. Chính sự thống nhất trong đa dạng trong văn hóa các dân tộc cùng với các di sản tự nhiên và các yếu tố lịch sử tạo thành “chất keo” kết dính hình thành nên vùng du lịch đặc thù của Việt Nam.

Chƣơng 2

DI SẢN - THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị các di sản trong phát triển du lịch của tỉnh quảng ninh (Trang 43)