Giai đoạn 2005-2013, cùng với các địa phương trên cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Trì thực hiện tốt chủ trương, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý đất đai, từng bước đưa công tác quản lý đất đai vào lề nếp, hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất. Sau khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện tiếp tục
được củng cố, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ và kế hoạch của Ngành cũng như của Huyện, được thể hiện ở các mặt sau:
3.2.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó
Từ năm 2003 và nhất là sau khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương trong Huyện thực hiện việc quản lý, sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần quan trọng trong việc đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống cũng như tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn Huyện;
Bên cạnh đó, UBND huyện Thanh Trì cũng tổ chức nhiều hội nghị tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước và chuyên môn. Ngoài ra, huyện còn tổ chức các hội thi, hội thảo; hỏi đáp (kèm theo tài liệu); tuyên truyền qua hệ thống phát thanh của huyện, xã, thị trấn; tổ chức tuyên truyền lồng ghép, học tập các văn bản pháp luật
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơđịa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ về việc thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai. Huyện Thanh Trì đã chuyển giao 09 xã ven đô (Thanh Trì, Lĩnh Nam, Vĩnh Tuy, Yên Sở, Thịnh Liệt, Định Công, Hoàng Liệt, Đại Kim, Trần Phú) về quận Hoàng Mai. Đến nay, ranh giới của huyện đã được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ. Ranh giới hành chính của huyện và các xã trong huyện được xác định ổn định không có tranh chấp.
3.2.1.3.Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đổ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng
được mục tiêu của ngành. Ngoài ra, việc đo đạc lập bản đồ phục vụ cho công tác đa dạng hóa nông nghiệp, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được thực hiện tốt.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cũng đã được triển khai theo quy định của Luật Đất đai. Tính đến 31/12/2013, toàn huyện đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và 2010 của cả 02 cấp huyện và xã theo quy định của Ngành. Chất lượng xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất của huyện ngày càng được nâng cao, làm tài liệu cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của huyện trong những năm tới.
3.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Giai đoạn 2005 - 2013, công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện được triển khai khá đồng bộ. Đối với cấp huyện, đã hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện thời kỳ 2002-2010 (đã được UBND Thành phố
Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 160/QĐ-UB ngày 15/11/2003). Đây là nguồn tài liệu quan trọng làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư vào đất theo chiều sâu nhằm sử
dụng có hiệu quả theo quy hoạch và pháp luật.
Năm 2010, Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Trì đã phối hợp với
đơn vị tư vấn hoàn thiện dự thảo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015, đã thông qua Hội đồng nhân dân Huyện và nộp về Sở Tài nguyên & Môi trường thẩm định trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt từ năm 2011. Do quy hoạch của Thủđô có sựđiều chỉnh nên năm 2013, Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện tiếp tục phối hợp cùng đơn vị tư vấn và các Phòng, Ban chức năng của huyện, các xã, thị trấn rà soát, điều chỉnh, bổ sung để báo cáo Sở
Tài nguyên & Môi trường trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.
3.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Việc giao đất ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng đất vô chủ, sử dụng kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư để phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm sử
dụng đất hợp lý và hiệu quả. Ngoài ra, cùng với các Ngành chức năng của Thành phố, huyện Thanh Trì đã tổ chức bàn giao đất cho các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn huyện với tổng số 463 đơn vịđóng trên địa bàn.
3.2.1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tính đến 31/12/2013, toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Số GCNQSDĐđã cấp theo Nghịđịnh 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ ban hành quy định về việc giao
đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp là 22.686 hộ.
UBND huyện Thanh Trì tiếp tục kiểm tra, rà soát đối với các trường hợp chưa
đăng ký kê khai và chưa cấp GCNQSDĐ để hoàn thiện hồ sơ GCNQSDĐ cho các trường hợp đủ điều kiện, đồng thời thông báo công khai tới các hộ gia đình, cá nhân với các trường hợp còn vướng mắc về chính sách, các trường hợp còn đang có tranh chấp chưa được giải quyết xong.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
3.2.1.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai của huyện được thực hiện thường xuyên hàng năm và 05 năm theo quy định của Luật Đất đai 2013. Toàn huyện đã hoàn thành công tác kiểm kê đất đai định kỳ 05 năm với chất lượng ngày càng được nâng cao, hạn chếđược tình trạng sai lệch về số liệu, bản đồ với thực tế so với các lần thống kê, kiểm kê trước. Kết quả của công tác thống kê, kiểm kê đất đai là tài liệu quan trọng phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong những năm tới.
3.2.1.8. Quản lý tài chính vềđất đai
Để thực hiện việc thu, chi liên quan đến đất đai, UBND huyện Thanh Trì đã tổ
chức việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất... trên cơ sở hệ thống các văn bản pháp luật đã ban hành. Đây là nguồn thu quan trọng để đầu tư, phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong những năm qua.
3.2.1.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Việc công bố giá đất hàng năm, công bố quy hoạch sử dụng đất, đầu tư cơ sở hạ
tầng, tăng cường công tác cấp GCNQSDĐ, tổ chức đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử
dụng đất công khai đã góp phần thúc đẩy sự phát triển và làm lành mạnh thị trường quyền sử dụng đất và thị trường bất động sản.
3.2.1.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Giai đoạn 2005 - 2013, công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất..., góp phần đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách địa phương. Tuy nhiên, do còn những hạn chế trong việc cấp GCNQSDĐ nên phần nào đã
ảnh hưởng không nhỏđến hiệu quả của công tác này.
3.2.1.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđất đai và xử lý vi phạm vềđất đai
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như
thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất... Công tác này đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người sử dụng đất đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, bền vững và có hiệu quả.
3.2.1.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo được xử lý kịp thời, dứt điểm như các trường hợp vi phạm Luật Đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm... góp phần ổn định tình hình chính trị và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, khi giá trịđất đai ngày càng tăng lên, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích... sẽ xảy ra nhiều hơn đặc biệt ở các khu vực có kinh tế phát triển. Do vậy, cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền trong công tác quản lý đất đai nhằm ngăn chặn các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất.
3.2.1.12. Quản lý các hoạt động dịch vụ công vềđất đai
Trước khi Luật đất đai năm 2013 ra đời, việc quản lý các hoạt động dịch vụ
công vềđất đai gặp rất nhiều khó khăn do bộ phận chuyên trách trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai chưa đồng bộ. Tuy nhiên, tính đến 31/12/2013, công tác quản lý đã có những chuyển biến tích cực khi huyện triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” thành lập văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và điều chỉnh thực hiện công khai dân chủ các thủ tục hồ sơ vềđất đai.
Bên cạnh những kết quảđạt được, UBND huyện Thanh Trì vẫn còn một số tồn tại trong công tác quản lý đất đai như sau::
- Hầu hết các dự án của Trung ương, Thành phố cũng như của Huyện đã và
đang được triển khai xây dựng. Trong quá trình hình thành một số dự án, việc giao đất chưa được nghiên cứu kỹ tạo ra nhiều diện tích đất kẹt giữa các dự án. Đây cũng là nguyên nhân làm phát sinh vi phạm sử dụng đất như: lấn chiếm đất, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm nhà ở, mua bán đất trái pháp luật... Trong khi đó, việc lập hồ
sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đối với các thửa đất xen kẹt đã được UBND huyện ra Quyết định thu hồi đất rất khó khăn và phức tạp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
- Một số cơ quan, đơn vị khi được giao đất, không chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước. Nhiều đơn vị còn vi phạm luật đất đai như không hoàn tất thủ tục xin phép xây dựng, vi phạm chỉ giới xây dựng, tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở, không chấp hành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
- Huyện Thanh Trì đang trong quá trình đô thị hóa, biến động đất đai và việc mua bán chuyển nhượng diễn ra thường xuyên, công tác theo dõi chỉnh lý biến động không được kịp thời dẫn tới việc quản lý gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ
triển khai cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
- Việc giải quyết tranh chấp đất đai có những vụ còn kéo dài, mặc dù đã có kết luận trả lời của các Phòng, Ban chức năng và Quyết định giải quyết của các cấp có thẩm quyền nhưng người dân vẫn cố tình khiếu kiện, khiếu nại, thắc mắc không đồng tình.
- Công tác GPMB còn nhiều khó khăn do chính sách bồi thường, hỗ trợ không
đồng nhất giữa các dự án; chính sách của Nhà nước và Thành phố còn nhiều bất cập so với thực tế sử dụng đất; một bộ phận người dân cố tình không hiểu các chế độ chính sách, không chấp hành, không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định dẫn tới Nhà nước phải dùng biện pháp cưỡng chế.
Các tồn tại nêu trên gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai và ít nhiều gây khó khăn cho công tác quản lý thị trường quyền sử dụng đất.