Thanh Trì
- Định hướng phát triển và vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn tới; - Nhu cầu sử dụng đất và nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn tới; - Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu thứ cấp liên quan đến nội dung nghiên cứu gồm: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; các số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, tình hình quản lý và sử
dụng đất, kết quả giải quyết đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các Sở, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì, thư viện, trung tâm nghiên cứu, sách, báo, mạng Internet…
2.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Huyện Thanh Trì có 106 điểm đất nông nghiệp xen kẹt tập trung tại 13 xã : Tả
Thanh Oai, Ngọc Hồi, Vĩnh Quỳnh, Tứ Hiệp, Đông Mỹ, Tân Triều, Hữu Hòa, Đại Áng, Thanh Liệt, Ngũ Hiệp, Tam Hiệp, Vạn Phúc và Liên Ninh. Cụ thể:
- Đối với 101 điểm đất nông nghiệp xen kẹt là đất công ích, đất trống, đất bằng chưa sử dụng tại 13 xã: Công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với 101 điểm đất này là tương đối tốt thông qua việc UBND các xã giao cho hộ gia đình, cá nhân canh tác sử dụng với mục đích sản xuất nông nghiệp đúng theo quy hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Trì đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt và các hộ thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật nên không tổ chức điều tra, nghiên cứu 101 điểm đất này.
- Đối với 05 điểm đất nông nghiệp xen kẹt còn lại: có 04 điểm đất nông nghiệp
đã được UBND các xã Tam Hiệp, Hữu Hòa, Thanh Liệt, Tân Triều cho các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sử dụng vào các mục đích: làm xưởng sản xuất gỗ, xây dựng nhà đểở và sản xuất kinh doanh, xây dựng làm dịch vụ rửa xe, xây dựng nhà cấp 4 cho thuê và 01 điểm đất nông nghiệp xen kẹt hiện đang bỏ hoang hóa tại xã Liên Ninh: Việc bỏ hoang hóa và cho thuê đất để sử dụng vào các mục đích kinh doanh phi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
nông nghiệp đối với 05 điểm đất này đã để lại ảnh hưởng lớn đối với việc sản xuất nông nghiệp cũng nhưảnh hưởng tới môi trường và an ninh trật tự khu vực.
Như vậy, đề tài thực hiện điều tra đối với 05 khu đất nông nghiệp xen kẹt tại các xã Tam Hiệp, Hữu Hòa, Thanh Liệt, Tân Triều và Liên Ninh về thực trạng và đề
xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì.
2.4.3. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra trực tiếp thông qua bộ câu hỏi có sẵn và điều tra bổ sung từ thực địa.
Điều tra 100 hộ gia đình, cá nhân sinh sống liền kề ở 05 khu đất nông nghiệp xen kẹt và 15 cán bộ UBND xã làm công tác quản lý đất đai tại 05 xã Tam Hiệp, Hữu Hòa, Thanh Liệt, Tân Triều và Liên Ninh thuộc huyện Thanh Trì. Các tiêu chí điều tra gồm: Thực trạng khu đất nông nghiệp xen kẹt, mức độ ảnh hưởng của khu đất nông nghiệp xen kẹt đến sản xuất nông nghiệp, phương án xử lý đối với khu đất nông nghiệp xen kẹt đó.
Như vậy, tổng số phiếu điều tra là 115 phiếu, cụ thể: Đối với mỗi khu đất nông nghiệp xen kẹt tại một xã, thực hiện phỏng vấn và lấy ý kiến của 20 hộ gia đình cá nhân và 03 cán bộ UBND xã làm công tác quản lý vềđất đai.
2.4.4. Phương pháp chuyên gia
Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ am hiểu về lĩnh vực quản lý đất đai đểđề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
2.4.5. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu
Phương pháp này được sử dụng nhằm nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu; xác định giá trị trung bình của các chỉ tiêu; phân tích các yếu tố liên quan
đến việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện;
Phương pháp này có sử dụng phần mềm Excel để đánh giá chung nhất về thực trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện thông qua hệ thống bảng biểu tổng hợp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Trì là huyện ngoại thành – nằm ở cửa ngõ phía Nam thủđô Hà Nội, trên trục đường Quốc lộ 1A. Có tọa độ địa lý nằm trong khoảng 20o50’ đến 21o00’ vĩ độ
Bắc và từ 105o45’ đến 105o56’ kinh độĐông.
Về mặt địa giới hành chính, huyện Thanh Trì có sự tiếp giáp với các quận, huyện sau:
- Phía Bắc giáp quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội;
- Phía Nam giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội; - Phía Tây giáp quận Hà Đông và quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội; - Phía Đông giáp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội và tỉnh Hưng Yên.
Hình 3.1. Sơđồ hành chính huyện Thanh Trì
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29
Huyện Thanh Trì có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.292,71 ha bao gồm thị trấn Văn Điển và 15 xã: Tân Triều, Thanh Liệt, Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Ngọc Hồi, Đại Áng, Liên Ninh, Ngũ Hiệp, Đông Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc, Yên Mỹ, Tứ Hiệp.
3.1.1.2. Địa hình
Thanh Trì là huyện đồng bằng trũng, có độ cao trung bình 4-4,5m. Cao nhất là 6-6,5m thấp nhất là 2-2,8m được xếp vào vùng ô trũng ven đê của đồng bằng sông Hồng. Địa hình biến đổi phức tạp: nghiêng và dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, hình thành những vùng trũng cục bộ liên tiếp.
3.1.1.3. Khí hậu - Thủy văn
- Sông ngòi: Huyện Thanh Trì có 6 con sông chảy qua trong đó có 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Nhuệ. Huyện nằm về hữu ngạn sông Hồng, địa hình thấp dần về phía Đông Nam theo hướng chảy của sông Hồng. Đây là sông hàng năm bồi
đắp phù sa cho hơn 800 ha và khai thác hàng vạn m3 cát và nhiều lần chuyển dòng để
lại vết tích là ao, hồ, đầm. Sông Nhuệ là con sông tiêu nước chính cùng với các nhánh sông Sét, sông Lừ, Kim Ngưu và Tô Lịch chảy từ nội thành ra. Hệ thống này hàng năm vận chuyển từ 80 đến 100 m3 nước thải có khả năng khai thác nuôi thả cá.
- Điều kiện thời tiết, khí hậu: Huyện Thanh Trì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa có 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa đông lạnh từ
tháng 12 đến tháng 02 năm sau. Nhiệt độ bình quân năm là 23,40C, tháng 6 nóng nhất với nhiệt độ trung bình là 290C ngày nóng nhất nên đến 420C. Ngày lạnh nhiệt độ
xuống thấp nhất từ 60C đến 90C có năm làm chết hàng trăm ha mạ và lúa mới cấy.
Độẩm bình quân 85%, tháng 3 có độẩm cao nhất khoảng 89% và thấp nhất vào tháng 11, tháng 12 là khoảng 81%. Lượng mưa hàng năm từ 1.700 đến 2.000 ml. Trung bình năm có khoảng 143 ngày mưa, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 79% lượng mưa cả năm. Năm nhiều mưa, mưa dồn dập vào tháng 7,8,9 theo quy luật gây ngập úng cho đầu vụ cấy lúa mùa, có năm gây ngập úng 67% diện tích lúa mùa. Tháng 12 hầu như không có mưa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
Bảng 3.1. Diện tích đất tự nhiên các xã, thị trấn thuộc huyện Thanh Trì năm 2013
STT Đơn vị Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Thị trấn Văn Điển 90,70 1,40 2 Xã Ngũ Hiệp 321,00 5,10 3 Xã Đông Mỹ 273,00 4,30 4 Xã Yên Mỹ 362,00 5,60 5 Xã Duyên Hà 272,01 4,30 6 Xã Vạn Phúc 547,00 8,70 7 Xã Tứ Hiệp 411,00 6,50 8 Xã Thanh Liệt 344,00 5,50 9 Xã Tam Hiệp 318,00 5,10 10 Xã Tân Triều 298,00 4,70 11 Xã Vĩnh Quỳnh 651,00 10,30 12 Xã Liên Ninh 420,00 6,70 13 Xã Ngọc Hồi 375,00 6,00 14 Xã Đại Áng 505,00 8,00 15 Xã Hữu Hòa 293,00 4,60 16 Xã Tả Thanh Oai 812,00 13,20 Tổng 6.292,71 100,00
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Trì)
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Dân số huyện Thanh Trì trong thời kỳ đô thị hóa dân số biến động mạnh mẽ
qua các năm thể hiện qua bảng
Dân cư phân phân bố theo các xã, thị trấn tương đối đều: Trung bình khoảng 3.153 người/km2.
Lực lượng lao động trên địa bàn Huyện chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 32,5% tổng số lao động trên địa bàn). Trong những năm qua, nguồn lao
động của Huyện tăng bình quân 2,09%/năm, tốc độ tăng lao động chủ yếu từ địa phương, ngoài ra còn do dòng lao động tăng cơ học từ các tỉnh khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Thanh Trì trong giai đoạn 2005-2013
ĐVT: Người STT Năm Dân số Lao động 1 2005 161.827 109.305 2 2006 167.370 114.901 3 2007 177.056 123.009 4 2008 186.688 130.306 5 2009 198.154 132.108 6 2010 199.372 133.402 7 2011 204.790 135.295 8 2012 212.582 138.677 9 2013 215.680 143.114
(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Thanh Trì)
Hình 3.2. Biểu đồ biến động dân số huyện Thanh Trì giai đoạn 2005-2013
Nhìn chung, lực lượng lao động của Huyện còn tương đối trẻ, với 42,6% số lao
động dưới 35 tuổi, độ tuổi từ 35-55 chiếm 51,2%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53%;
đã giải quyết việc làm cho 5.580 lao động.
Thu nhập bình quân trên đầu người năm 2005 là 5,5 triệu đồng, đến năm 2013
đạt 13,3 triệu đồng (kế hoạch đặt ra là đạt 9 triệu đồng).
Không có sự khác biệt lớn về giới trong lực lượng lao động, lao động nữ chiếm 47,1%, nam chiếm 52,9%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32
Trong điều kiện kinh tế thị trường, sự phân tầng xã hội đang diễn ra; số hộ giàu chiếm 29,7%, hộ nghèo chiếm 2,8%. Hộ thu nhập thấp chủ yếu là những hộ hưu trí, mất sức, nông nghiệp kiêm ngành nghề.
3.1.2.2. Tình hình sản xuất
Trong những năm qua, kinh tế của Huyện phát triển ổn định, tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17,1%; trong đó: Công nghiệp – Xây dựng đạt 20,20%; thương mại – dịch vụđạt 22,40% và nông nghiệp đạt 0,03%.
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Thanh Trì giai đoạn 2005-2013
(ĐVT: %) Tốc độ tăng trưởng Kế hoạch 2005-2013 TH 2005-2013 Tăng/ giảm
Bình quân/năm 14-15 17,10 2,10
Công nghiệp-xây dựng 17-18 20,20 2,20
Thương mại-Dịch vụ 18-19 22,40 3,40
Nông nghiệp 2-2,5 0,03 -2,47
(Nguồn: UBND huyện Thanh Trì)
Cơ cấu kinh tế của Huyện có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và thương mại – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
- Nông nghiệp: Tiếp tục giảm tỷ trọng trồng trọt (giảm xuống còn 38,4% đến năm 2013), tăng tỷ trọng chăn nuôi – thủy sản (tăng lên 61,61% đến năm 2013), giá trị
sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp năm 2005 đạt 55 triệu đồng, đến năm 2013 ước đạt 70,7 triệu đồng.
- Công nghiệp: Số lượng các hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, toàn Huyện có 234 doanh nghiệp và 1.477 hộ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Các doanh nghiệp chủ động đầu tư, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất, tạo sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường và từng bước hội nhập kinh tế khu vực; Các làng nghề
truyền thống hiện đang được Huyện chú trọng đầu tư phát triển góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho nhân dân như: dự án làng nghề Tân Triều đang được tiếp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33
tục mở rộng với diện tích 10,05 ha và xây dựng dự án các làng nghề Hữu Hòa, Tam Hiệp, Vạn Phúc...
- Thương mại - dịch vụ: Khuyến khích phát triển với nhiều hình thức, số lượng các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh dịch vụ tăng nhanh. Toàn Huyện có 1.002 doanh nghiệp và 5.630 hộ, 01 chợ trung tâm dịch vụ thương mại và 18 chợ đang hoạt
động. Tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 22,4% tăng 3,4% so với Kế hoạch.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Trên địa bàn Huyện có các tuyến đường sắt, đường bộ
và đường sông thuận tiện cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa với các khu vực lân cận.
3.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội gây áp lực đối với việc sử dụng đất huyện Thanh Trì Thanh Trì
Với tổng diện tích đất tự nhiên 6.292,71 ha, đến nay Huyện đã cơ bản đưa vào khai thác sử dụng (đạt 99,5%) áp lực trong việc sử dụng đất đai Huyện được thể hiện ở
các điểm sau:
Huyện Thanh Trì nằm giáp trung tâm của Thành phố nên địa bàn Huyện sẽ chịu
ảnh hưởng trực tiếp của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong những năm tới. Trong những năm gần đây, Thanh Trì có tốc độ đô thị hóa mạnh, các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và các công trình dịch vụ, phúc lợi công cộng có quy mô lớn sẽ được đầu tư xây dựng trên địa bàn Huyện nhằm phục vụ cho người dân huyện Thanh Trì nói riêng và người dân toàn Thành phố nói chung. Dự báo quỹđất phục vụ cho các mục đích này rất lớn.
Quỹ đất phân bổ cho mục đích phi nông nghiệp sẽđược sử dụng chủ yếu từđất nông nghiệp. Đây cũng là áp lực rất lớn đối với việc quản lý và sử dụng đất của Huyện như: việc đào tạo nghề cho những người dân làm nông nghiệp chuyển sang các nghành nghề khác; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao; lựa chọn phương hướng sản xuất nông nghiệp sạch có trình độ cao đặc biệt là các loại rau sạch phục vụ cho thị trường Thành phố và các vùng phụ cận...
Để đáp ứng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội nói chung và của huyện Thanh Trì nói riêng, trước mắt Nhà nước cần phải đầu tư nâng cấp, mở rộng và làm mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (đặc biệt là hệ thống giao thông, kho cảng, bến bãi...) dự kiến phải có quỹđất hợp lý cho các mục đích này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
Công tác quy hoạch đô thị, quản lý thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập; tình trạng xây dựng tự phát trong dân cư còn phổ biến dẫn tới phát sinh những vấn đề mâu thuẫn trong quy hoạch, bức xúc về ô nhiễm môi trường, giao thông, tiện ích công cộng và các vấn đề xã hội khác.
Việc xây dựng các cụm công nghiệp, dịch vụ - thương mại, các khu đô thị
mới... đòi hỏi cần phải làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đảm bảo ổn định đời sống cho người dân có đất bị thu hồi.
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì