Thông tin về sử dụng internet

Một phần của tài liệu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học tại thành phố cần thơ (Trang 42)

Bảng 4.2 Thông tin về sử dụng internet

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả 2013

a. Kinh nghiệm sử dụng internet

Theo kết quả khảo sát, số lượng sinh viên sử dụng internet trên 5 năm chiếm hơn 50%, và từ 3 đến 5 năm chiếm đến 26,9%. Có thể thấy, internet từ lâu đã rất quen thuộc với các bạn học sinh, sinh viên không những trong học tập mà còn dần trở thành một thói quen hàng ngày trong cuộc sống.

b. Thời gian sử dụng internet (trung bình/ ngày)

Tần suất sử dụng internet hàng ngày của sinh viên là rất cao, có đến 81,4% sinh viên trong tổng thể sử dụng internet trên 2h trong ngày. Điều này thể hiện rất rõ tầm quan trọng của internet đối với sinh viên. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường của các nhà làm online marketing và có thể thấy sinh viên là đối tượng khách hàng tiềm năng mà các đơn vị kinh doanh trực tuyến nên chú ý đến.

Kinh nghiệm sử dụng internet N = 167 Tỷ lệ (%)

Dưới 1 năm 4 2,4

Từ 1 đến 3 năm 22 13,2

Từ 3 đến 5 năm 45 26,9

Trên 5 năm 96 57,5

Thời gian sử dụng internet (trung bình/ngày) N = 167 Tỷ lệ (%)

Dưới 30 phút 6 3,6

Từ 30 phút đến 2h 25 15,0

Từ 2 đến 4h 62 37,1

Trên 4h 74 44,3

Mục đích sử dụng internet N = 167 Tỷ lệ (%)

Thu thập thông tin (báo, google,...) 137 82,0

Giải trí (game, nhạc, phim, truyện,...) 135 80,8

Giao tiếp với bạn bè (facebook, email,...) 145 86,8

c. Mục đích sử dụng internet

Do đối tượng là học sinh, sinh viên nên việc học là chủ yếu, bên cạnh đó đối tượng này trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện do vậy nhu cầu giao tiếp để tìm hiểu và kết bạn khá cao. Vì thế, phần lớn thời gian trong ngày của sinh viên phân bổ tập trung vào học tập, giải trí và giao tiếp thông qua internet chiếm tỉ lệ rất cao trên 80%. Do đó, các nhà làm marketing có thể tận dụng đặc điểm này thực hiện các chiến lược truyền thông để giới thiệu sản phẩm đến với các khách hàng online một cách có hiệu quả.

Còn hoạt động mua sắm trực tuyến không được thực hiện thường xuyên, chiếm tỷ lệ tương đối thấp 23,4%. Do thu nhập của sinh viên không cao, vì thế khả năng chi tiêu cho việc mua sắm hàng ngày còn hạn chế. Bên cạnh đó, tâm lý nhóm khách hàng này không ưa “mạo hiểm” nên thường thì họ vẫn giữ thói quen mua sắm theo cách truyền thống, bởi hiện tại quyền lợi người tiêu dùng vẫn chưa được pháp luật bảo vệ đến cùng trong lĩnh vực mua bán trực tuyến.

Một phần của tài liệu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học tại thành phố cần thơ (Trang 42)