nhiều diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện và các diện tích đất chưa sử dụng sẽ tiếp tục chuyển đổi sang làm khu chức năng phát triển đô thị, hoặc phục vụ các mục
đích công cộng như trường học, sân chơi... Vì vậy, đối với phần diện tích sẽ chuyển mục đích sử dụng theo quy hoạch, các cấp chính quyền cần quản lý chặt chẽ, không để
diễn ra tình trạng chuyển nhượng, chuyển đổi trái pháp luật, lấn chiếm trái phép... dẫn
đến công tác thu hồi đất khi thực hiện các Dự án gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp quản lý về môi trường, tránh việc đổ rác, hoặc sản xuất kinh doanh hủy hoại môi trường đất và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
3.3.2. Một số nguyên nhân hình thành quỹđất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì Thanh Trì
- Do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố Hà Nội nói chung và của huyện Thanh Trì nói riêng chưa mang tính đồng bộ;
- Khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện không thu hồi hết diện tích đất nông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
nghiệp, phần diện tích đất nông nghiệp ngoài chỉ giới thu hồi nhỏ lẻ, không đủ đảm bảo các tiêu chuẩn về canh tác cũng như các tiêu chuẩn về xây dựng, các hộ gia đình bị mất đất để không, bỏ hoang hóa, chờ các dự án khác thu hồi;
- Sau một thời gian dài buông lỏng quản lý của các cấp, cùng với hệ thống hồ
sơ địa chính, hệ thống bản đồ không đầy đủ, đồng bộ gây khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc sử dụng đất, thiếu cơ sở để đưa ra những biện pháp khống chế việc chuyển nhượng, chuyển đổi đất nông nghiệp trái pháp luật. Sự yếu kém trong công tác quản lý cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc không nắm rõ được quỹ đất hiện có, khiến cho tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng trái pháp luật gia tăng, cũng như
chưa đưa ra được những biện pháp xử lý, thu hồi.
- Các dự án được giao đất nhưng chậm đầu tư, bỏ hoang hóa hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các đơn vị khác sử dụng, dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp đã có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất nhưng do hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức (chuyển nhượng, cho thuê lại trái pháp luật) hình thành nên một diện tích đất nông nghiệp bị hoang hóa;
- Với đặc điểm của huyện Thanh Trì, mỗi một xã lại có nhiều thôn, mỗi một thôn lại có cánh đồng riêng nên khi lập các dự án để chuyển đổi mục đích sử dụng đất thường không thu hồi hết đất tiếp giáp với làng xóm. Mặt khác, huyện Thanh Trì là vùng trũng, trong các thôn, xóm có nhiều hồ ao xen kẽ với khu dân cư, do không có hệ
thống giao thông thủy lợi để nuôi trồng thủy sản nên các hộđã tự ý san lấp tạo ra các khu đất nông nghiệp xen kẹt.
- Do dân số trên địa bàn huyện ngày càng tăng, trong khi đó diện tích đất ở thì không thay đổi cùng với việc Nhà nước chưa kịp thời cấp đất giãn dân cho các gia
đình đông con nên họđã tự ý ra xây dựng nhà ở trên phần đất nông nghiệp Nhà nước giao quản lý.
- Trên địa bàn huyện Thanh Trì, có một số xã mức sống còn gặp nhiều khó khăn trong khi đó đất đai là nguồn tài nguyên có giá nên các hộ dân được giao đất nông nghiệp đã tranh thủđể chuyển nhượng đất nông nghiệp được giao để có tiền xây dựng nhà ở kiên cố.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62