0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

GIẢM THIỂU CÁC RỦI RO

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 63 -63 )

Đây là yếu tố tác động mạnh thứ ba đối với ý định mua hàng trực tuyến của sinh viên. Trong Thương mại điện tử, người bán và người mua giao tiếp trong thế giới ảo, họ không biết rõ về nhau, không thấy mặt nhau thì làm thế nào để họ tin tưởng mà giao dịch với nhau? Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần đảm bảo sự minh bạch và tin cậy của ba tiêu chí sau:

- Tính rõ ràng: trên trang web thương mại của doanh nghiệp phải đăng tải mọi thông tin về các điều khoản mua bán và khuyến cáo người mua nên đọc kỹ các thông tin này trước khi quyết định mua hàng, đặc biệt là về chính

sách đổi trả sản phẩm, như đã phân tích ở chương trước biến RRSP3 có ảnh hưởng đến ý định mua trực tuyến, sở dĩ sinh viên thường mua những mặt hàng có giá trị không cao, một mặt là do đặc điểm về thu nhập, mặt khác họ vẫn sợ gặp phải vấn đề về sản phẩm và phải đổi trả lại rất phiền phức như hiện nay, vì vậy các công ty nên có chính sách đổi trả hàng nhanh chóng, thuận tiện cho người mua, điều này sẽ giúp nâng cao ý định mua trực tuyến của khách hàng.

- Tính an toàn: như đã phân tích ở chương trước, các biến liên quan đến thanh toán trực tuyến có ảnh hưởng rất lớn đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên, vì vậy các doanh nghiệp nên áp dụng các hình thức giao dịch an toàn để bảo vệ cho người mua. Hiện nay, cách thức được coi là an toàn nhất là “thanh toán tạm giữ” qua các cổng thanh toán trực tuyến (baokim.vn, nganluong.vn, 123pay.vn,...), các cổng này làm trung gian thanh toán, chuyển tiền giữa người mua và người bán tại bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. Cách thức hoạt động của các cổng thanh toán này: đầu tiên người mua sẽ chuyển tiền cho người bán thông qua cổng thanh toán trực tuyến, tuy số tiền này đã được chuyển vào tài khoản của người bán nhưng nó vẫn chưa thể sử dụng được mà sẽ bị sự quản lí của cổng thánh toán, tiếp theo người bán nhận được “thông báo” và sẽ chuyển hàng cho người mua, khi người mua nhận được hàng và kiểm tra hàng đúng chất lượng thì sẽ “phê chuẩn giao dịch”, lúc này người bán sẽ sử dụng được số tiền đó, trường hợp ngược lại nếu món hàng được giao không đúng như đã giao kèo thì người mua có quyền “khiếu nại”, lúc này cổng thanh toán sẽ đứng ra để xử lý.

Nguồn: nganluong.vn

Tuy nhiên, cách thức giao dịch này khá phức tạp, đòi hỏi người mua phải chuyển tiền từ ngân hàng vào cổng thanh toán rồi sau đó mới thực hiện được giao dịch, điều này một phần gây khó khăn cho người mua. Do đó, các doanh nghiệp cần tổ chức các kênh giao dịch đơn giản hơn để bất kỳ người tiêu dùng nào có nhu cầu mua hàng trên mạng đều có thể hiểu và thao tác theo hướng dẫn một cách dễ dàng. Nếu doanh nghiệp có điều kiện, có thể thực hiện chính sách “thanh toán khi nhận hàng”, chính sách này rất phù hợp với thói quen dùng tiền mặt của người Việt. Điều này giúp doanh nghiệp vẫn bán được hàng và tăng cơ hội mở rộng đối tượng giao dịch, khắc phục được yếu tố ngại thanh toán trực tuyến (RRTT1, RRTT2, RRTT3).

- Tính tin cậy: doanh nghiệp phải nỗ lực trong việc đưa thông tin về sản phẩm/ dịch vụ một cách trung thực, chẳng hạn như hình ảnh phải giống với sản phẩm thật, các thông tin về xuất xứ của sản phẩm, thời gian bảo hành, thông số kỹ thuật phải được đảm bảo chính xác và luôn được cập nhật thường xuyên. Ngoài ra, những thông tin về khách hàng, đặc biệt là những thông tin quan trọng như thẻ tín dụng, điện thoại,…phải được bảo mật và tôn trọng, có nghĩa doanh nghiệp không tự ý lưu trữ và bán hay sử dụng trái phép những thông tin này.

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 63 -63 )

×