1.2.3.1. Đô thị hóa
- Đô thịđược hiểu là nơi tập trung nhiều điểm dân cư sinh sống bằng các ngành nghề phi nông nghiệp, có mật độ dân số cao, là nơi tập trung giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quân sự của cả vùng và có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cao hơn 60% trong tổng cơ cấu lao động.
- Đô thị hóa là một quá trình diễn thế kinh tế - xã hội - văn hóa – không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó diễn ra sự phát triển của các nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự
chuyển đổi lối sống và sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị, song song với việc tổ chức bộ máy hành chính và quân sự.
Như vậy, đô thị hóa thực chất là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16
Một là, hình thành và mở rộng quy mô đô thị với hạ tầng kỹ thuật hiện đại, dẫn
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp là chủ yếu sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ;
Hai là, tăng nhanh dân sốđô thị trong tổng số dân cư dẫn đến thay đổi cơ cấu giai cấp, phân tầng xã hội;
Ba là, chuyển từ lối sống phân tán (mật độ dân cư thưa) sang sống tập trung (mật độ dân cư rất cao);
Bốn là, chuyển từ lối sống nông thôn sang lối sống đô thị, từ văn hóa làng xã sang văn hóa đô thị văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
Như vậy, có thể hiểu Đô thị hóa là quá trình biến đổi các khu vực lãnh thổ để
hình thành và phát triển đô thị, tập trung dân số vào các đô thị tạo ra sự hình thành nhanh chóng của các điểm dân cưđô thị trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất, các hình thái quan hệ sản xuất và được khoa học kỹ thuật thúc đẩy.
Quá trình đô thị hóa luôn gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, làm biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ hình thức nông thôn sang thành thị. Quá trình đô thị hóa là quá trình phát triển toàn bộ các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, không gian về kiến trúc gắn liền với tiến bộ khoa học kỹ thuật của sự phát triển, của các ngành nghề mới (Phạm Trọng Mạnh, 2002).
1.2.3.2. Quá trình đô thị hóa của huyện Thanh Trì
- Thị trấn Văn Điển là đô thị duy nhất của huyện Thanh Trì, với tổng diện tích
đất tự nhiên là 90,71 ha chiếm 1,4% tổng diện tích đất tự nhiên của cả Huyện (là đơn vị hành chính có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất trong Huyện).
- Quá trình đô thị hóa ở khu vực ven đô đang diễn ra rất nhanh, một phần đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đô thị dẫn đến một bộ phận dân cư nông thôn thiếu
đất sản xuất, thị trấn Văn Điển và trung tâm cụm xã từng bước được phát triển hiện
đại. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa trên
địa bàn Huyện.
- Hiện tại, công tác nghiên cứu quy hoạch phát triển đô thị nói chung và thực hiện chương trình của Thành ủy về phát triển kinh tế ngoại thành, từng bước hiện đại hóa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17
nông thôn trên địa bàn theo quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg, cụ thể trên địa bàn huyện Thanh Trì như sau:
+ Khu vực phát triển đô thị bao gồm trọn vẹn thị trấn Văn Điển và một phần các xã: Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Vĩnh Quỳnh. Hiện tại, đây là khu vực có tốc độđô thị hóa phát triển nhanh nhất với các dự án của Trung ương, Thành phốđang được triển khai.
+ Khu vực đô thị hóa nằm ngoài thành phố trung tâm bao gồm: các xã giáp quận Hoàng Mai, nằm trong khu vực vành đai 3 đi cầu Thanh Trì. Đây là vùng chịu
ảnh hưởng mạnh của đô thị hóa và có khả năng đô thị hóa nhanh.
+ Khu vực ngoài khu phát triển đô thị bao gồm: Phần còn lại của các xã Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Vĩnh Quỳnh và trọn vẹn các xã Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, Đại Áng, Ngọc Hồi, Liên Ninh, Duyên Hà, Đông Mỹ, Yên Mỹ, Vạn Phúc. Đây là khu dân cư nông thôn ổn định, hiện tại khu vực này đang được triển khai quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm góp phần chỉnh trang, tạo sựđổi mới cho nông thôn Huyện cũng như cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân dân.
Quá trình đô thị hóa của huyện Thanh Trì kéo theo sự phát triển tất yếu của hệ
thống cơ sở hạ tầng. Sự phát triển đó thể hiện qua nhiều mặt như: giao thông, điện, nước, môi trường, công trình công cộng...
* Ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa:
Đô thị hóa không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao
động. Do tăng trưởng trong khu vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ cao và thu nhập của người lao động trong khu vực này cũng cao hơn hẳn so với lao động ở khu vực nông nghiệp.
* Ảnh hưởng tiêu cực của quá trình đô thị hóa:
Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hóa thì việc chuyển cưồạt từ nông thôn ra thành phố sẽ dẫn tới nông thôn thiếu đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó, nhu cầu về việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội như:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
- Vấn đề di dân nông thôn – thành thị và gia tăng dân số cơ học: Gia tăng dân số
trong quá trình đô thị hóa đã đặt ra những vấn đề nan giải về giải quyết việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ngày càng thêm phức tạp.
- Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hóa giàu nghèo: Trong quá trình đô thị hóa hội nhập và phát triển, người đô thị cần có trình độ văn hóa tay nghề cao để
tiếp cận với khoa học kỹ thuật – công nghệ và đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng lao
động. Thất học, thất nghiệp, đói nghèo sẽ dẫn đến phân tầng xã hội và phân hóa giai cấp. Đây là sự bất ổn với mong muốn phát triển một xã hội đô thị công bằng, ổn định và văn minh của nhân dân ta.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường còn do lượng người nhập cư
quá đông, trình độ học vấn có hạn, quen với lối sống tiểu nông, tùy tiện vứt xác động vật, vứt rác ra đường, ra các mảnh đất lưu không xen lẫn trong khu dân cư. Mức sống cao cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường. Rác thải trong mỗi gia đình, khu phố
ngày càng nhiều nếu không được xử lý tốt, vi trùng sẽ sinh sôi nảy nở, bệnh tật sẽ dễ
dàng lây lan…
Ô nhiễm môi trường luôn luôn gắn liền với ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm nguồn nước là vấn đề hết sức bức xúc đối với khu vực ven đô, bởi vì đa số người dân vùng ven đều dùng nước máy tự khoan chưa qua kiểm nghiệm và không xử lý tốt.
- Vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ởđô thị: Nhìn chung hầu hết ở các
đô thị hiện nay đều xảy ra tình trạng thiếu nhà ở. Đặc biệt là dân nghèo đô thị và những người mới nhập cư vào thành phố. Cho nên, một số người đã bất chấp những quy định về
quản lý đô thị. Nhiều hộ tự ý san lấp, lấn chiếm, sang nhượng đất để xây nhà.
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đất đô thị và ảnh hưởng của quá trình đô thị
hóa đến việc quản lý, sử dụng đất đô thị đang là sự quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, nhất là đối với nước ta đang trong giai đoạn thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tếđất nước.
1.2.3.3. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa
a. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất của cả nước
Quá trình đô thị hóa gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội. Thực hiện quá trình đô thị hóa đồng nghĩa với việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, từđất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Thực tế hiện nay, đất dành cho nông nghiệp ngày càng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19
trở nên chật hẹp do dân số tăng nhanh, do các công trình giao thông, các nhà máy công nghiệp, các trung tâm văn hóa, thương mại… chiếm đất ngày càng nhiều. Thực tế, con người không phải lúc nào cũng sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý để phục vụ tốt nhất cuộc sống con người và xã hội loài người.
Trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2013, tuy diện tích đất nông nghiệp của nước ta có tăng do khai hoang, cải tạo phục hóa đất chưa sử dụng. Nhưng tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước giảm mạnh do chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp.
Đặc biệt là trong giai đoạn đất nước đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu đầu tư, cơ cấu sử dụng đất đai- tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu lao động để tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng nhanh tỷ trọng kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn 2001-2005 nước ta có 366.400 ha đất nông nghiệp chuyển sang mục đích phi nông nghiệp; đến giai đoạn 2006-2010 nước ta có 702.325 ha đất nông nghiệp chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Mục đích để phục vụ cho phát triển kinh tếđất nước và chủ
yếu để sử dụng vào mục đích phát triển hạ tầng cơ sở, xây dựng nhà ở, phát triển đô thị, xây dựng các cơ sở sản xuất, xây dựng các khu chế xuất, công nghiệp…
Bảng 1.1. Diện tích các loại đất của Việt Nam năm giai đoạn 2000 - 2010
Loại đất Diện tích đất (1000 ha)
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Đất nông nghiệp 20.920,8 23.849,5 26.100,1
Đất phi nông nghiệp 1.976 2.003,7 3.670,2
Đất chưa sử dụng 10.027,3 5.280,5 3.323,5
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011)
b. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất của thành phố Hà Nội
Trong giai đoạn 2005-2010, Hà Nội đã triển khai được 2.818 dự án đầu tư liên quan đến thu hồi đất. Thành phốđã bàn giao cho chủđầu tư gần 1.300 dự án với 6.300 ha đất trong đó trên 80% là đất nông nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20
Bảng 1.2. Diện tích các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2005 và 2010
Loại đất Diện tích đất (ha) Tăng, giảm Năm 2005 Năm 2010
Đất nông nghiệp 47.025 40.805 - 6.220
Đất phi nông nghiệp 43.004 49.466 + 6.462
Đất chưa sử dụng 2.078 1.909 - 169
(Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội, 2011)
Qua bảng số liệu biến động diện tích đất giai đoạn 2005-2010 trên địa bàn thành phố Hà Nội, ta thấy rõ xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất từđất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Sự biến động diện tích lớn phản ánh tốc độ quá trình đô thị
hóa trên địa bàn thành phố lớn.
Hình 1.1. Biểu so sánh diện tích các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất do chủ trương, chính sách của Thành phố, ngoài ra còn một nguyên nhân nữa là do người dân lấn chiếm và xây dựng trái phép trên diện tích đất nông nghiệp xen kẹt, đất hoang hóa hoặc do người dân tự
chuyển đổi trái phép loại hình sử dụng đất (tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất phát sinh do quá trình buông lỏng quản lý của các cấp chính quyền).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21