Tỉ lệ bảo toàn hệ thống của hình dạng kết cấu bên dưới định hình

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá tính dư trong kết cấu cầu ở việt nam (Trang 71)

hình

Như đề cập ở trên, tính dư của kết cấu bên dưới được phân tích có quan hệ mật thiết với tỉ lệ bảo toàn hệ thống, Ru (không tăng cường cốt), Ru (tăng cường cốt), và Rf, mà được định nghĩa như là tỉ lệ của tải trọng tạo ra TTGH hệ thống được phân tích trên với tải trọng tạo ra phá hoại của thành phần đầu tiên. Một

cách cụ thể, Ru (không tăng cường cốt) là tỉ lệ bảo toàn hệ thống đối với TTGH cuối cùng của cột không tăng cường cốt; Ru (tăng cường cốt) là tỉ lệ bảo toàn hệ thống đối với TTGH cuối cùng của cột tăng cường cốt; và Rf là tỉ lệ bảo toàn hệ thống cho TTGH hoạt động [40].

Tính toán cho thấy tỉ lệ bảo toàn hệ thống biến đổi từ 0.17 cho TTGH hoạt động của kết cấu uốn hai cột với cọc sâu trên địa chất mềm đến giá trị 1.80 cho TTGH hệ thống của kết cấu uốn bốn cột tăng cường cốt trên cọc sâu trong địa chất thông thường.

Nhìn chung, kết cấu uốn bốn cột cho tỉ lệ bảo toàn cao hơn kết cấu uốn hai cột mặc dù sự so sánh trực tiếp là khó mà thực hiện bởi vì chiều cao và chiều rộng cột là khác nhau. Tuy nhiên, với sự so sánh kết cấu cột thấp có chiều cao như nhau (3.5m cho kết cấu uốn bốn cột và 4m cho kết cấu uốn hai cột), thì nhìn chung tỉ lệ bảo toàn kết cấu uốn bốn cột chỉ cao hơn một ít. Đối với cột không tăng cường cốt, sự khác nhau giữa tỉ lệ bảo toàn của kết cấu uốn hai cột và kết cấu uốn bốn cột biến đổi từ 0.02 đến 0.09. Với cột tăng cường cốt, kết cấu uốn hai cột đưa ra tỉ lệ bảo toàn cao hơn kết cấu uốn bốn cột với móng bè (1.50 so sánh với 1.36). Đối với các kiểu móng khác, kết cấu uốn bốn cột tạo ra tỉ lệ bảo toàn cao hơn lên đến 0.39 cho nhiều cọc trên địa chất mềm. Lý do cho xu hướng bất ổn định này trong kết quả là độ cứng móng khác nhau đã sử dụng cho kết cấu uốn hai cột và kết cấu uốn bốn cột. Độ cứng móng tác động đến sự phân bố tải trọng trên cột khác nhau riêng lẽ phụ thuộc vào độ cứng của cột và của mũ cột.

Kết quả chỉ ra rằng tác động của sự thay đổi trong tính chất vật liệu nhìn chung là ít quan trọng. Ví dụ, đối với kết cấu uốn hai cột tăng cường cốt, cọc sâu trên địa chất cứng, khoảng của tỉ lệ bảo toàn cho các trường hợp trung bình, là từ 1.44 đến 1.55 với giá trị trung bình là 1.50. Đối với kết cấu uốn bốn cột khoảng này là từ 1.54 đến 1.64 với giá trị trung bình là 1.58. Vì vậy, tính chất vật liệu

thay đổi của cốt thép và cường độ bê tông tương ứng từ giá trị trung bình 450Mpa và 27Mpa, sẽ thay đổi tỉ lệ bảo toàn bởi một giá trị lớn nhất là 0.06. Khoảng thay đổi nhỏ này trong tỉ lệ bảo toàn chỉ ra rằng tính dư kết cấu là không nhạy cảm với các thông số cường độ này.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá tính dư trong kết cấu cầu ở việt nam (Trang 71)