Di tích quốc gia đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị các di sản trong phát triển du lịch của tỉnh quảng ninh (Trang 61)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.3. Di tích quốc gia đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng

Khu di tích Chiến thắng Bạch Đằng nằm trên địa bàn thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là địa điểm ghi dấu sự kiện quân và dân nhà Trần đã lập nên chiến thắng lẫy lừng - Chiến thắng Bạch Đằng đánh tan quân Nguyên Mông ngày 09/4 (8/3 - Âm lịch) năm 1288. Trước đấy, sông Bạch Đằng là địa điểm đánh dấu thành công vang dội của Ngô Quyền năm 938 chiến thắng quân Nam Hán chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc của nhân dân ta và của vua Lê Hoàn chiến thắng quân Tống năm 981. Ngày 27/09/2012, khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng được Thủ tướng Chính phủ kí quyết định số 1419/QĐ-TTg xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Ngày 18/02/2013, kí quyết định số 322/QĐ-TTg, phê duyệt “Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng”.

* Giá trị lịch sử

DTQGĐB chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 có giá trị lịch sử vô cùng to lớn, chứng minh cho sự kiện chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại trong lịch sử chiến đấu trên biển chống giặc ngoại xâm của quân dân ta. Chỉ trong một ngày 09/04/1288 (08/03 âm lịch) hơn 400 thuyền chiến và hàng vạn quân Nguyên Mông đã bị quân ta tiêu diệt và bắt sống hoàn toàn. Đây là trận quyết chiến lớn nhất, trận cuối cùng của của cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba, một đế quốc Mông Cổ hùng mạnh đã chiếm được những vùng lãnh thổ rộng lớn (toàn bộ nước Nga, miền Trung Á, Ba Tư

và toàn bộ Trung Quốc) thế nhưng khi sang Việt Nam lại ba lần đều bại trận trước quân dân nhà Trần. Chiến thắng này đã đập tan âm mưu xâm lược nước ta, tiêu diệt tham vọng xâm lược các nước phương Nam của quân Nguyên Mông.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Chỉ trong một thời gian ngắn, sau trân càn quét của quân Nguyên Mông ở trại An Hưng, trận địa cọc mới được bố trí trên địa bàn rộng lớn và phức tạp, nhưng với tinh thần yêu nước, quyết tâm chống lại kẻ thù, hàng nghìn cây gỗ đã được cắm ở các của sông dẫn ra biển như sông Chanh, sông Rút, sông Kênh, làm thành những bãi chông ngầm lớn ẩn dưới mặt nước, trải dài trên phạm vi rộng như bãi cọc Yên Giang, Đồng Vạn Muối, Đồng Má Ngựa ngăn chặn thuyền địch. Đồng thời người dân địa phương còn cung cấp cho Trần Hưng Đạo những thông tin về địa hình, thời tiết, con nước,... giúp ông đưa ra từng bước cho trận chiến. Những điều này đã chứng minh cho tư tưởng lấy dân làm gốc và thể trận quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

Di tích bãi cọc Yên Giang, Đồng Vạn Muối, Đồng Má Ngựa cùng với sông Bạch Đằng, sông Chanh, sông Rút, sông Kênh là những đại danh lịch sử, di tích gốc, những bằng chứng xác thực, trực quan, sâu sắc và thiết thực nhất trong việc giáo dục truyền thống giữ nước, chống giặc ngoại xâm của ông cha ta cho các thế hệ con cháu sau này.

* Giá trị khoa học, nghệ thuật quân sự

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là biểu hiện rực rỡ của khoa học và quân sự thời nhà Trần, tinh hoa của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam thế kỉ XIII và là một trong những kiểu mẫu của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Trong cuộc khách chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất (1258) và lần thứ 2 (1285), dưới sự chỉ huy của Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, quân dân ta đều rút lui tạm thời, bỏ cả kinh thành Thăng Long, đợi cho giặc mệt mỏi, suy yếu, mất hết tinh thần ở vào thế bị động rồi mới mở cổng phản công chiến lược. Cuộc chống Nguyên Mông lần thứ ba cũng vậy, quân ta tiêu diệt hậu cần, đẩy địch vào thế bị động, đoán biết trước âm mưu rút lui của địch khi quân ta đã là cho chúng hết lương thực, quân lính suy yếu, Trần Hưng Đạo đã lên kế hoạch chọn đạo thủy quân và sông Bạch Đằng mở trận quyết chiến. Tư tưởng tiến công kết hợp với nghệ thuật đánh giặc đúng lúc và chính xác là điểm nổi bật trong trận chiến Bạch Đằng năm 1288.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 thể hiện thiên tài quân sự của Trần Hưng Đạo về việc chọn sở trường, phát huy tối đá kinh nghiệm về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, chuẩn bị chiến trường, chiến thuật, bày binh bố trận, chọn thời điểm, vị trí, phương tiện tấn công,... để tiêu diệt giặc. Chiến lược tiêu diệt toàn bộ thủy binh của Trương Văn Hổ đã đem lại chiến thắng vang dội , đạp tan ý đồ tái xâm lăng nước Đại Việt.

* Giá trị văn hóa - nhân văn

Lúc sinh thời, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương luôn đem lại hiển vinh cho đất nước. Khi mất đi, ông trở thành bậc thánh hiển linh. Được vua Trần Anh Tông truy tặng Thái Sư Thượng Phụ Quốc Công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Được các triều vua đời sau sắc tặng Thượng Đẳng Thần - vị thần cao nhất trong tín ngưỡng thờ Thần của Việt Nam. Ngày giỗ của ông, ngày 20 tháng 08 âm lịch hàng năm được nhân dân cả nước coi là “ngày giỗ cha”. Những nơi thờ ông được nhân dân cho rằng rất linh thiêng “Thượng Đẳng tối linh từ”. Trong tín ngưỡng thờ của người dân Việt Nam, duy chỉ có Trần Hưng Đạo, con người có thật trong lịch sử được nhân dân suy tôn là Thánh - Thánh Nhân - Đức Thánh Trần Hưng Đạo.

Vùng đất cửa sông Bạch Đằng xưa, từ một phòng tuyến quân sự đặc biệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nay trở thành vùng đất linh thiêng. Nhân dân nhiều đời trên mảnh đất Quảng Yên và Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã tôn Trần Hưng Đạo lên làm Thành Hoàng Làng. Lập đình, đền, miếu trên vùng đất linh thiêng đó để thờ Ngài và những người cận thần đã giúp đỡ Ngài trong trận chiến thắng, tạo thành một quần thể di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, có giá trị văn hóa tín ngưỡng tâm linh sâu sắc, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

Tại khu vực đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, bến Đò Rừng, đình Yên Giang và bãi cọc Yên Giang đã trở thành vị trí trung tâm của khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Là nơi tổ chức các hoạt động lễ hội và sự kiện quan trọng liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng. Hàng năm, cứ vào ngày 08/03 âm lịch hàng năm, tiến hành tổ chức Lễ hội Bạch Đằng, là lễ hội kỉ niệm chiến thắng ở tỉnh Quảng Ninh, nhằm tôn vinh giá trị ngày đại thắng của dân tộc ta và tưởng những người đã hi sinh trong trận chiến Bạch Đằng năm 1288, thu hút được đông đảo nhân dân trong vùng, du khách gần xa đến thăm quan tế lễ.

(Nguồn: Tác giả biên vẽ)

53

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị các di sản trong phát triển du lịch của tỉnh quảng ninh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)