Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 53)

7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề

4.1Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng

4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2011

Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng vì nó chi phối và quyết định hoạt động của ngân hàng trong việc thực hiện chức năng của mình. Ngân hàng là tổ chức cung cấp vốn cho nền kinh tế nên nguồn vốn của nó phải đủ mạnh.

Bảng 4.1. CƠ CẤU NGUỒN VỐN TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 1.673.995 1.742.969 2.108.280 68.974 4,120 365.311 20,959 Vốn điều chuyển 415.000 562.169 811.366 147.169 35,462 249.197 44,328 Tổng 2.088.995 2.305.138 2.919.646 216.143 10,347 614.508 26,658

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ)

Qua bảng 4.1, ta thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng ổn định qua mỗi năm. Nguyên nhân chủ yếu do quy mô hoạt động của ngân hàng tăng qua mỗi năm nên nguồn vốn cũng cần tăng theo để hoạt động của ngân hàng có thể diễn ra thuận lợi.

Hình 4.1 cho ta thấy tỉ trọng nguồn vốn của Eximbank. Trong đó, vốn huy động chiếm tỉ trọng cao hơn, dao động từ 72% đến 80%.

Hình 4.1. TỈ TRỌNG NGUỒN VỐN TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011

a. Vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỉ lệ cao gần 80% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng vì hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng chủ yếu dựa vào nguồn vốn này. Hiện tại có rất nhiều chi nhánh hoạt động trên địa bàn quận Ninh Kiều nên cạnh tranh vô cùng gay gắt, nhưng nhờ sự nỗ lực của ban giám đốc cũng như nhân viên ngân hàng đưa ra nhiều chương trình thu hút tiền gửi từ khách hàng như: Chương trình khuyến mãi tương bừng, chào mừng sinh nhật đồng thời đưa ra nhiều ưu đãi kèm theo ( thưởng thêm lãi suất, được cào trúng thưởng, tặng thêm quà ); tiết kiệm gửi góp; tiết kiệm “Lộc Trường An”- khách hàng gửi tiền sẽ được nhận bảo hiểm tai nạn; “tiết kiệm 50+” là sản phẩm dành cho người lớn tuổi; tiết kiệm Phúc Bảo An;…Ngân hàng liên tục làm mới sản phẩm cung cấp cho khàng hàng để không chỉ làm hài lòng khách hàng cũ mà còn làm tăng lượng khách mới giao dịch với ngân hàng. Không những thế, nhân viên ngân hàng không ngừng hoàn thiện phong cách phục vụ để đem đến sự hài lòng tốt nhấtcho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng. Nhờ vào những nỗ lực đó giúp ngân hàng tăng nguồn vốn này.

b. Vốn điều chuyển

Vốn điều chuyển là vốn được sử dụng sau khi vốn huy động tại chi nhánh không đủ đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế dù chi nhánh cố gắng trong hoạt động huy dộng vốn nhưng vẫn cần vốn điều chuyển. Qua bảng số liệu

ta thấy vốn điều chuyển ba năm đều tăng, và tỉ lệ này cũng tăng lên trong tổng nguồn vốn mặc dù chi phí cho vốn điều chuyển cao hơn so với vốn huy động. Chính điều này làm tăng chi phí hoạt động và giảm một khoản lợi nhuận đáng có của chi nhánh.

4.1.2. Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng 6 tháng đầu năm 2011 và năm 2012

Qua bảng 4.2, ta thấy tổng nguồn vốn ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 tăng 11,748% tương đương với 253.099 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân do tình hình kinh doanh của ngân hàng năm nay diễn biến không tốt bằng cùng kỳ năm trước vì chịu ảnh hưởng từ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 4.2. CƠ CẤU NGUỒN VỐN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ NĂM 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 Chênh lệch

Số tiền %

Vốn huy động 1.385.470 1.482.027 96.557 6,969

Vốn điều chuyển 768.870 925.412 156.542 20,360

Tổng 2.154.340 2.407.439 253.099 11,748

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ)

Hình 4.2. TỈ TRỌNG NGUỒN VỐN6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ NĂM 2012

Trong cơ cấu nguồn vốn của 6 tháng đầu năm 2011 và năm 2012 thì tỉ trọng của vốn huy động vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn vốn điều chuyển, nó dao động khoảng 60%.

a. Vốn huy động

So với cả năm 2011, vốn huy động 6 tháng đầu năm 2011 chiếm khá cao. Để huy động được nguồn vốn từ người dân, năng lực của ngân hàng cũng quan trọng nhưng cũng cần quan tâm đến những hình thức đầu tư khác vì nó ảnh hưởng rất lớn lương vốn ngân hàng huy động. Trong những tháng đầu năm 2011, tình hình lạm phát trong nước có diễn biếnkhá hơn, thị trường chứng khoán khó khăn, thị trường bất động sản suy giảm và giá vàng biến động không nhiều. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất ở mức cao, lãi suất huy động bình quân tăng khoảng 2,9% so với năm 2010. Do đó, ngân hàng đã huy động được lượng vốn khá lớn so với cả năm từ những người dân lựa chọn hình thức đầu tư an toàn.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, cũng bắt nguồn từ các kênh đầu tư. Trong hơn một năm qua, diễn biến xấu của thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng đã khiến mức độ hấp dẫn đầu tư của các kênh này sụt giảm. Tuy lãi suất hiện nay giảm so với cùng kỳ năm 2011 nhưng nó vẫn còn hấp dẫn hơn những kênh khác nên giúp ngân hàng ổn định nguồn vốn này. Mặt khác, cũng do tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và thực trạng hiện nay của toàn hệ thống ngân hàng nên doanh số cho vay giảm hơn so với cùng kỳ năm 2011, do đó hoạt động huy động vốn của ngân hàng chưa thật sự tích cực vì sợ phải tốn chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động được mà chưa có thể sử dụng. Nên nguồn vốn huy động những tháng đầu năm 2012 có nhiều hơn cùng kỳ năm 2011 nhưng không đáng kể.

b. Vốn điều chuyển

Cũng giống như vốn huy động, vốn điều chuyển 6 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm 2011 cũng tăng tương đối.

4.2. Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng từ năm 2009 đến hết tháng 6 năm 2012 đến hết tháng 6 năm 2012

Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng. Do bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay, nên sau khi huy động vốn ngân hàng cần sử dụng nguồn vốn đó để sinh lời, một phần chi trả lãi cho nguồn vốn huy động và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng tiếp tục hoạt động. Để đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng, ta sẽ phân tích các chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ. Từ những chỉ tiêu này giúp ta có nhìn nhận về hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua.

4.2.1. Doanh số cho vay (DSCV)

DSCV là tổng số tiền ngân hàng cho vay tại một thời gian nào đó, không kể nó đã thu hồi về hay chưa.

4.2.1.1. Doanh số cho vay từ năm 2009 đến năm 2011

Với năng lực hiện có ngân hàng thực hiện cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Qua bảng số liệu, ta thấy DSCV đều tăng tương đối. Nguyên nhân là do khách hàng chủ yếu từ trước đến nay của ngân hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nên thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên mở rộng quy mô cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác để đa dạng hoá danh mục cho vay của ngân hàng, và thực hiện theo chỉ thị 01/2011/CT-NHNN tạo điều kiện cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu,…

Trong tổng DSCV của ngân hàng thì DSCV ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất trên 90%. DSCV trung hạn và dài hạn chiếm tỉ trọng thấp chưa đến 1% đối với trung hạn và khoảng 4% đối với dài hạn.

Bảng 4.3. DOANH SỐ CHO VAY TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 6.309.321 6.819.667 8.096.198 510.346 8,089 1.276.531 18,718 Trung hạn 78.669 57.617 43.016 -21.052 -26,760 -14.601 -25,341 Dài hạn 195.191 220.061 214.233 24.870 12,741 -5.828 -2,648

DSCV 6.583.181 7.097.345 8.353.447 514.164 7,810 1.256.102 17,698

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ)

Cho vay ngắn hạn là khoản cho vay chủ yếu của ngân hàng, dùng để tài trợ vốn lưu động thường xuyên, giúp ổn định nguồn vốn, tăng tính chủ động cho doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đó là những mục đích vay giúp ngân hàng luân chuyển vốn nhanh, hạn chế rủi ro.

DSCV trung và dài hạn thấp hơn nhiều so với ngắn hạn. Nguyên nhân cũng xuất phát từ loại hình doanh nghiệp và mục đích cho vay của ngân hàng,

chủ yếu là doanh nghiệp xuất nhập khẩu và mục đích tài trợ vốn lưu động nên chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Và do vào tháng 8/2009 Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động là 30% thay vì 40% như trước đây. Mặc khác, tình hình huy động vốn trung và dài hạn trong năm 2010 và năm 2011 của ngân hàng không khả quan.

4.2.1.2. Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2011 và năm 2012

DSCV trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm đến 63,296% so với cùng kỳ năm 2011. Mặc dù lãi suất cho vay trong 6 tháng đầu năm 2012 thấp nhưng vào đầu năm nay hoạt động của doanh nghiệp khá bất ổn, nhiều doanh nghiệp phá sản từ cuối năm 2011, nên ngân hàng rất sợ làm tăng tỉ lệ nợ xấu từ điều kiện kinh tế này.

DSCV ngắn hạn cũng chiếm tỉ trọng cao hơn trung và dài hạn. Vì nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, đa phần với kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng.

DSCV trung hạn và dài hạn biến động khá lớn. Vì ngân hàng rất lo ngại cho vay trung và dài hạn trước tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như hiện nay. Trong khi nguồn vốn huy động trung và dài hạn để hỗ trợ cho khoản cho vay này thật sự rất hạn chế, mà sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn thì không được nhiều và dễ ảnh hưởng đến an toàn trong hoạt động của ngân hàng nên ngân hàng quyết định hạn chế cho vay trung và dài hạn trong thời gian này.

Bảng 4.4. DOANH SỐ CHO VAY 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ NĂM 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 Chênh lệch

Số tiền Số tiền Số tiền %

Ngắn hạn 6.265.705 2.327.573 -3.938.132 -62,852

Trung hạn 23.649 2.563 -21.086 -89,162

Dài hạn 59.014 0 -59.014 -100,000

DSCV 6.348.368 2.330.136 -4.018.232 -63,296

4.2.2. Doanh số thu nợ (DSTN)

DSTN là tổng số tiền thu được trong một thời gian nào đó kể cả những khoản nợ cũ. Khi cho vay thì ngân hàng nào cũng mong muốn thu được nợ đúng hẹn nên hoạt động thu nợ rất được ngân hàng chú trọng.

4.2.2.1. Doanh số thu nợ từ năm 2009 đến năm 2011

Nhìn chung, DSTN tăng theo thời gian và tăng nhiều nhất ở năm 2010 tăng đến 26,482% so vớinăm 2009.

Bảng 4.5. DOANH SỐ THU NỢ TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ)

Trong năm 2010, DSTN ngắn hạn chiếm tỉ lệ trên 90% trong tổng DSTN vì đây là khoản cho vay chủ yếu tài trợ vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp nên kỳ hạn thường ngắn, sau chu kỳ sản xuất kinh doanh và các khoản vay này đa phần đều có tài sản thế chấp nên ngân hàng rất dễ thu hồi và hạn chế được rủi ro. DSTN trung hạn và dài hạn có thời hạn dài nên ngân hàng rất chú ý đến công tác thẩm định cho vay. Nhưng không thể không nói đến tác động của nền kinh tế đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong năm 2010, do nền kinh tế đang trong quá trình khôi phục nên doanh nghiệp chưa thu kịp nợ khách hàng nên cũng ảnh hưởng đến quá trình thu hồi nợ của ngân hàng.

So với năm 2010 thì DSTN năm 2011 tăng chậm hơn. Do cuối năm 2011 công tác thu nợ của ngân hàng gặp không ít khó khăn vì hoạt động kém hiệu quả của nhiều doanh nghiệp. Nhưng DSTN trung hạn và dài hạn lại có tỉ lệ giảm so với năm 2010, nguyên nhân bắt nguồn từ tình hình kinh doanh của một số doanh

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 6.121.896 7.961.608 8.572.970 1.839.712 30,051 611.362 7,679 Trung hạn 160.287 64.767 46.595 -95.520 -59,593 -18.172 -28,057 Dài hạn 246.417 231.131 228.920 -15.286 -6,203 -2.211 -0,957

nghiệp gặp khó khăn nên chậm trả nợ cho ngân hàng. Đồng thời, cũng do tình hình cho vay của hai khoản này cũng giảm. Do đó, tình hình thu nợ của ngân hàng trong năm này giảm so với năm 2010.

4.2.2.2. Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2011 và năm 2012

DSTN 6 tháng năm 2012 so với cùng kỳ năm 2011 giảm khá mạnh.

Bảng 4.6. DOANH SỐ THU NỢ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ NĂM 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ)

Nguyên nhân do cuối năm 2010 dư nợ khá cao, đồng thời tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang có khởi sắcnên trong 6 tháng đầu năm 2011 ngân hàng tập trung thu hồi nợ. Trong 6 tháng đầu năm 2012, DSTN giảm đến 57,757% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân là do nền kinh tế khó khăn, nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Ngoài ra, khi ngân hàng kiểm tra doanh nghiệp thì thấy đa phần doanh nghiệp không thực hiện đúng mục đích vay đã thể hiện trong hợp đồng vay. Chính vì thế, DSTN của 6 tháng đầu năm 2012 không khả quan.

4.2.3. Dư nợ

Dư nợ là kếtquả sau quá trình cho vay và thu nợ của ngân hàng. Nó là số vốn mà ngân hàng cho vay mà chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo.

4.2.3.1. Dư nợ từ năm 2009 đến năm 2011

Qua bảng tổng hợp số liệu dư nợ, ta thấy dư nợ đều giảm xuống theo thời gian. Trong năm 2010, mặt bằng lãi suất chưa thật sự đúng với kỳ vọng của doanh nghiệp nên doanh nghiệp hạn chế sử dụng vốn vay mà huy động tất cả

Chỉ tiêu 6 tháng đầunăm 2011 6 tháng đầu năm 2012 Chênh lệch

Số tiền Số tiền Số tiền %

Ngắn hạn 5.992.213 2.556.568 -3.435.645 -57,335

Trung hạn 24.160 3.901 -20.259 -83,853

Dài hạn 56.026 4.714 -51.312 -91,586

nguồn lực của mình để sản xuất kinh doanh, và do ngân hàng chưa thật sự mở rộng cho vay mà chỉ tập trung vào doanh nhiệp xuất nhập khẩu vì đây là thế mạnh của ngân hàng. Đứng trước tình hình trong năm 2010, năm 2011 với chỉ tiêu từ trên đưa xuống, ngân hàng đã tiến hành mở rộng cho vay, tuy nhiên đây là giai đoạn đầu nên ngân hàng cũng còn e ngại và chưa thực hiện tốt.

Bảng 4.7. DƯ NỢ TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 1.912.730 770.789 294.017 -1.141.941 -59,702 -476.772 -61,855 Trung hạn 12.324 5.174 1.595 -7.150 -58,017 -3.579 -69,173 Dài hạn 31.130 20.060 5.373 -11.070 -35,561 -14.687 -73,215

Dư nợ 1.956.184 796.023 300.985 -1.160.161 -59,307 -495.038 -62,189

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ)

Trong tổng dư nợ thì tỉ trọng của dư nợ ngắn hạn là cao nhất phù hợp với cơ cấu của nó trong DSCV và DSTN. Dư nợ ngắn hạn cũng giảm theo thời gian. Như ta đã đề cập ở những phần trước, cho vay ngắn hạn có thời hạn ngắn và nó tài trợ cho nguồn vốn lưu động thường xuyên, nhờ vào tính thường xuyên này nên doanh nghiệp không thể để mất uy tín với ngân hàng, ngoài ra lãi suất cho vay ngắn hạn cũng thấp hơn so với vay trung và dài hạn nên doanh nghiệp thanh

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 53)