Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 86)

- Phát triển nguồn nhân lực

5.2.1.Đối với Chính phủ

Để dịch vụ Ngân hàng điện tử thực sự đi vào đời sống và phát huy được toàn diện những ưu thế cũng như những lợi ích của nó đòi hỏi phải có sựđầu tư, sự

quan tâm đúng đắn của Chính phủ, cần xây dựng các chính sách sau:

- Chính phủ có cơ chế để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng cơ sở

vật chất CNTT, tạo điều kiện ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Khuyến khích, đãi ngộ

các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính … đầu tư

kinh doanh buôn bán qua kênh internet, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch… tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ NHĐT.

- Chính phủ hoàn thiện bộ máy quản lý về thương mại điện tử, đào tạo những cán bộ quản lý có trình độ, có phẩm chất đạo đức, đủ sức quản lý một lĩnh vực mới mẻ, khó và phức tạp hiện nay. Đồng thời, Chính phủ phải huy động hết các phương tiện truyền thông nhằm quảng bá rộng rãi, để quần chúng nhân dân hiểu hơn về thương mại điện tử và tích cực tham gia hoạt động này.

- Chính phủ phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và internet. Thực hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền internet và giảm thiểu cước phí…, tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hàng ngày cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chính phủ phải ban hành các quy định, tăng cường các biện pháp bảo

đảm an ninh và bảo mật, phát hiện các tiềm ẩn rủi ro từ bên trong cũng như bên ngoài, từ đó chủ động ngăn chặn và hạn chế tối thiểu những thiệt hại do virus, tin tặc gây ra.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 86)