Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 39)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Trì là huyện ngoại thành – nằm ở cửa ngõ phía Nam thủđô Hà Nội, trên trục đường Quốc lộ 1A. Có tọa độ địa lý nằm trong khoảng 20o50’ đến 21o00’ vĩ độ

Bắc và từ 105o45’ đến 105o56’ kinh độĐông.

Về mặt địa giới hành chính, huyện Thanh Trì có sự tiếp giáp với các quận, huyện sau:

- Phía Bắc giáp quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội;

- Phía Nam giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội; - Phía Tây giáp quận Hà Đông và quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội; - Phía Đông giáp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội và tỉnh Hưng Yên.

Hình 3.1. Sơđồ hành chính huyện Thanh Trì

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

Huyện Thanh Trì có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.292,71 ha bao gồm thị trấn Văn Điển và 15 xã: Tân Triều, Thanh Liệt, Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Ngọc Hồi, Đại Áng, Liên Ninh, Ngũ Hiệp, Đông Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc, Yên Mỹ, Tứ Hiệp.

3.1.1.2. Địa hình

Thanh Trì là huyện đồng bằng trũng, có độ cao trung bình 4-4,5m. Cao nhất là 6-6,5m thấp nhất là 2-2,8m được xếp vào vùng ô trũng ven đê của đồng bằng sông Hồng. Địa hình biến đổi phức tạp: nghiêng và dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, hình thành những vùng trũng cục bộ liên tiếp.

3.1.1.3. Khí hậu - Thủy văn

- Sông ngòi: Huyện Thanh Trì có 6 con sông chảy qua trong đó có 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Nhuệ. Huyện nằm về hữu ngạn sông Hồng, địa hình thấp dần về phía Đông Nam theo hướng chảy của sông Hồng. Đây là sông hàng năm bồi

đắp phù sa cho hơn 800 ha và khai thác hàng vạn m3 cát và nhiều lần chuyển dòng để

lại vết tích là ao, hồ, đầm. Sông Nhuệ là con sông tiêu nước chính cùng với các nhánh sông Sét, sông Lừ, Kim Ngưu và Tô Lịch chảy từ nội thành ra. Hệ thống này hàng năm vận chuyển từ 80 đến 100 m3 nước thải có khả năng khai thác nuôi thả cá.

- Điều kiện thời tiết, khí hậu: Huyện Thanh Trì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa có 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa đông lạnh từ

tháng 12 đến tháng 02 năm sau. Nhiệt độ bình quân năm là 23,40C, tháng 6 nóng nhất với nhiệt độ trung bình là 290C ngày nóng nhất nên đến 420C. Ngày lạnh nhiệt độ

xuống thấp nhất từ 60C đến 90C có năm làm chết hàng trăm ha mạ và lúa mới cấy.

Độẩm bình quân 85%, tháng 3 có độẩm cao nhất khoảng 89% và thấp nhất vào tháng 11, tháng 12 là khoảng 81%. Lượng mưa hàng năm từ 1.700 đến 2.000 ml. Trung bình năm có khoảng 143 ngày mưa, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 79% lượng mưa cả năm. Năm nhiều mưa, mưa dồn dập vào tháng 7,8,9 theo quy luật gây ngập úng cho đầu vụ cấy lúa mùa, có năm gây ngập úng 67% diện tích lúa mùa. Tháng 12 hầu như không có mưa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Bảng 3.1. Diện tích đất tự nhiên các xã, thị trấn thuộc huyện Thanh Trì năm 2013

STT Đơn vị Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Thị trấn Văn Điển 90,70 1,40 2 Xã Ngũ Hiệp 321,00 5,10 3 Xã Đông Mỹ 273,00 4,30 4 Xã Yên Mỹ 362,00 5,60 5 Xã Duyên Hà 272,01 4,30 6 Xã Vạn Phúc 547,00 8,70 7 Xã Tứ Hiệp 411,00 6,50 8 Xã Thanh Liệt 344,00 5,50 9 Xã Tam Hiệp 318,00 5,10 10 Xã Tân Triều 298,00 4,70 11 Xã Vĩnh Quỳnh 651,00 10,30 12 Xã Liên Ninh 420,00 6,70 13 Xã Ngọc Hồi 375,00 6,00 14 Xã Đại Áng 505,00 8,00 15 Xã Hữu Hòa 293,00 4,60 16 Xã Tả Thanh Oai 812,00 13,20 Tổng 6.292,71 100,00

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Trì)

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 39)