4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển
3.1.1 Khái quát sơ lƣợc về công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA Tên tiếng anh: SAO TA FOODS JOINT STOCK COMPANY Tên thƣơng mại: FIMEX VN
Biểu tƣợng (logo) công ty:
Vốn điều lệ: 130.000.000.000 đồng (một trăm ba mƣơi tỷ đồng chẳn). Lĩnh vực hoạt động: chế biến và xuất khẩu.
Trụ sở chính: Km 2132, Quốc lộ 1A, Phƣờng 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Điện thoại: (+84) 79.3.822.223 - 3.822.203 Fax: (+84) 79.3.822.122 - 3.825.665
Email: fimexvn@hcm.vnn.vn, info@fimexvn.com, fimexvn@vnn.vn Website: www.fimexvn.com
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 2200208753 cấp lần đầu ngày 19/12/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 09/08/2013 do Sở Kế hoạch - Đầu tƣ Tỉnh Sóc Trăng cấp.
Hệ thống quản lý chất lƣợng: HACCP, BRC - 2005, ISO 9001:2000, ISO 14001:2004, OHSAS 18001, ACC, HALAL.
Sản phẩm: Tôm đông lạnh các loại.
* Các chi nhánh trực thuộc:
- Xí nghiệp thủy sản Sao Ta: Số 89, Quốc lộ 1A, Phƣờng 2, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.
- Xí nghiệp thủy sản An Nam: Số 95, Quốc lộ 1A, Phƣờng 2, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.
- Nhà máy thực phẩm An San: Lô B, Khu công nghiệp An Nghiệp, Tỉnh Sóc Trăng.
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta là một trong những Công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của tỉnh Sóc Trăng, tiền thân là doanh nghiệp 100% vốn Ban Tài chính Quản trị Tỉnh Uỷ Sóc Trăng với vốn cố định khoảng 19 tỷ và vốn lƣu động khoảng 2 tỷ đồng, đi vào hoạt động ngày 03/02/1996 với hoạt động kinh doanh chính là chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu.
Đầu năm 2003, Công ty đƣợc cổ phần hóa với vốn điều lệ ban đầu là 104 tỷ đồng, trong đó sở hữu nhà nƣớc chiếm 77%, công nhân viên và cổ đông bên ngoài chiếm 23%.
Tháng 11/2003, chủ sở hữu quyết định rút vốn điều lệ xuống còn 60 tỷ đồng và cơ cấu sở hữu thay đổi: nhà nƣớc còn 60%, công nhân viên và cổ đông bên ngoài tăng lên 40%.
Tháng 04/2005, chủ sở hữu quyết định giảm tỷ lệ sở hữu từ 60% xuống 49%. Số 11% tƣơng đƣơng 6,6 tỷ đồng đƣợc bán đấu giá vào ngày 09/08/2005 tại văn phòng Sở Tài chính Vật giá tỉnh Sóc Trăng.
Công ty đƣợc tổ chức hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI họp lần thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005.
Ngày 07/12/2006, cổ phiếu Công ty lên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã tên FMC và phần vốn Văn phòng Tỉnh Uỷ Sóc Trăng sở hữu chỉ còn 17.47%.
Tháng 5/2009, cổ phiếu công ty chính thức niêm yết bổ sung 100.000 cổ phiếu, nâng tổng số 8.000.000 cổ phiếu đƣợc niêm yết tại HOUSE, đáp ứng dử điều kiện vốn điều lệ 80 tỷ đồng và tiếp tục niêm yết tại HOUSE theo quy định của luật chứng khoán. Trong năm 2009, Công ty tiếp tục mua 497.630 cổ phiếu quỹ để bình ổn giá cổ phiếu, nâng số lƣợng cổ phiếu quỹ hiện tại của Công ty là 8.000.000 cổ phiếu, đạt 10% vốn điều lệ.
Ngày 18/01/2013, căn cứ vào các văn bản, công văn, nghị quyết và Biên bản họp Hội đồng Quản trị số 01/HĐQT.13 công ty phát hành thêm 5.000.000 cổ phiếu, nâng tổng cổ phiếu của công ty lên 13.000.000 cổ phiếu và nâng vốn điều lệ của công ty lên 130 tỷ đồng.
3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Các mãn hoạt động kinh doanh chính của công ty bao gồm:
- Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản.
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tƣ phục vụ trong ngành chế biến. - Nuôi trồng thủy sản.
- Mua bán lƣơng thực, thực phẩm, nông sản sơ chế. - Kinh doanh bất động sản.
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, ăn uống.
- Gieo trồng, sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa hàng nông sản.
Trong đó, hoạt động kinh doanh chế biến thủy sản xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của công ty. Những sản phẩm chính của công ty gồm có: tôm tƣơi, tôm nobashi, tôm tổm bột, tôm hấp,…
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY 3.3.1 Bộ máy quản lý của Công ty 3.3.1 Bộ máy quản lý của Công ty
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Đại Hội đồng cổ đông
Ban Tổng giám đốc
Ban Kiểm soát
Xƣởng Cơ Điện Phòng Kinh doanh Phòng Tài Chính Phòng quản lý chất lƣợng Xƣởng Chế Biến Phòng Nội Vụ Nhà máy thực phẩm An San Hội đồng quản trị
3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty,
quyết định, định hƣớng phát triển ngắn hạn, dài hạn, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hằng năm của công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.
- Hội đồng quản trị: gồm 05 thành viên trong đó 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch và 03 thành viên. Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty. Ban kiểm soát bao gồm 03 thành viên: 01 trƣởng ban và 02 thành viên.
- Ban Tổng Giám đốc: gồm 05 thành viên (Tổng giám đốc và 04 phó tổng giám đốc) và 1 kế toán trƣởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch, quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng cổ đông về trách nhiệm quản lý điều hành Công ty. Các phó tổng giám đốc và Kế toán trƣởng công ty là ngƣời giúp việc cho Tổng giám đốc công ty theo sự phân công.
- Các phòng ban chức năng và bộ phận trực thuộc: các phòng ban chức năng hỗ trợ cho Ban giám đốc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty đƣợc vận hành tốt. Công ty gồm có các phòng ban chức năng và bộ phận trực thuộc nhƣ sau: + Phòng Nội vụ. + Phòng Kinh doanh. + Phòng Tài chính. + Phòng Quản lý Chất lƣợng. + Xƣởng Chế biến. + Xƣởng Cơ điện. + Nhà máy thực phẩm An San.
3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức 3.4.1 Sơ đồ tổ chức
* Sơ đồ bộ máy kế toán
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty
* Chức năng của từng bộ phận
- Kế toán trƣởng: là ngƣời phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo về mọi mặt, giúp lãnh đạo trong việc quản lý, điều hành, tổ chức và chỉ đạo công tác kế toán toàn công ty, nắm bắt các thông tin tài chính và hạch toán kinh tế của công ty, đồng thời là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc lãnh đạo về mọi hoạt động trong công tác kế toán tài chính.
- Kế toán tổng hợp: thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, tổng hợp số liệu của đơn vị kế toán cấp dƣới và từ các cửa hàng cung cấp để lập thành báo cáo tài chính cung cấp cho kế toán trƣởng và Giám đốc công ty duyệt.
- Kế toán vốn bằng tiền: cập nhật chứng từ thu, chi tiền mặt và phân hệ kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay đồng thời quản lý các sổ chi tiết, sổ cái tiền mặt. Lập phiếu thu, chi tiền mặt.
- Kế toán công nợ: mở sổ sách theo dõi, quản lý và hạch toán tình hình thanh toán các khoản công nợ phải thu, phải trả. Báo cáo lại tình hình phải thu của khách hàng để xác định kết quả kinh doanh.
Kế toán trƣởng Kế toán tổng hợp Kế toán công nợ Kế toán ngân hàng Kế toán NVL, CCDC Kế toán vốn bằng tiền Kế toán thành phẩm Kế toán TSCĐ Kế toán tiền lƣơng Thủ quỹ
- Kế toán ngân hàng: theo dõi các khoản vay, các tài khoản tiền gửi của Công ty, đối chiếu sổ sách với ngân hàng.
- Kế toán thành phẩm: kiểm soát nhập xuất tồn kho, phản ánh và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chế biến về mặt số lƣợng, chất lƣợng.
- Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng: Tính lƣơng phải trả cho ngƣời lao động và các khoản trích theo lƣơng theo quy định.
- Kế toán NVL, CCDC: theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ cả về số lƣợng, chất lƣợng, giá trị, tính toán và phân bổ giá trị của vật liệu, CCDC sử dụng vào chi phí sản xuất; thƣờng xuyên đối chiếu số lƣợng trên sổ kế toán với thẻ kho của thủ kho; lập các báo cáo kế toán về vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Kế toán tài sản cố định: tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp các báo cáo kiểm kê định kỳ TSCĐ và các báo cáo các biến động TSCĐ hàng tháng; tính, trích khấu hao TSCĐ và phân bổ giá trị định kỳ hàng tháng.
- Thủ quỹ: bảo quản và thu chi tiền mặt khi có chứng từ hợp lệ. Hằng ngày ghi chép các nghiệp vụ phát sinh vào sổ quỹ tiền mặt, kiểm kê số lƣợng tồn quỹ và đối chiếu với số lƣợng của kế toán thu, chi. Lập báo cáo kết quả tăng, giảm lƣợng tiền trong kỳ cho kế toán trƣởng.
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán
3.4.2.1 Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 26/03/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài Chính.
- Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm; Kỳ kế toán bán niên 6 tháng đầu năm bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 30/06 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND). - Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
3.4.2.2 Hình thức ghi sổ kế toán
Theo quy định của Bộ Tài Chính về hình thức chứng từ ghi sổ nhƣ sau: (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra, đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó đƣợc dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ đƣợc dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi
tiết có liên quan.
(2) Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dƣ của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.
(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các sổ, thẻ chi tiết) đƣợc dùng để lập báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; và số dƣ của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dƣ của từng tài khoản tƣơng ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi chép sổ sách theo hình thức chứng từ ghi sổ
3.4.3 Phƣơng pháp kế toán
- Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Đối với thành phẩm áp dụng phƣơng pháp kiểm kê định kỳ; đối với vật tƣ, công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên.
- Phƣơng pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Đối với thành phẩm áp dụng theo tỷ lệ dựa trên giá bán thực tế; đối với vật tƣ, công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu: áp dụng phƣơng pháp bình quân gia quyền.
- Phƣơng pháp trích khấu hao TSCĐ: theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. - Phƣơng pháp tính thuế GTGT: theo phƣơng pháp khấu trừ.
Chứng từ kế toán
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ CÁI
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ đăng ký CTGS Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2011 – 2013) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 CÔNG TY QUA 3 NĂM (2011 – 2013) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
3.5.1 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2011 – 2013) năm (2011 – 2013)
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn (2011 – 2013) gặp nhiều khó khăn những vẫn có những chuyển biến tốt. Cụ thể, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty đƣợc thể hiện ở bảng 3.1 (trang 34).
Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy năm 2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.548.866 triệu đồng thấp hơn năm 2011 là 369.354 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 19,26%, nguyên nhân là do trong năm 2012 là năm đầy khó khăn đối với Công ty nhất là những tháng đầu năm, giá tôm trên thị trƣờng thế giới giảm đáng kể do tôm nuôi trái vụ ở một số nƣớc Thái Lan, Ấn Độ,… trúng lớn làm ảnh hƣởng đến giá tôm trong nƣớc. Thêm vào đó là sản lƣợng chế biến của Công ty sụt giảm do thiếu nguyên liệu tôm đầu vào làm cho doanh thu bán hàng sụt giảm. Tuy nhiên tới năm 2013, doanh thu của Công ty tăng trở lại, đạt 2.187.409 triệu đồng cao hơn năm 2012 là 638.543 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 41,23%. Doanh thu năm 2013 tăng lên là do tình hình nguồn nguyên liệu tôm đã ổn định hơn trƣớc, giá tôm trên thị trƣờng thế giới tăng lên do tôm nuôi ở một số nƣớc nhƣ Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia bị thiệt hại lớn do dịch bệnh làm cho nguồn cung tôm trên thế giới bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, làm tăng nhu cầu nhập khẩu tôm ở một số nƣớc đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản tăng cao.
Một nguồn thu khác cũng mang lại khoản doanh thu cho Công ty đó là nguồn thu từ hoạt động tài chính. Cụ thể trong năm 2012, doanh thu hoạt động tài chính đạt 8.981 triệu đồng, thấp hơn năm 2011 là 38.286 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 81,00%. Do năm 2012 nền kinh tế khó khăn, các khoản tiền lãi, tiền cho vay, chênh lệch tỷ giá sục giảm mạnh nên làm giảm doanh thu tài chính. Tuy nhiên, tới năm 2013 doanh thu tài chính tăng nhẹ trở lại đạt 11.314 triệu đồng cao hơn năm 2012 là 2.333 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 25,98%. Qua đó cho thấy công ty đã có các chính sách nhằm tăng cƣờng hoạt động tài chính nhằm làm tăng thêm thu nhập cho Công ty.
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2011 – 2013)
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2011 – 2013)
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch năm
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % 1. DT bán hàng và CCDV 1.918.220 1.548.866 2.187.409 (369.354) (19,26) 638.543 41,23 2. Các khoản giảm trừ 19.044 12.792 3.016 (6.252) (32,83) (9.776) (76,42) 3. DT thuần về BH và CCDV 1.899.176 1.536.074 2.184.393 (363.102) (19,12) 648.319 42,21 4. Giá vốn hàng bán 1.782.395 1.435.105 2.050.790 (347.290) (19,48) 615.685 42,90 5. LN gộp về BH và CCDV 116.781 100.969 133.603 (15.812) (13,54) 32.634 32,32