Nhu cầu sử dụng đất và nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trong gia

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 81)

3.4.2.1. Định hướng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất

a. Định hướng sử dụng đất trong thời gian tới

- Đất nông nghiệp: Đất trồng lúa có xu hướng giảm dần trong những năm tới do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất nuôi trồng thủy sản và đất phi nông nghiệp.

- Đất phi nông nghiệp: Huyện Thanh Trì là địa bàn chịu tác động trực tiếp của quá trình đô thị hóa nên trong những năm tới đất phi nông nghiệp của huyện có xu hướng tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển đô thị, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Định hướng sử dụng đất từng loại đất cụ thể như sau:

+ Đất ở: Hình thành các khu đô thị, các khu đấu giá quyền sử dụng đất, các khu vực đất ở mới sẽ được quy hoạch theo hướng đồng bộ đảm bảo giao thông, cấp thoát nước và các dịch vụ khác thuận tiện đáp ứng ngày càng cao đời sống của nhân dân. Các trung tâm cụm xã được quy hoạch tạo thành những trung tâm kinh tế, tạo động lực cho phát triển chung của toàn huyện.

+ Đất chuyên dùng: Diện tích sẽ tăng thêm đủ đểđáp ứng cho nhu cầu của các ngành, các lĩnh vực. Trong đó, tăng lên chủ yếu vào các mục đích: Khu công nghiệp tập trung, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ - du lịch – thương mại và các mục

đích công cộng... Trong thời kỳ tới sẽ tập trung tối đa để khai thác các lợi thế, tiềm năng trong nông nghiệp, lao động, tài nguyên đất đai của huyện, cần phát triển trước hết là công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

+ Đất chưa sử dụng trong những năm tới sẽ tập trung đầu tư, cải tạo để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng ở các mục đích khác nhau. Đối với đất bằng chưa sử dụng ở

khu vực có điều kiện chủđộng về tưới tiêu sẽđược chuyển sang chủ yếu vào đất trồng lúa còn lại là đất trồng cây hàng năm còn lại.

b. Nhu cầu sử dụng đất trong giai đoạn tới

- Đất nông nghiệp đến năm 2020 giảm khoảng từ 1.650 ha đến 1.750 ha do chuyển sang sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu đô thị hóa nhanh trên địa bàn huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73

- Đất phi nông nghiệp đến năm 2020 tăng khoảng 4.450 ha đến 4.550 ha (tăng thêm khoảng 20-25% so với năm 2013). Đây là mức gia tăng khá cao so với các quận, huyện khác trong Thành phố, song khả năng đáp ứng cao vì quỹ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng của huyện còn lớn, các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng kết cấu hạ

tầng đáp ứng được yêu cầu và áp lực về sử dụng đất của huyện hiện nay là chưa lớn.

3.4.2.2. Nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn tới

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể

thay thếđược của nhiều ngành kinh tế, của nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng ngày càng lớn tới tất cả mọi lĩnh vực đời sống, dân sinh, kinh tế, chính trị, xã hội. Chính vì vậy, quan điểm đầu tiên đối với việc sử dụng đất của huyện Thanh Trì là phải khai thác triệt

để hiệu quả quỹ đất hiện có, phù hợp với tiềm năng đất đai, vị trí địa lý... và tạo nên cầu nối giữa các khu vực nội thành với nhau nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của Thành phốđã và sẽ lấy đi những diện tích đất nông nghiệp rộng lớn của các chủ sử dụng đất tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đây là xu hướng tất yếu đối với những địa bàn có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh đặc biệt là những khu vực có vị trí thuận lợi như huyện Thanh Trì. Sự tác động này có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển nhanh, mạnh; đưa đời sống của người dân ngày một đi lên. Tuy nhiên, cần cân đối và luận chứng chặt chẽ khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp phải đảm bảo đời sống, công ăn việc làm của người dân bị mất đất sản xuất và an ninh lương thực trên địa bàn huyện.

Đất là nhân tố quan trọng hợp thành lên môi trường sống đồng thời trong nhiều trường hợp đất là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển hay hủy diệt các nhân tố

khác của môi trường. Vì vậy, việc khai thác sử dụng đất phải đi đôi với việc bảo vệ

môi trường đất để sử dụng ổn định, lâu dài và bền vững. Khi sử dụng đất cho ngành sản xuất công nghiệp – dịch vụ cần xác định các phân khu chức năng, loại hình công nghiệp – dịch vụ, tính độc hại của các chất thải để bố trí cho phù hợp với môi trường xung quanh và để có biện pháp xử lý các chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm đất, phá hủy sự cân bằng trong hệ sinh thái đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74

Vì vậy, việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải cẩn trọng để đảm bảo việc sử dụng đất phù hợp, hiệu quảđể tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân nhưng phải sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và ổn định lâu dài. Gắn liền với việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp với việc đào tạo nhân lực, ưu tiên lao động tại chỗ và đảm bảo nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý đất đai.

Theo Quy hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Trì thì đến năm 2020, kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất cụ thể như sau:

- Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 1.368,15 ha. Trong đó: + Đất trồng lúa: 1.012,06 ha;

+ Đất trồng cây hàng năm: 147,49 ha; + Đất trồng cây lâu năm: 7,46 ha; + Đất nuôi trồng thủy sản: 201,14 ha.

Diện tích chuyển mục đích sử dụng tập trung nhiều ở các xã có kế hoạch phát triển cụm công nghiệp và đô thị hóa mạnh như: Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tả Thanh Oai, Ngọc Hồi, Liên Ninh.

3.4.3. Đề xut mt s gii pháp s dng đất nông nghip xen kt trên địa bàn huyn Thanh Trì Thanh Trì

Qua kết quả nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì và kết quả điều tra tại 05 khu đất nông nghiệp xen kẹt tại các xã Tân Triều, Tam Hiệp, Hữu Hòa, Liên Ninh và Thanh Liệt cho thấy còn tồn tại tập trung tại các nội dung: hiện trạng khu đất nông nghiệp xen kẹt có mức độ ảnh hưởng tới việc sản xuất nông nghiệp trên đất, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, an ninh trật tự xã hội và nhận thức của người dân. Từ đó, đề ra một số giải pháp như sau:

3.4.3.1. Giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật vềđất đai

- Chính phủ cần hoàn thiện các văn bản pháp luật có tính chuyên sâu; chỉ đạo các Bộ, Ngành, địa phương kiểm điểm trách nhiệm của mình trong việc quản lý và sử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75

- UBND thành phố Hà Nội cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các Nghịđịnh, Thông tư của Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt;

- UBND các cấp cần nhanh chóng phổ biến, tập huấn cho các cán bộ quản lý khi có văn bản, chính sách pháp luật mới để có thể nắm bắt kịp thời và thực hiện tốt hơn.

3.4.3.2. Giải pháp về tăng cường công tác quản lý Nhà nước vềđất đai

- UBND huyện Thanh Trì cần xây dựng quy hoạch tổng thể về sử dụng đất đai dài hạn, làm cơ sở cho công tác quản lý và sử dụng đất đai; quy hoạch sử dụng đất để xây dựng các dự án sản xuất kinh doanh, khu đô thị khắc phục tình trạng quy hoạch “treo”.

- UBND huyện cần nắm bắt kịp thời những thông tin, chính sách pháp luật mới từ cấp trên, tập trung chỉ đạo sát sao, có kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác quản lý Nhà nước vềđất đai;

- UBND huyện cần hoàn thiện các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đối với từng dự án cụ thể cần có những biện pháp hạn chế việc thu hồi đất mà phần diện tích ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng nhỏ, không đủ điều kiện xây dựng, để đảm bảo giữa nguồn chi giải phóng mặt bằng thực hiện dự án của các chủđầu tưđồng thời đảm bảo quyền lợi của các hộ dân;

- UBND huyện cần có kế hoạch cụ thể trong công tác quản lý đất đai đối với

đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện; giao trách nhiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phòng Tài nguyên và Môi trường tập trung thực hiện;

- Phòng Tài nguyên và Môi trường cần phân tích, đánh giá và nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện;

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra công tác quản lý đất đai đặc biệt là việc chỉnh lý, cập nhật biến động sử dụng đất và hoàn thiện hệ thống hồ sơđịa chính tại các xã, thị trấn;

- Xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt;

- Quản lý chặt chẽ đối với việc chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76

3.4.3.3. Giải pháp về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý

- Đội ngũ cán bộ các cấp là những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý Nhà nước vềđất đai. Chất lượng và số lượng cán bộ là yếu tố quyết định đến kết quả

công tác quản lý đất đai. Bởi vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ mạnh về số lượng và tốt về

chất lượng là việc quan tâm hàng đầu;

- Khối lượng công việc của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì là rất lớn nhất là trong thời điểm hiện nay, huyện đang trong quá trình đô thị hóa, nhiều dự án được triển khai thực hiện. Trong khi đội ngũ cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường còn ít người. Vì vậy trong thời gian tới cần bổ sung thêm cán bộ chuyên môn để việc quản lý được thuận lợi hơn.

- UBND huyện tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ, tổ chức đối thoại trực tiếp với các chuyên gia giàu kinh nghiệp góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

cho cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và các cán bộđịa chính cơ sở, đưa ra hướng giải quyết đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện một cách có hiệu quả.

3.4.3.4. Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật đất đai đối với nhân dân

- UBND huyện đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật vềđất đai nói riêng nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trên địa bàn Huyện. Đây là biện pháp quan trọng để người dân hạn chế tình trạng chuyển nhượng, chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

- Để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai đạt hiệu quả tốt cần được tiến hành trên nhiều phương diện, nhiều hình thức, nhiều phương pháp đối với nhiều đối tượng khác nhau để mọi tổ chức, cá nhân tự giác chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

3.4.3.5. Một số giải pháp cụ thểđể nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì

- Đối với phần diện tích đất nông nghiệp xen kẹt nhỏ lẻ còn lại sau khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, UBND xã tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân hoặc các tổ chức hợp khối. Tuy nhiên cần có những chế tài quy định riêng ưu đãi đối với những trường hợp xin hợp khối, đểđảm bảo sự tương ứng giữa nghĩa vụ tài chính và hiệu quả kinh tế khu đất mang lại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77

Cụ thể, đối với khu đất nằm ở đầu đường Nghiêm Xuân Yêm, bên cạnh Bệnh viện Y học cổ truyền dân tộc, do hệ thống giao thông, thủy lợi không có nên không thể

tiếp tục sản xuất nông nghiệp, mặt khác hình thù thửa đất là hình tam giác nên UBND xã không thể bố trí xây dựng công trình công cộng. UBND xã Thanh Liệt nên đề xuất với Bệnh viện Y học cổ truyền dân tộc mua lại để mở rộng bệnh viện. Tuy nhiên vì diện tích thửa đất đó cũng không nhỏ nên nếu tính theo giá đất quy định của Thành phố tại Quyết định số 51/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND thành phố Hà Nội thì số tiền Bệnh viện Y học cổ truyền phải trả là rất lớn. Vì vậy, để thuận lợi trong việc vận động hợp khối thì UBND xã Thanh Liệt cần có những chế tài quy định riêng

ưu đãi đối với những trường hợp xin hợp khối, đểđảm bảo sự tương ứng giữa nghĩa vụ

tài chính và hiệu quả kinh tế khu đất mang lại.

Để thuận tiện trong việc vận động hợp khối cần có những chế tài về nghĩa vụ tài chính phù hợp để tạo thuận lợi trong việc vận động hợp khối nhỏ lẻ, tránh tình trạng để đất hoang hóa lâu, gây lãng phí đất, ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan đô thị.

- Đối với những khu đất nông nghiệp xen kẹt có diện tích lớn, UBND huyện Thanh Trì tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đưa đất vào sử dụng đúng mục đích, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tránh lãng phí trong sử dụng đất; Lập kế

hoạch sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện; UBND huyện Thanh Trì hoàn thiện thủ tục trình UBND Thành phố cho phép đấu giá các khu đất nông nghiệp xen kẹt, đất chưa sử dụng, đất hoang hóa nhằm tạo nguồn vốn đầu tư vào các cơ sở hạ tầng tại huyện.

Cụ thể:

+ Khu đất xã Hữu Hòa nằm sát cầu Tó, tiếp giáp với khu dân cư, đường Phan Trọng Tuệ và song Nhuệ có thể lập dự án xây dựng khu trung tâm thương mại;

+ Khu đất xã Liên Ninh tiếp giáp với khu công nghiệp Ngọc Hồi có thể lập dự

án mở rộng khu công nghiệp Ngọc Hồi hoặc làm bến xe khách phía Nam.

- Đểđảm bảo công tác quản lý đất đai được chặt chẽ và để tăng nguồn thu cho ngân sách của huyện: Đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trên đất nông nghiệp trái phép và đã xây dựng nhà ở và làm xưởng sản xuất ổn định, lâu dài trước khi Luật đất đai năm 2013 ra đời, UBND huyện Thanh Trì tạo điều kiện cho hộ gia

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78

đình chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và có thu tiền chuyển đổi mục đích một cách hợp lý.

Cụ thể: Đối với khu đất xã Tam Hiệp có nguồn gốc là đất ao, hiện đang cho

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)