Tình hình rủi ro tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng từ năm 2009 đến

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 62)

7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề

4.3.1 Tình hình rủi ro tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng từ năm 2009 đến

2009 đến hết tháng 6 năm 2012.

4.3.1.1. Phân loại nợ

Qua bảng 4.9, ta thấy các nhóm nợ đều giảm qua các năm. Nguyên nhân là do dư nợ tín dụng giảm. Mặt khác, ngân hàng đặt ra mục tiêu hoạt động an toàn và hiệu quả nên rất thận trọng trong công tác thẩm định cho vay để ngày càng nâng cao chất lượng khách hàng cũng như chất lượng của khoản vay.

Trong năm 2011, cùng với công tác thu hồi nợ, phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng không còn khả năng thanh toán nợ là hoạt động kinh doanh hiệu quả của phần lớn khách hàng nên khách hàng đã nhanh chóng trả nợ gốc và lãi quá hạn nên đã giúp ngân hàng giảm khá mạnh các nợ thuộc nhóm 4 và 5.

Bảng 4.9. PHÂN LOẠI NỢ CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nhóm 1 1.699.220 671.495 291.951 -1.127.700 -66,366 -489.585 -72,910 Nợ quá hạn 256.964 124.528 52.856 -132.436 -51,539 -71.672 -57,555 Nhóm 1 210.016 110.040 43.822 -99.976 -47,604 -66.218 -60,176 Nhóm 2 11.737 3.184 4.185 -8.553 -72,872 1.001 31,438 Nợ xấu 35.211 11.304 4.849 -23.907 -67,896 -6.454 -57,095 Nhóm 3 10.524 3.014 2.701 -7.511 -71,370 -312 -10,352 Nhóm 4 16.891 3.343 759 -13.548 -80,208 -2.583 -77,266 Nhóm 5 7.796 4.947 1.389 -2.849 -36,544 -3.558 -71,922 Tổng dư nợ 1.956.184 796.023 300.985 -1.160.161 -59,307 -495.038 -62,189

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ)

Trong hình 4.3, ta thấy các khoản nợ thanh toán đúng hạn dao động khoảng 84%. Tình hình nợ quá hạn tăng lên nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, trong nợ quá hạn thì nợ nhóm 1 chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này cho thấy ngân hàng cần thận trọnghơn nữa trong công tác quản lý nợ, tuy đây là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn không cần lập dự phòng và ít rủi ro nhất nhưng nếu nó trễ hạn dù chỉ một ngày thì cũng ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng trong quá trình thanh toán cho nguồn vốn huy động.

Qua bảng 4.10, ta thấy dư nợ 6 tháng đầu năm 2012 giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2011 nên kéo theo các nhóm nợ cũng giảm tương ứng. Chính vì lo ngại tình hình nợ xấu như hiện nay nên dù lãi suất đầu năm 2012 có giảm nhưng ngân hàng cũng không mạnh tay cho vay mà thật thận trọng trước diễn biến của nền kinh tế. Vì thế, ngân hàng đã giảm được tỉ trọng của nợ xấu trong cơ cấu xuống còn 1,530% trong 6 tháng đầu năm 2012 so với 1,611% của cùng kỳ năm 2011.

Bảng 4.10. PHÂN LOẠI NỢ CỦA NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀNĂM 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ)

Trong hình 4.4, ta cũng thấy tỉ trọng nợ quá hạn cũng giảm. Vì ngân hàng thấy được tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay nên ngân hàng không chỉ thận trọng đối với các khoản vay mới mà còn tăng cường đôn đốc, nhắc nhỡ khách hàng trả nợ đúng hạn. Tuy tỉ trọng này giảm không nhiều nhưng cũng cho thấy được sự cố gắng của ngân hàng trong tình hình hiện nay.

Tuy công tác thu hồi nợ của ngân hàng thực hiện khá tốt. DSTN đều tăng qua các năm nhưng ngân hàng cần phải chú ý hơn trong công tác thẩm định sau khi giải ngân, một phần có thể xem xét quá trình thực hiện mục đích vay của khách hàng trong hợp đồng vay, mặt khác giúp ngân hàng biết được lý do trả nợ chậm của khách hàng để kịp thời đôn đốc khách hàng nhanh chóng trả nợ. Từ đó

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền %

Nhóm 1 967.533 58.094 -909.439 -93,996 Nợ quá hạn 104.459 7.845 -96.614 -92,490 Nhóm 1 85.163 6.671 -78.492 -92,167 Nhóm 2 2.037 165 -1.872 -91,900 Nợ xấu 17.259 1.009 -16.250 -94,154 Nhóm 3 9.613 302 -9.311 -96,858 Nhóm 4 2.703 484 -2.219 -82,094 Nhóm 5 4.943 223 -4.720 -95,489 Tổng dư nợ 1.071.992 65.939 -1.006.053 -93,849

mới có thể nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, giúp ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả.

Hình 4.4. TỈ TRỌNG NHÓM NỢ6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ NĂM 2012

4.3.1.2. Nợ xấu theo thời hạn tín dụng

Từ năm 2009 đến năm 2011, tình hình nợ xấu dần được cải thiện. Trong đó, tỉ trọng nợ xấu trong cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất.

Bảng 4.11. PHÂN LOẠI NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG

TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 % 2010 % 2011 % Ngắn hạn 33.662 95,601 10.557 93,392 4.650 95,896 Trung hạn 317 0,900 142 1,256 42 0,866 Dài hạn 1.232 3,499 605 5,352 157 3,238 Nợ xấu 35.211 100,000 11.304 100,000 4.849 100,000

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ)

Trong 6 tháng đầu năm 2011 và năm 2012, tình hình nợ xấu cũng có diễn biến giảm. Và nợ xấu ngắn hạn cao hơn trung và dài hạn vì dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng dư nợ.

Bảng 4.12. PHÂN LOẠI NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ NĂM 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012

Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 16.482 95,498 985 97,621

Trung hạn 121 0,701 6 0,595

Dài hạn 656 3,801 18 1,784

Nợ xấu 17.259 100,000 1.009 100,000

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ)

a. Ngắn hạn Bảng 4.13. TÌNH HÌNH NỢ XẤU NGẮN HẠN TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nợ xấu 33.662 10.557 4.650 -23.105 -68,638 -5.907 -55,953 Dư nợ 1.912.730 770.789 294.017 -1.141.941 -59,702 -476.772 -61,855 RRTD (%) 1,760 1,370 1,582 - - - -

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp Eximbank)

Ta nhận thấy, năm 2010 dư nợ tín dụng ngắn hạn giảm 59,702% nhưng nợ xấu giảm đến 68,638%. Năm 2010 nợ xấu ngắn hạn chỉ còn lại 10.557 triệu đồng so với con số 33.662 triệu đồng. Từ đó, ta có thể thấy tình hình nợ xấu ngắn hạn đang được cải thiện, chất lượng được nâng cao hơn. Nhưng chỉ có biến động trong năm 2011 là ngược lại, dư nợ giảm 61,855% trong khi nợ xấu giảm 55,953%, chứng tỏ trong năm nay, tình hình nợ xấu ngắn hạn không những

không được cải thiện mà còn làm tăng nợ xấu. Mặc dù, khoản vay ngắn hạn có thời gian luân chuyển vốn nhanh nhưng đứng trước mặt bằng lãi suất tăng nên khách hàng cũng đắng đo để trả nợ, mà về phía ngân hàng thì quá chủ quan nên lơ là trong việc đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ.

Bảng 4.14. TÌNH HÌNH NỢ XẤU NGẮN HẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ NĂM 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền %

Nợ xấu 16.482 985 -15.498 -94,030

Dư nợ 1.044.281 65.022 -979.259 -93,774

RRTD (%) 1,578 1,515 - -

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp Eximbank)

Trong 6 tháng đầu năm 2012, tình hình nợ xấu ngắn hạn đã giảm đến 94,030% trong khi dư nợ giảm 93,774% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân do dư nợ giảm khá nhiều nên kéo theo nợ xấu cũng giảm tương ứng. Đồng thời, ngân hàng cũng rất ngại phát vay với số lượng nhiều mà chất lượng khách hàng trong năm nay thì lại giảm hơn cùng kỳ năm trước.

b. Trung và dài hạn

Về tình hình trung và dài hạn thì có diễn biến giảm dần. Tuy mức biến động không lớn nhưng cũng cho ta thấy được sự cố gắng của ngân hàng đối với hai khoản vay này mặc dù hai khoản vay này chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ nên công tác thẩm định, giám sát tương đối dễ dàng hơn.

Nợ xấu xuất hiện nhiều ở năm 2009, RRTD lên đến 3,5%. Nguyên nhân do tình hình kinh tế đang trong giai đoạn bất ổn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nên dòng tiền của doanh nghiệp thu hồi chậm và ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng.

Nợ xấu trung hạn và dài hạn giảm dần trong năm 2010 và năm 2011. Vì DSCV của hai khoản này giảm tương ứng so với năm 2009. Mặt khác, trong năm 2010 và năm 2011, ngân hàng loại bỏ cho vay đối với những khách hàng hoạt

động không hiệu quả, tập trung cho vay đối với khách hàng có hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và có lịch sử vay tốt. Nên sang hai năm này, ngân hàng đã giảm dần RRTD.

Bảng 4.15. TÌNH HÌNH NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN

TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nợ xấu 1.549 747 199 -802 -51,775 -548 -73,360 Dư nợ 43.454 25.234 6.968 -18.220 -41,929 -18.266 -72,386 RRTD (%) 3,565 2,960 2,856 - - - -

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ)

Tuy nhiên, so với cho vay ngắn hạn thì cho vay trung và dài hạn có RRTD cao hơn. Lý do từ đặc điểm của cho vay trung và dài hạn là thời gian dài hơn, lãi suất cao hơn nên rủi ro cao hơn.

Bảng 4.16. TÌNH HÌNH NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền %

Nợ xấu 777 24 -752 -96,782

Dư nợ 27.711 916 -26.794 -96,691

RRTD (%) 2,804 2,620 - -

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp Eximbank)

Bảng 4.16 cho thấy tình hình nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2011 và năm 2012 cũng tương tư. RRTD giảm nguyên nhân cũng từ dư nợ và nợ xấu trong

tổng dư nợ giảm, nhờ vào công tác thẩm định trước và sau phát vay được ngân hàng thực hiện rất cẩn thận từ trước. So với ngắn hạn thì RRTD cao hơn, nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm của khoản vay này.

4.3.1.3. Nợ xấu theo mức độ tín nhiệm của khách hàng

Trong quá trình cho vay của ngân hàng, ngân hàng thực hiện cho vay theo hình thức có đảm bảo và không có đảm bảo mà thực hiện cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp có uy tín. Các tài sản đảm bảo thường là tài sản cố định, tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, đảm bảo bằng khoản tiền xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu không có tài sản đảm bảo,…

Khi thực hiện cho vay không đảm bảo thì ngân hàng cần thẩm định, tìm hiểu thận trọng về mục đích vay và khách hàng chủ yếu là người có năng lực tài chính vững mạnh và uy tín trên thương trường. Trong bất kỳ hoạt động nào cũng có rủi ro, do đó khoản vay này cũng thế. Và tình hình này khá tốt so với khoản vay có đảm bảo vì qua các năm tỉ lệ nợ xấu đều được giảm xuống so với dư nợ cho vay này. Mục đích cho vay chủ yếu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp,… Nhờ có hình thức cho vay này đã giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn vốn cho dự án và phương án khả thi nâng cao năng lực canh tranh trên thị trường. Do đây là hình thức cho vay trên sự tín nhiệm nên rủi ro rất dễ xảy ra ở khoản vay và chủ yếu từ rủi ro xét duyệt và kiểm soát vì ngân hàng dễ lơ là khi xét duyệt và kiểm soát quá trình thực hiện vì tin vào uy tín của khách hàng.

Bảng 4.17, cho ta thấy tình hình nợ xấu có đảm bảm và không có đảm bảo đều giảm qua các năm vì tình hình dư nợ giảm nên nợ xấu cũng giảm và tỉ trọng của khoản cho vay có đảm bảo cao hơn cho vay không đảm bảo vì đảm bảo tín dụng tạo điều kiện cho người đi vay trả nợ cho ngân hàng, và cũng là phương tiện tạo cho ngân hàng có sự đảm bảo khoản vay của khách hàng.

Khi so sánh với dư nợ của cho vay có đảm bảo, thì ta nhận thấy tình hình nợ xấu của cho vay có đảm bảo có lúc tốt, có lúc xấu. Năm 2010, tình hình kinh tế có chuyển biến tốt cũng góp phần không nhỏ đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng, cải thiện được tình hình nợ xấu của ngân hàng so với năm 2009. Và cũng tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn đã đề ra. Nhưng đứng trước tình hình nhiều doanh nghiệp nhỏ thua lỗ, phá sản cũng

ảnh hưởng tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng trong năm 2011. Do đây là khoản vay có đảm bảo nên ngân hàng có thể thu hồi được nguồn vốn của mình, nhưng hiện tại vẫn ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Bảng 4.17. TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO MỨC ĐỘ TÍN NHIỆM

TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nợ xấu Có đảm bảo 33.944 11.103 4.731 -22.840 -67,287 -6.372 -57,390 Không có đảm bảo 1.268 201 118 -1.068 -84,294 -83 -40,796 Dư nợ Có đảm bảo 1.904.345 780.262 291.474 -1.124.083 -59,027 -488.788 -62,644 Không có đảm bảo 51.839 15.761 9.511 -36.078 -69,596 -6.250 -39,655 RRTD (%) Có đảm bảo 1,782 1,423 1,623 - - - - Không có đảm bảo 2,444 1,275 1,241 - - - -

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp Eximbank)

RRTD của khoản cho vay không có đảm bảo có biến động theo chiều hướng giảm. Tuy đây là khoản vay chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng doanh nghiệp vay là doanh nghiệp lớn nên rất chú trọng đến uy tín của mình. Do đó, doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng với phương án kinh doanh trong hợp đồng tín dụng, tạo điều kiện thanh toán đúng hạn cho ngân hàng. Về phía ngân hàng cũng rất để ý đến khoản vay này vì nếu gặp rủi ro thì ngân hàng không có tài sản nào bù lại nên ngân hàng thẩm định nghiêm ngặt và giám sát rất chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp.

Bảng 4.18 cho ta thấy được tình hình nợ xấu của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ

tình hình kinh tế của những tháng đầu năm 2012. Do đó, ngân hàng rất thận trọng khi cho vay nên làm tăng chất lượng các khoản cho vay.

Bảng 4.18. TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO MỨC ĐỘ TÍN NHIỆM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng năm 2011 6 tháng năm 2012 Chênh lệch

Số tiền Số tiền Số tiền %

Nợ xấu Có đảm bảo 16.810 993 -15.817 -94,093 Không có đảm bảo 449 16 -433 -96,437 Dư nợ Có đảm bảo 1.045.621 64.917 -980.704 -93,792 Không có đảm bảo 26.371 1.022 -25.349 -96,125 RRTD (%) Có đảm bảo 1,608 1,530 - - Không có đảm bảo 1,703 1,566 - -

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ)

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)