Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua các

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 90)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

4.2.5Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua các

qua các chỉ tiêu sinh lời

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Khi Công ty hoạt động có hiệu quả thì lợi nhuận càng cao và ngƣợc lại. Nhƣng chỉ căn cứ vào sự tăng giảm lợi nhuận thì chƣa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của Công ty là tốt hay xấu mà phải đặt chỉ tiêu lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với giá trị thực hiện đƣợc, với tài sản, với vốn chủ sở hữu mới có thể biết chính xác hơn hiệu quả hoạt động của Công ty.

Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán ta lập bảng tổng hợp một số chỉ tiêu sinh lời của Công ty trong quý I (2012 – 2014).

Bảng 4.10: Tổng hợp một số chỉ tiêu sinh lời của công ty quý I (2012 – 2014)

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Quý I năm Chênh lệch quý I năm 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 1. Lợi nhuận ròng Triệu đồng (10.455) 1.001 4.286 11.456 3.285 2. Doanh thu thuần Triệu đồng 370.523 296.518 554.861 (74.005) 258.343 3. Tổng tài sản Triệu đồng 652.364 457.383 726.573 (194.981) 269.190 4. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 161.508 180.681 233.729 19.173 53.048

ROS (1/2) % (2,82) 0,34 0,77 3,16 0,43

ROA (1/3) % (1,60) 0,22 0,59 1,82 0,37

ROE (1/4) % (6,47) 0,55 1,83 7,02 1,28

4.2.5.1 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng/ doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu cho biết với 100 đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ suất này mang giá trị dƣơng nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ suất này càng cao thì lãi càng cao và ngƣợc lại.

Qua bảng 4.10 ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu trong quý I năm 2012 của Công ty bị âm 2,82% tức 100 đồng doanh thu bỏ ra thì Công ty bị lổ 2,82 đồng lợi nhuận. Sang quý I năm 2013 tỷ suất này tăng lên 0,34%, tức 100 đồng doanh thu mang lại 0,34 đồng lợi nhuận, tỷ suất này đã tăng 3,16 đồng so với cùng kỳ quý I năm 2012. Trong quý I năm 2014, tỷ suất đạt 0,77% tƣơng ứng với 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra đƣợc 0,77 đồng lợi nhuận, tăng 0,43 đồng so với cùng kỳ quý I năm 2013. Tỷ suất này tăng cho thấy Công ty đã có các biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ. Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu có tăng nhƣng vẫn còn thấp, cần phải đƣợc cải thiện trong tƣơng lai. Công ty cần có các biện pháp để giảm bớt chi phí hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty.

4.2.5.2 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng/ tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản thể hiện khả năng sinh lời của một đồng tài sản đƣợc đầu tƣ, phản ánh hiệu quả của việc quản lý, sử dụng tài sản kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua bảng 4.10 ta thấy trong quý I năm 2012 tỷ suất này bị âm 1,6%, cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thì công ty bị lỗ 1,6 đồng. Sang quý I năm 2013, tỷ suất này tăng lên 0,22% tức 100 đồng tài sản sẽ tạo ra 0,22 đồng doanh thu, tăng 1,82 đồng so với cùng kỳ quý I năm 2012. Trong quý I năm 2014, tỷ suất này lại tiếp tục tăng lên đạt 0,59% tức 100 đồng tài sản đầu tƣ sẽ tạo ra 0,59 đồng lợi nhuận, tăng 0,37 đồng so với cùng kỳ quý I năm 2013. Qua đó cho thấy Công ty đã có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản vì tỷ suất này có chiều hƣớng tăng lên qua quý I các năm.

4.2.5.3 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng/ vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu cho biết với 100 đồng vốn chủ sở hữu của Công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với nhà đầu tƣ vì nó cho thấy khả năng tạo ra lãi của một đồng vốn mà họ đã bỏ ra để đầu tƣ.

Qua bảng 4.10 ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu có sự biến động mạnh qua các năm. Cụ thể trong quý I năm 2012, tỷ suất này cũng

bị âm 6,47%. cho thấy Công ty đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu không đạt hiệu quả làm 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra bị lỗ 6,47 đồng lợi nhuận. Nhƣng đến quý I năm 2013, tỷ suất này đã tăng lên đạt 0,55% tức cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu đƣợc 0,55 đồng lợi nhuận, tăng 7,02 đồng so với cùng kỳ quý I năm 2012. Sang quý I năm 2014, tỷ suất này lại tăng mạnh đạt 1,83%, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu đƣợc 1,83 đồng lợi nhuận, tức tăng 1,28 đồng so với cùng kỳ quý I năm 2013. Tình hình kinh doanh của Công ty đã đạt hiệu quả trở lại, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đã tăng lên cao. Công ty cần có các chính sách để luôn đạt hiệu quả trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn.

Tóm lại, thông qua bảng số liệu 4.10 ta thấy, cả 3 chỉ tiêu ROS, ROA và ROE đều có xu hƣớng tăng lên qua quý I của 3 năm cho thấy đƣợc hiệu quả kinh doanh của Công ty đang có mức tăng trƣởng khá tốt nhƣng cần phải phát huy hơn nữa nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn của Công ty trong tƣơng lai.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA 5.1 NHẬN XÉT CHUNG

5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán

5.1.1.1 Ưu điểm

Bộ máy kế toán của Công ty đƣợc tổ chức theo mô hình tập trung. Hình thức này đảm bảo đƣợc việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho việc quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của Công ty.

Công ty áp dụng đầy đủ các tài khoản kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính và các thông tin sửa đổi bổ sung. Để phù hợp với tình hình và đặc điểm của Công ty, kế toán còn mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3 nhằm phản ánh một cách chi tiết, cụ thể tình hình hoạt động thực tế của Công ty. Qua đó các thông tin kế toán đƣợc phản ánh đầy đủ, rõ ràng theo từng tài khoản, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc theo dõi tình hình phát sinh của từng tài khoản trong kỳ một cách chi tiết, đảm bảo cung cấp thông tin tài chính đầy đủ, chính xác, nhanh chóng hỗ trợ cho công tác kế toán quản trị tại Công ty.

Việc áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ tại Công ty đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh đúng theo biểu mẫu quy định và trình tự ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ lên từng tài khoản cũng nhƣ việc thực hiện các báo cáo tài chính đều tuân theo đúng với các quy định của Bộ tài chính.

Hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán đều tuân thủ đúng với các quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành. Các tài khoản phát sinh tại Công ty đều đƣợc ghi chép và theo dõi trên từng sổ sách riêng và đƣợc lƣu trữ cận thận.

5.1.1.2 Nhược điểm

Công ty áp dụng phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ nhƣng khi phản ánh giá vốn thì Công ty lại không hạch toán vào tài khoản 631 mà lại hạch toán vào tài khoản 155 (theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi xuất thành phẩm Công ty không sử dụng phiếu xuất kho mà sử dụng biên bản xuất thành phẩm.

Một số chứng từ không ghi đầy đủ thông tin cũng nhƣ họ tên và chữ ký. Tuy nhiên nó không ảnh hƣởng đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà chỉ làm giảm đi tính đầy đủ của chúng từ. Cụ thể:

- Hóa đơn GTGT số 0002206 (phụ lục 1.1) không có đầy đủ thông tin của khách hàng nhƣ số điện thoai, số tài khoản.

- Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho số 0002206 (phụ lục 1.2) kế toán trƣởng và thủ trƣởng đơn vị không có ký tên cũng không có ghi rõ họ tên.

- Biên bản xuất thành phẩm không ghi rõ họ tên của lãnh đạo và thủ kho.

5.1.2 Nhận xét về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong quý I (2012 – 2014) ta thấy mặc dù doanh thu bán hàng có sự biến động tăng giảm qua các kỳ nhƣng nhìn chung đang diễn biến theo hƣớng tích cực, chi phí của Công ty cũng đã đƣợc kiểm soát tốt hơn.

Lợi nhuận sau thuế của Công ty trong quý I (2012 – 2014) có sự biến động tăng trong quý I các năm. Mặc dù quý I năm 2012 Công ty bị lỗ 10.455 triệu đồng, nhƣng đến quý I năm 2013 lợi nhuận này đã tăng lên đạt 1.001 triệu đồng, tăng 11.457 triệu đồng tƣơng tăng 109,57% so với quý I năm 2012. Sang quý I năm 2014 lợi nhuận này lại tăng mạnh đạt 4.286 triệu đồng tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ quý I năm 2013. Đây là tín hiệu đáng mừng cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Để đạt đƣợc kết quả cao nhƣ vậy là do ban lãnh đạo Công ty đã không ngừng nắm bắt thông tin, tìm hiểu thị trƣờng để đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh phù hợp, tìm kiếm khách hàng mới, nâng cao chất lƣợng và số lƣợng sản phẩm mới, ngày càng nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trƣờng.

Tình hình kinh doanh của Công ty trong quý I (2012 -2014) bên cạnh những mặt đạt đƣợc vẫn còn tồn tại những nhƣợc điểm cần khắc phục.

Giá vốn hàng bán còn cao do nguồn nguyên liệu tôm đầu vào tăng do dịch bệnh dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Công ty chƣa kiểm soát đƣợc khoản chi phí này nên trong doanh thu thuần mà Công ty thu đƣợc thì giá vốn hàng bán còn chiếm tỷ trọng cao làm lãi gộp ở mức thấp, ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Công ty.

Bên cạnh đó, hiện nay trong Tỉnh có nhiều Công ty thủy sản khác nên gặp khó khăn trong việc thu mua nguồn nguyên liệu nên đôi khi Công ty phải mua nguyên liệu từ những nơi khác.

Những quy định về kiểm tra chất lƣợng sản phẩm của các nƣớc xuất khẩu ngày càng gay gắt cũng là một khó khăn mà Công ty phải đối mặt.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Để hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh Công ty cần phát huy những ƣu điểm và khắc phục những hạn chế trong công tác kế toán tại đơn vị.

Công ty nên thống nhất phƣơng pháp hạch toán nhằm đảm bảo tính nhất quán trong việc hạch toán.

Khi xuất hàng đem bán, Công ty cần lập thêm phiếu xuất kho và in đầy đủ các phiếu xuất kho quy định.

Trên các chứng từ cần bổ sung đầy đủ các thông tin, họ tên, chữ ký nhằm đảm bảo tính đầy đủ và hợp lý của chứng từ.

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DOANH

5.3.1 Giải pháp tăng doanh thu

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, muốn tăng lợi nhuận thì phải tăng doanh thu, muốn tăng doanh thu thì phải tăng sản lƣợng tiêu thụ nghĩa là Công ty phải tăng sản lƣợng bán ra. Ngoài ra cũng có thể tăng giá bán sản phẩm để tăng doanh thu.

- Công ty nên duy trì, cũng cố mối quan hệ hợp tác với các khách hàng thân thiết, đƣa ra những chính sách ƣu đãi về giá cho những khách hàng lâu dài của Công ty, giữ vững uy tín đối với khách hàng nhƣ giao hàng đúng chất lƣợng, số lƣợng đúng loại, đúng thời gian và những quy định khác trong hợp đồng. Đồng thời tích cực tìm kiếm khách hàng mới với giá cả hợp lý, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm nhằm làm tăng doanh số bán cho Công ty.

- Nâng cao chất lƣợng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh, tổ chức quản lý chặt chẽ việc phân công kiểm soát phát hiện kịp thời những sản phẩm, hàng hóa kém chất lƣợng nhằm nâng cao uy tín của Công ty.

- Tăng cƣờng quảng bá sản phẩm của Công ty thông qua các kỳ hội chợ thƣơng mại, triển lãm qua đó có thể cung cấp thêm thông tin cho khách hàng về các sản phẩm của Công ty. Cần đƣa ra những sản phẩm mới, đa dạng về mẫu mã đáp ứng với thị hiếu của khách hàng góp phần nâng cao doanh thu cho Công ty.

5.3.2 Giải pháp giảm chi phí

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, ngoài việc đƣa ra các chính sách nhằm làm tăng doanh thu thì việc kiểm soát tốt chi phí cũng là một vấn đề quan trọng đƣợc công ty quan tâm.

- Ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào bằng cách liên kết với những ngƣời nuôi tôm để tăng cƣờng nguồn nguyên liệu hoặc mở rộng thêm các khu nuôi tôm của riêng Công ty để Công ty có thể chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu đầu vào với giá thấp nhằm tránh tình trạng giá nguyên liệu tăng đột biến do khan hiếm nguồn nguyên liệu.

- Thƣờng xuyên nâng cao tay nghề của công nhân bằng cách mở các buổi tập huấn, kiểm tra tay nghề của công nhân để nhằm giảm bớt các khoản tiêu hao nguyên liệu không đáng có. Đồng thời xây dựng ý thức của ngƣời lao động, thƣờng xuyên nhắc nhở, tổ chức thực hiện tiết kiệm trong sản xuất, tránh lãng phí của công.

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất không những góp phần nâng cao sản lƣợng chế biến mà còn làm giảm chi phí nhân công, chi phí nhiên liệu,… cho Công ty.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta là Công ty chuyên chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Công ty đã đạt đƣợc nhiều thành công trong điều kiện xuất khẩu tôm còn gặp nhiều khó khăn và đào tạo đƣợc đội ngũ cán bộ nhân viên giàu năng lực, có trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc. Trong suốt thời gian dài hoạt động, Công ty đã không ngừng phấn đấu, tạo dựng đƣợc uy tín và từng bƣớc khẳng định vị thế của mình trong ngành xuất khẩu thủy sản.

Qua đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Công ty cho thấy công tác kế toán đƣợc tổ chức phù hợp với quy mô hoạt động. đƣợc quản lý chặt chẽ, có hệ thống dƣới sự lãnh đạo của kế toán trƣởng. Công ty đã vận dụng chế độ kế toán một cách phù hợp, kịp thời những nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, hỗ trợ cho việc ra quyết định của cấp lãnh đạo.

Qua phân tích kết hoạt động kinh doanh của Công ty trong quý I (2012 – 2014) ta thấy tình hình hoat động kinh doanh của Công ty phát triển theo chiều hƣớng tốt và đạt đƣợc kết quả đáng phấn khởi. Quý I năm 2012, lợi nhuận sau thuế bị âm 10.456 triệu đồng. Tuy nhiên sang quý I năm 2013 lợi nhuận này đã đạt 1.001 triệu đồng . Đến quý I năm 2014 con số này lại tăng lên đạt 4.286 triệu đồng, tăng 3.285 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 328,17% so với cùng kỳ quý I năm 2013. Đây là một biểu hiện tốt cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty ngày càng đạt hiệu quả cao.

Qua đó cho thấy Công ty đã không ngừng phát triển lớn mạnh, hiệu quả hoạt động kinh doanh từng bƣớc đƣợc nâng cao, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho ngƣời lao động và đóng góp một phần lớn trong việc phát triển kinh tế cho tỉnh nhà nói riêng và ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung.

6.2 KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 90)