Phân tích tình hình chi phí của công ty trong quý I (2012 – 2014)

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 80)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

4.2.2 Phân tích tình hình chi phí của công ty trong quý I (2012 – 2014)

1.369 triệu đồng, trong đó khoản thu từ lãi tiền gửi chiếm 949 triệu đồng trong tổng doanh thu tài chính, tăng 1.313 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 2.344% so với cùng kỳ quý I năm 2013, nguyên nhân là do tình hình kinh doanh của Công ty đã ổn định hơn trƣớc, các nguồn thu từ khách hàng tăng lên làm tăng tiền gửi nên lãi tiền gửi cũng đã tăng lên.

4.2.1.3 Phân tích thu nhập khác

Thu nhập khác là những khoản thu không thƣờng xuyên phát sinh tại Công ty chủ yếu là các khoản thu từ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ và khoản thu từ phạt vi phạm hợp đồng. Qua bảng số liệu 4.7 ta thấy trong quý I năm 2012, thu nhập khác đạt 6 triệu đồng, sang quý I năm 2013, thu nhập khác tăng cao đạt 636 triệu đồng tăng 630 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 105% so với cùng kỳ quý I năm 2012. Do đầu năm Công ty trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật để tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm phục vụ cho việc kinh doanh nên khoản thu từ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ tăng cao. Sang quý I năm 2014, công ty không có phát sinh khoản thu này.

4.2.2 Phân tích tình hình chi phí của Công ty trong quý I (2012 – 2014) 2014)

Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận thì ngoài việc thực hiện các giải pháp làm tăng doanh thu thì vấn đề kiểm soát tốt chi phí vẫn đƣợc đặt lên hàng đầu. Quản lý tốt các khoản chi phí giúp Công ty sử dụng chi phí một cách hợp lý, giảm thiểu tối đa các khoản chi phí không cần thiết phát sinh. Quan sát bảng 4.8 (trang 66) để thấy rõ hơn về tình hình biến động của các khoản chi phí tại Công ty.

Bảng 4.8: Tổng hợp chi phí của Công ty trong quý I (2012 – 2014)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Quý I năm Chênh lệch quý I năm

2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % 1. CP giá vốn hàng bán 352.042 92,01 278.022 93,88 530.210 96,27 (74.020) (21,03) 252.188 90,71 2. CP hoạt động tài chính 14.269 3,73 1.764 0,60 3.116 0,57 (12.505) (87,64) 1.352 9,48 3. CP bán hàng 10.713 2,80 10.784 3,64 11.272 2,05 71 0,66 488 4,53 4. CP QLDN 5.582 1,46 5.415 1,83 6.137 1,11 (167) (2,99) 722 13,33 5. CP khác - - 142 0,05 - - 142 100,00 - - Tổng chi phí 382.606 100,00 296.127 100,00 550.735 100,00 (86.479) 22,60 254.608 85,98

Qua bảng số liệu 4.8 ta thấy khoản mục chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 92% trong tổng chi phí của Công ty, các khoản mục chi phí khác chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp trong tổng chi phí. Cụ thể:

Trong quý I năm 2012, tổng chi phí đạt 382.606 triệu đồng trong đó chi phí giá vốn hàng bán chiếm 352.042 triệu đồng, tƣơng ứng 92,01% trong tổng chi phí. Trong khi đó thì chi phí tài chính chỉ chiếm 3,73%, chi phí bán hàng chiếm 2,80% và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 1,46% trong tổng chi phí. Sang quý I năm 2013, tổng chi phí của Công ty đã giảm xuống chỉ còn 296.127 triệu giảm 86.479 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 22,60% so với cùng kỳ quý I năm 2012. Mặc dù tổng chi phí sục giảm nhƣng chi phí giá vốn hàng bán vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 93,88% trong tổng chi phí của Công ty. Các khoản mục chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ lần lƣợc là 0,60%, 3,64%, 1,83% và 0,05% trong tổng chi phí của Công ty..

Đến quý I năm 2014, tổng chi phí của công ty tăng mạnh đáng kể đạt 550.735 triệu đồng tăng 254.608 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 85,98% so với cùng kỳ quý I năm 2013. Trong đó, chi phí giá vốn hàng bán chiếm 96,27% vẫn là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của Công ty. Các khoản mục chi phí khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ cụ thể chi phí tài chính chiếm 0,57%, chi phí bán hàng chiếm 2,05% và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 1,11% trong tổng chi phí.

4.2.2.1 Phân tích chi phí giá vốn hàng bán

343.304 8.738 266.107 11.915 518.906 11.304 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000

Quý I/2012 Quý I/2013 Quý I/2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Giá vốn xuất khẩu Giá vốn nội địa

Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty quý I (2012 – 2014):

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện chi phí giá vốn hàng bán của công ty trong quý I (2012 - 2014)

Quan sát bảng 4.8 kết hợp với hình 4.3 ta thấy giá vốn hàng bán có sự biến động tăng giảm trong quý I qua các năm. Nguyên nhân của sự biến động trên là do sản lƣợng sản xuất ra và tiêu thụ khác nhau. Mặt khác còn do ảnh hƣởng của giá nguyên liệu đầu vào và đơn đặt hàng của khách hàng.

Cụ thể, trong quý I năm 2012 giá vốn hàng bán đạt 352.402 triệu đồng, sang quý I năm 2013 chi phí này giảm chỉ còn 278.022 triệu đồng, giảm 74.020 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 21,03%. Trong quý I năm 2012, giá vốn tăng cao là do tôm nuôi bị dịch bệnh trầm trọng dẫn đến nguồn tôm nguyên liệu khan hiếm đã khiến giá tôm nguyên liệu giữ giá khá cao so với giá tôm thành phẩm nên làm tăng giá vốn. Đến quý I năm 2013, do vẫn còn khó khăn, tình hình dịch bệnh tôm vẫn còn tiềm ẩn, nên Công ty không dám ký kết các hợp đồng lớn làm giảm sản lƣợng tiêu thụ nên giá vốn cũng giảm theo. Sang quý I năm 2014, giá vốn hàng bán tăng mạnh đạt 530.210 triệu đồng tăng 252.188 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 90,71% so với cùng kỳ quý I năm 2013. Nhờ chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu đầu vào nên sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ đều tăng đáng kể, nhu cầu nhập khẩu tôm từ thị trƣờng thế giới tăng cao do nguồn cung ứng từ các nƣớc trong khu vực giảm mạnh do dịch bệnh bùng phát nên tình hình tiêu thụ của Công ty đạt kết quả cao làm tăng chi phí giá vốn hàng bán.

4.2.2.2 Phân tích chi phí hoạt động tài chính

Chi phí hoạt động tài chính của công ty chủ yếu phát sinh từ chi phí trả lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá. Trong đó chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí tài chính của Công ty.

14.269 1.764 3.116 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000

Quý I/2012 Quý I/2013 Quý I/2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chi phí hoạt động TC

Nguồn:Tổng hợp các báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong quý I (2012 – 2014)

Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện chi phí hoạt động tài chính của Công ty trong quý I (2012 – 2014)

Qua bảng số liệu 4.8 kết hợp với hình 4.5 ta thấy chi phí hoạt động tài chính của Công ty có sự biến động mạnh trong quý I của các năm, chủ yếu là sự biến động của chi phí lãi vay. Do ảnh hƣởng lạm phát năm 2011, nên bƣớc sang quý I năm 2012, Công ty gặp nhiều khó khăn, chi phí hoạt động tài chính tăng cao đạt 14.269 triệu đồng, trong đó lãi tiền vay chiếm 12.752 triệu đồng, nguyên nhân là do Công ty rơi vào tình trạng thiếu vốn nên phải huy động các khoản vay từ ngân hàng để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Sang quý I năm 2013 chi phí này đã giảm mạnh chỉ còn 1.764 triệu đồng, thấp hơn quý I năm 2012 là 12.505 triệu đồng tƣơng giảm 87,64%, do tình hình kinh doanh ổn định hơn nên đã thanh toán đƣợc các khoản nợ vay ngân hàng làm giảm việc trả lãi vay. Trong quý I năm 2014 khoản chi phí này lại tăng lên đạt 3.116 triệu đồng tăng 1.352 triệu đồng tƣơng ứng tăng 9,48%, sự gia tăng nhƣ vậy chủ yếu là do sự gia tăng của chi phí lãi vay chiếm 3.104 triệu đồng, Công ty vay vốn để mở rộng vùng nuôi tôm nguyên liệu phục vụ cho công ty nên đã làm tăng khoản mục chi phí này.

4.2.2.3 Phân tích chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng của Công ty bao gồm các khoản chi phí nhân viên bán hàng, chi phí nhiên liệu sửa chữa, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động bán hàng của Công ty.

Qua bảng số liệu 4.8 ta thấy chi phí bán hàng là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng tƣơng đối nhỏ trong tổng chi phí cụ thể trong quý I năm 2012 chiếm 2,8%, quý I năm 2013 chiếm 3,64% và quý I năm 2014 chiếm 2,05% trong tổng chi phí của Công ty. Khoản mục chi phí này cũng có sự biến động nhẹ qua quý I các năm. Cụ thể, quý I năm 2013 khoản mục chi phí này tăng nhẹ đạt 10.784 triệu đồng, cao hơn quý I năm 2012 là 71 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 0,66% nguyên nhân là do ảnh hƣởng của lạm phát các khoản chi phí đầu vào nhƣ chi phí nhân công, chi phí nhiên liệu, sửa chữa, chi phí xăng, dầu… đều tăng lên làm tăng chi phí bán hàng. Sang quý I năm 2014, khoản chi phí này lại tăng lên đạt 11.272 triệu đồng, tăng 488 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 4,53% so với cùng kỳ quý I năm 2013, nguyên nhân là do Công ty đã khai thác hết tiềm năng của bộ phận bán hàng và kinh doanh có hiệu quả nên làm tăng khoản mục chi phí này.

4.2.2.4 Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao và các khoản chi phí khác phục vụ cho bộ phận quản lý của Công ty.

Qua bảng số liệu 4.8 ta thấy khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí và tƣơng đối ổn định trong quý I của các năm. Cụ thể quý I năm 2012 chiếm 1,46%, quý I năm 2013 chiếm 1,83% và quý I năm 2014 chiếm 1,11% trong tổng chi phí của Công ty. Trong quý I năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 5.582 triệu đồng, sang quý I năm 2013 chi phí này đạt 5.415 triệu đồng, giảm 167 triệu đồng tƣơng ứng giảm 2,99% so với cùng kỳ quý I năm 2012. Chi phí giảm chứng tỏ Công ty đã kiểm soát tốt các khoản chi phí, cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết nhằm tăng hiệu quả hoạt động. Sang quý I năm 2014, chi phí này đạt 6.137 triệu đồng, tăng 722 triệu đồng tƣơng đƣơng 13,33% so với cùng kỳ quý I năm 2013. Nguyên nhân tăng chi phí là do tình hình kinh doanh của Công ty đạt kết quả tốt, Công ty tăng mức hoạt động để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng nên làm tăng khoản mục chi phí này. Tuy nhiên đây là khoản chi phí Công ty có thể kiểm soát đƣợc để phần nào làm giảm tổng chi phí và nâng cao lợi nhuận cho Công ty.

4.2.2.5 Phân tích chi phí khác

Chi phí khác là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng chi phí của Công ty, tình hình biến động của khoản mục chi phí này hầu nhƣ không ảnh hƣởng đến tình hình biến động của tổng chi phí. Chi phí khác chủ yếu là chi phí thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ và các chi phí bị phạt, bồi thƣờng do vi phạm hợp đồng nên khoản mục chi phí này rất ít phát sinh. Cụ thể qua bảng số liệu 4.9 ta thấy trong quý I năm 2012 và năm 2014, khoản mục chi phí này không phát sinh. Trong quý I năm 2013, khoản mục chi phí này đạt 142 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,05% trong tổng chi phí, do đầu năm 2013 công ty tiến hành thanh lý một số TSCĐ để trang bị mới thiết bị, máy móc cho phân xƣởng nhằm làm tăng năng suất, cải tiến mẫu mã, chất lƣợng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng thế giới nên làm tăng khoản chi phí này.

4.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty trong quý I (2012 – 2014)

Phân tích lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của kỳ này so với kỳ trƣớc nhằm thấy đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Lợi nhuận là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp luôn mong đợi, đó chính là thƣớc đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Lợi nhuận của Công ty bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. Thông qua bảng số liệu 4.9 (trang 71) để thấy rõ hơn về tình hình lợi nhuận của Công ty.

Bảng 4.9: Tổng hợp lợi nhuận của Công ty trong quý I (2012 – 2014)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Quý I năm Chênh lệch quý I năm

2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % 1. LN từ hoạt động KD 2.186 2.297 7.242 111 5,08 4.945 215,28 2. LN từ hoạt động TC (12.648) (1.708) (1.747) 10.940 86,50 (39) (2,28) 3. LN khác 6 494 - 488 8.133,33 - - Tổng LN trƣớc thuế (10.456) 1.082 5.495 11.538 110,35 4.413 407,86 LN sau thuế (10.456) 1.001 4.286 11.457 109,57 3.285 318,17

4.1.3.1 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản thu nhập có đƣợc từ doanh thu thuần trừ (-) giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Qua bảng số liệu 4.9 ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đều tăng qua quý I các năm. Cụ thể quý I năm 2013, lợi nhuận này đạt 2.297 triệu đồng, tăng 111 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 5,08%. Sang quý I năm 2014, khoản lợi nhuận này lại tăng mạnh đạt 7.242 triệu đồng, tăng 4.954 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 215,28% so với cùng kỳ quý I năm 2013. Nguyên nhân tăng là do công ty đã chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, nhu cầu nhập khẩu tôm ở các nƣớc tăng cao làm tăng sản lƣợng tiêu thụ của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã có các chính sách kiểm soát chi phí đạt hiệu quả nên tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí làm cho lợi nhuận này tăng lên cao.

4.2.3.2 Lợi nhuận hoạt động tài chính

Đây là khoản lợi nhuận sau khi lấy doanh thu tài chính trừ đi chi phí tài chính. Hoạt động tài chính chủ yếu của Công ty là thu lãi tiền gởi và lãi chênh lệch tỷ giá. Qua bảng số liệu 4.9 ta thấy doanh thu tài chính trong quý I các năm luôn thấp hơn chi phí tài chính nên dẫn đến lợi nhuận tài chính của Công ty luôn bị âm.

Cụ thể quý I năm 2012, lợi nhuận tài chính bị âm 12.648 triệu đồng, bị âm cao hơn rất nhiều so với quý I năm 2013 và năm 2014. Quý I năm 2013 lợi nhuận âm 1.708 triệu đồng và quý I năm 2014 lợi nhuận này âm 1.747 triệu đồng. Qua đó cho thấy sự chuyển biến tốt của lợi nhuận tài chính. Bƣớc sang quý I năm 2013 Công ty kinh doanh có hiệu quả trả đƣợc các khoản lãi vay, giảm bớt phần nào chi phí trả lãi. Công ty nên chú trọng hơn về chi phí tài chính, cần kiểm soát tốt các khoản chi phí này nhằm làm tăng tổng lợi nhuận của Công ty.

4.1.3.3 Lợi nhuận khác

Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch từ thu nhập khác và chi phí khác. Thu nhập khác của Công ty chủ yếu là các khoản thu từ thanh lý, nhƣợng bán tài sản và các khoản thu từ vi phạm hợp đồng.

Qua bảng số liệu 4.9 ta thấy lợi nhuận này không ổn định trong quý I của các năm. Cụ thể, quý I năm 2012 chỉ đạt 6 triệu đồng, sang quý I năm 2013, lợi nhuận này tăng cao đạt 494 triệu đồng tăng 488 triệu đồng so với cùng kỳ quý I năm 2012 do đầu năm 2013 Công ty có trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật để tiết kiệm chi phí, tăng năng suất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)