Đất nông nghiệp xen kẹt, ảnh hưởng và nguyên nhân

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 32)

1.2.4.1. Ảnh hưởng của đất nông nghiệp xen kẹt

- Vấn đề về sử dụng đất kém hiệu quả:

Do bị cô lập, chia cắt khiến cho các thửa đất nông nghiệp bị xen kẹt thường không có đường vào và hệ thống điện, cấp thoát nước, tưới tiêu. Mùa hạn thì khô, mùa mưa thì nhanh chóng ngập lụt, rất khó khăn trong việc canh tác. Vì vậy mà năng suất rất thấp thậm chí nhiều thửa đã bị bỏ hoang.

- Vấn đề về sử dụng đất không đúng mục đích gây khó khăn trong công tác quản lý:

Các diện tích đất nông nghiệp bị xen kẹt trong các khu dân cư do bị bỏ hoang, không được quản lý nên các chủ thửa đất hay hộ gia đình xung quanh lấn chiếm, sử

dụng vào các mục đích khác như: làm nhà ở, nhà xưởng, bãi tập kết nguyên liệu…dẫn tới hiện trạng không đúng như hồ sơ quản lý đất đai của địa phương.

- Vấn đề về môi trường: Từ ruộng đồng canh tác nông nghiệp trước kia, nay bị

xen kẹt dẫn tới bỏ hoang, trở thành nơi chứa rác thải của cộng đồng dân cư là điều rất thường gặp. Các bãi rác ngay trong khu dân cư nhanh chóng được chất đầy rác, không

được xử lý kịp thời dẫn tới mầm mống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. - Vấn đề về tính minh bạch của thị trường bất động sản: Không còn khả năng canh tác nông nghiệp, nhiều nhà đầu cơ gom toàn bộ diện tích đất này và tìm cách chuyển đổi chúng sang các mục đích phi nông nghiệp khác. Giá đất nông nghiệp rất rẻ

trong khi đó giá đất sau khi đã chuyển đổi sang mục đích khác thì cao hơn rất nhiều.

Điều này sẽ gây thiệt hại lớn cho người nông dân như: mất đất nông nghiệp, mất quyền lợi được hưởng các chính sách bồi thường, hỗ trợ sau này.

- Vấn đề về lao động xã hội: Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, đất nông nghiệp bị xen kẹt dẫn tới bỏ hoang. Người nông dân mất đất và trở nên thất nghiệp. Số

lao động được chuyển đổi sang các ngành nghề khác chưa cao vì nhiều lý do dẫn đến tình trạng dư thừa lao động, an ninh xã hôi không đảm bảo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

1.2.4.2. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp xen kẹt

- Do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa mang tính đồng bộ. Quá trình đô thị

hóa dẫn đến việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang các hình thức sử dụng khác, đất nông nghiệp còn lại không đủđiều kiện canh tác;

- Khi thực hiện dự án không thu hồi hết diện tích đất nông nghiệp, phần diện tích đất nông nghiệp ngoài chỉ giới thu hồi nhỏ lẻ, không đảm bảo các tiêu chuẩn về

canh tác cũng như các tiêu chuẩn về xây dựng, các hộ gia đình bị mất đất để không, bỏ

hoang hóa, chờ các dự án khác thu hồi;

- Quá trình đô thị hóa khiến đất ngày càng có giá trị, nhiều hộ gia đình, cá nhân tự chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất ở. Hệ thống hồ sơđịa chính, hệ thống bản đồ

không đầy đủ, chính quyền thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai còn lỏng lẻo dẫn tới tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái pháp luật gia tăng. Do lịch sử nhiều khu dân cư được hình thành dần dần do quá trình tự chuyển đổi đất nông nghiệp, các cấp chính quyền không quản lý được quỹ đất nông nghiệp còn trong các khu dân cư, không nắm rõ được quỹ đất hiện có, cũng như chưa đưa ra những biện pháp xử lý, thu hồi;

- Các dự án được giao đất nhưng chậm đầu tư, bỏ hoang hóa hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các đơn vị khác sử dụng, dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp đã có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng do hành vi vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức (chuyển nhượng, cho thuê lại trái pháp luật) mà hình thành nên một diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang hóa;

- Người dân thiếu ý thức chấp hành pháp luật đất đai.

Tuy nhiên, nước ta với nhiều diện tích đất nông nghiệp và các diện tích đất chưa sử dụng đã được đưa vào sử dụng, chuyển đổi sang làm khu chức năng phát triển đô thị hoặc phục vụ các mục đích công cộng như trường học, sân chơi… Và đối với phần diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các cấp chính quyền địa phương đã quản lý chặt chẽ, không để tình trạng chuyển nhượng, chuyển đổi trái pháp luật, lấn chiếm trái phép… Công tác thu hồi đất thực hiện Dự án phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng diễn ra rất phức tạp vì đây là vấn đề nhạy cảm liên quan đến quyền và lợi ích của người dân;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

Trên địa bàn thành phố Hà Nội, xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ kéo theo tốc độ quá trình

đô thị hóa trên địa bàn thành phố lớn.

Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất này không chỉ theo chủ trương của Thành phố mà còn do người dân lấn chiếm và xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp xen kẹt, đất hoang hóa hoặc do người dân tự chuyển đổi trái phép loại hình sử dụng đất.

Huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển kinh tế đến năm 2020, phần diện tích đất nông nghiệp xen kẹt, xen kẽ trong khu dân cư trên sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở; phần diện tích đất nông nghiệp xen kẹt hình thành do Nhà nước thu hồi đất thực hiện các Dự án, sẽ được đưa ra đấu giá, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang làm khu chức năng phát triển đô thị, phục vụ

các mục đích công cộng như trường học, sân chơi…, xây dựng mô hình kinh tế trang trại, hành lang cây xanh…

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)