Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 80)

7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề

5.2Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng

- Để giảm thiểu nợ xấu, ngân hàng cần tăng cường siết chặt thẩm định cho vay, thực hiện tách biệt các khâu thẩm định, tiếp nhận cho vay và giải ngân không để một nhân viên tín dụng đảm nhận hết các khâu như trước đây.

- Lựa chọn khách hàng vay vốn mới, tăng cường giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực: nông nghiệp, nông thôn, sản xuất – kinh doanh.

- Ngân hàng cần linh hoạt hơn trong công tác thu hồi nợ. Khi khách hàng không trả nợ kịp thời hạn đã ký trong hợp đồng nhưng lý do không bắt nguồn từ năng lực kinh doanh của khách hàng hay tình hình kinh doanh hiện tại, mà do đối tác của khách hàng chậm trễ trong việc thanh toán cho khách hàng thì ngân hàng có thể thực hiện biện pháp cơ cấu lại nợ (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) thì khách hàng hoàn toàn có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Để nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụng đúng nguồn và số liệu mới nhất để tín toán, ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá, xem xét trách nhiệm của cá nhân liên quan đến các khoản nợ xấu và gán trách nhiệm thu hồi nợ xấu với trách nhiệm của cá nhân liên quan.

- Hiện tại, ngân hàng đang thực hiện mô hình ba bộ phận để phân định trách nhiệm giữa các khâu trong hoạt động tín dụng (bộ phận giao dịch khách hàng, thẩm định và kiểm tra kiểm soát) tạo cơ chế kiểm tra, kiểm soát chéo trong quá trình cấp tín dụng. Để tạo điều kiện cho quá trình kiểm tra, kiểm soát trong quá trình cấp tín dụng hữu hiệu hơn, ngân hàng cần tăng cường thêm bộ phận thứ ba giám sát quá trình kiểm tra, kiểm soát chéo.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 80)