Những vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu tính dư

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá tính dư trong kết cấu cầu ở việt nam (Trang 28)

Nghiên cứu tính dư trong thiết kế cầu là một ý tưởng khá mới mẻ được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này vẫn chưa được các nhà khoa học nghiên cứu sâu.

Tiêu chuẩn thiết kế AASHTO [9], [10] đã phác thảo một định dạng diễn giải tính dư và các thông số khác liên quan. Trong quá trình thiết kế sử dụng một “hệ số điều chỉnh tải trọng” R, liên quan đến tính dư của kết cấu.

Theo tiêu chuẩn 22TCN 272-05 [1] có định nghĩa và hướng dẫn cách áp dụng tương tự tiêu chuẩn thiết kế AASHTO – LFRD như trình bày ở trên.

Tuy nhiên, theo các phương pháp trên thì giá trị của R được xác định bằng cách áp dụng trực tiếp chứ không phải bằng quá trình đánh giá điều chỉnh.

Ngoài ra, khó khăn chính trong việc ứng dụng khái niệm tính dư vào thực tế kỹ thuật là thiếu các phương pháp đơn giản mà người thiết kế có thể sử dụng để xác định sự đầy đủ về thiết kế của họ. Tiêu chuẩn AASHTO – 1996 [9] đòi hỏi xem xét đến tính dư khi thiết kế các thành phần công trình cầu thép. Trong tiêu chuẩn này yêu cầu các khoảng ứng suất mỏi cho phép khác nhau đối với các kết cấu có “đường truyền tải không dư” và “dư”. Theo định nghĩa của AASHTO - 1996 [9], [10] “một thành phần có thể được xem là một thành phần đường truyền tải không dư khi một thành phần bị phá hoại thì dẫn đến sự sụp đổ”.

Ngoài ra, tiêu chuẩn còn xem xét tính dư của kết cấu bên dưới theo các điều kiện thiết kế động đất đối với tải trọng ngang. Tiêu chuẩn đề nghị “các hệ số điều chỉnh phản ứng” phụ thuộc vào loại kết cấu và số cột trong một kết cấu uốn.

Các tác giả trên thế giới [40], [42], [48], [49], [57], [53], [59], [61], [62], [65], [74], [75], [83], [86], [87] cũng đã nghiên cứu về các thông số về tính dư thông qua tỷ lệ bảo toàn hệ thống Rn; chỉ số độ tin cậy tương đối ; hệ số tính dư hệ thống s. Tuy nhiên, quy trình đề xuất bởi các tác giả này chưa cho phép xác định một cách trực tiếp tính dư trong kết cấu cầu, nguyên nhân là do các tác giả chưa đưa ra được một lý thuyết hay phương pháp tính cho phép xác định được trực tiếp tải trọng phá hoại tương ứng với TTGH cuối cùng của kết cấu về chịu lực và TTGH của kết cấu về sử dụng. Quy trình xác định tải trọng phá hoại của kết cấu đề xuất bởi các tác giả này chưa xét được đến phá hoại của kết cấu do ảnh hưởng của lực cắt, ngoài ra quá trình tính toán đòi hỏi phải tính lặp nhiều lần.

Ở Việt Nam, khái niệm về tính dư đã đưa vào tiêu chuẩn thiết kế, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu hay phương pháp tính toán nào giúp kĩ sư có thể xác định được mức độ dư của kết cấu, từ đó sử dụng được hệ số tính dư cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá tính dư trong kết cấu cầu ở việt nam (Trang 28)