Định hướng phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị các di sản trong phát triển du lịch của tỉnh quảng ninh (Trang 88)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị

của di sản

Các di sản ở tỉnh Quảng Ninh là nơi có tiềm năng lớn cho sự phát triển du lịch của tỉnh cũng như cả nước. Có khu di sản đã hoạt động du lịch từ lâu nhưng cũng có những di sản còn đang ở bước đầu của sự phát triển, chưa có quy hoạch cụ thể cho phát triển du lịch. Vì vậy, cần đưa ra những định hướng phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản để tạo tiền đề trong việc quy hoạch và tổ chức, quản lý du lịch.

Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đã xác định, phát triển du lịch tại các khu di sản cần được triển khai trên cơ sở những nguyên tắc nhằm đạt được sự cân bằng giữa ba mục tiêu: hiệu quả kinh tế từ hoạt động du lịch, bảo tồn tự nhiên và phát triển cộng đồng, hạn chế những mâu thuẫn xảy ra.

- Mục tiêu hiệu quả kinh tế: Thể hiện ở sức hấp dẫn và đưa ra được những sản phẩm du lịch có chất lượng cao tại các khu di sản từ đó mà thu hút được khách thăm quan mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời giới thiệu được với bạn bè quốc tế về giá trị vật chất và tinh thần của các di sản đó. Tuy nhiên, hiệu quả du lịch không chỉ thể hiện ở mục tiêu kinh tế mà còn quan tâm đến công tác giáo dục, nâng cao hiệu quả nhận thức của du khách và quản lý tài nguyên du lịch.

- Mục tiêu bảo tồn tự nhiên: Mục tiêu bảo tồn cần được xác định rõ ràng, giảm đến mức tối đa của hoạt động du lịch lên môi trường. Ngành du lịch cần được phát triển theo định hướng riêng trên những nguyên tắc của nó, không nên vận hành theo việc thỏa mãn nhu cầu của du khách mà quên mất giá trị tự nhiên vốn có của nó. Ngoài ra, mục tiêu này còn thể hiện ở sự hỗ trợ công tác bảo tồn, cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và khách du lịch.

- Mục tiêu hỗ trợ và phát triển cộng đồng: Cộng đồng địa phương vừa là một bộ phận của di sản, vừa là chủ nhân sáng tạo những giá trị nhân văn ở đây. Vì vậy, các dự án phát triển du lịch cần có sự tham gia tích cực trong quá trình quy hoạch, quản lý và thực hiện các dự án. Công tác quản lý cần chú trọng đến việc hỗ trợ cộng đồng, sử dụng lao động địa phương cùng những sản phẩm địa phương tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến tìm hiểu nét văn hóa và cải thiện cuộc sống của người dân.

Những định hướng trên không nằm ngoài các mục tiêu phát triển của quốc gia, kế hoạch chung của các di sản. Vì vậy, cần đảm bảo cân bằng ba mục tiêu trên vì chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thế cân bằng trong phát triển du lịch nhằm hướng đến du lịch bền vững.

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị các di sản trong phát triển du lịch của tỉnh quảng ninh (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)