7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề
3.4.2 Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng dựa trên các yếu tố liên quan đến rủi ro tín dụng để từ đó đưa ra chính sách tín dụng và cho vay phù hợp.
Đối với doanh nghiệp ngân hàng chấm điểm trên cơ sở quy mô của doanh nghiệp, các chỉ số tài chính và các tiêu chí phi tài chính sau đó tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp.
Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp
Dựa trên 4 chỉ tiêu sau các doanh nghiệp sẽ được phân loại thành quy mô lớn, vừa và nhỏ:
- Vốn kinh doanh - Lao động
- Doanh thu thuần - Nộp ngân sách
Chấm điểm các chỉ số tài chính
Ở đây ngân hàng tiến hành chấm điểm các chỉ số tài chính theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp gồm:
- Ngành nông, lâm, ngư nghiệp - Ngành thương mai dịch vụ - Ngành xây dựng
- Ngành công nghiệp
Mỗi nhóm quy mô sẽ được chấm điểm theo hệ thống gồm 11 tiêu chí. Hệ thống chỉ tiêu tài chính gồm:
- Chỉ tiêu thanh khoản: khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh.
- Chỉ tiêu hoạt động: Vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân và hiệu quả sử dụng tài sản.
- Chỉ tiêu cân nợ: Nợ phải trả/Tổng tài sản, Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu, Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng
- Chỉ tiêu thu nhập: Tổng thu nhập trước thuế/Doanh thu, Tổng thu nhập trước thuế/Tổng tài sản, Tổng thu nhập trước thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu.
Cán bộ tín dụng tiến hành chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính và được nhân trọng số tương ứng với từng tiêu chí và loại hình doanh nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu phi tài chính gồm 29 tiêu chí thuộc 5 nhóm gồm:
- Tiêu chí lưu chuyển tiền tệ
- Tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý - Tiêu chí uy tín trong giao dịch
- Tiêu chí môi trường kinh doanh - Tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác
Hệ thống xếp hạng tín dụng của ngân hàng còn phân loại doanh nghiệp theo ba nhóm là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Và phân loại doanh nghiệp theo hai loại là doanh nghiệp đã được kiểm toán và doanh nghiệp chưa được kiểm toán, để tổng hợp số điểm từ các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.
Căn cứ vào tổng số điểm đạt được đã nhân trọng số, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân loại doanh nghiệp vào mức xếp hạng hợp lý theo mười nhóm giảm dần từ AAA đến D. Kết quả này sẽ được ứng dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay.
3.4.3. Quản lý bảo đảm tín dụng
Tùy từng trường hợp cụ thể, cán bộ tín dụng sẽ đưa ra các quyết định cho vay có yêu cầu bảo đảm tiền vay hay cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định phù hợp với từng đối tượng và hình thức cho vay. Cán bộ sẽ tự tính toán và quyết định mức cho vay so với tài sản đảm bảo, sao cho khi có rủi ro xảy ra, ngân hàng có thể thu được nợ gốc, nợ lãi và các chi phí khác từ việc xử lý tài sản đảm bảo. Hiện nay mức cho vay tối đa so với giá trị TSĐB được thực hiện theo quy định như sau:
- Tài sản thế chấp: Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị TSĐB.
- Tài sản cầm cố: Giấy tờ có giá: mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị giấy tờ có giá do chính TCTD phát hành.
3.4.4. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Dựa theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng.
Định kỳ hàng quý chi nhánh tiến hành phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định và được hội đồng xử lý rủi ro xét duyệt kết quả.
3.5. Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng
Quy trình quản lý tín dụng của ngân hàng khá chặt chẽ, ngân hàng thực hiện mô hình ba bộ phận để phân định trách nhiệm giữa các khâu trong hoạt động tín dụng (bộ phận giao dịch khách hàng, thẩm định và kiểm tra kiểm soát), tạo cơ chế kiểm tra, kiểm soát chéo trong quá trình cấp tín dụng, bên cạnh đó ngân hàng thiết lập mô hình thẩm định giá tập trung để quản lý chặt chẽ chất lượng định giá của tài sản đảm bảo,..
Tuy nhiên, trong hoạt động quản lý tín dụng doanh nghiệp còn nhiều hạn chế:
- Đối với mô hình xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp, nhóm các chỉ tiêu chấm điểm phi tài chính khá phức tạp, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có sự hiểu biết nhiều về ngành nghề mà khách hàng kinh doanh.
- Chỉ tiến hành phân loại nợ theo phươngpháp định lượng, tức là căn cứ vào thời gian các khoản nợ không thanh toán đúng hạn. Chưa có hệ thống chấm điểm và xếp loại các khoản vay nên việc lập dự phòng rủi ro chỉ dựa trên tình trạng nợ quá hạn, trong khi nhiều khoản vay chưa đến hạn thanh toán nhưng đã tiềm ẩn rủi ro.
- Việc xử lý và phát mãi TSĐB khi xảy ra rủi ro rất phức tạp, phát sinh thêm nhiều chi phí như chi phí bảo quản, chi phí định giá, quảng cáo bán tài sản, vận chuyển....gây tốn kém và mất nhiều thời gian, làm cho khoản thu từ TSĐB không đủ để bù đắp tổn thất của ngân hàng như dự kiến ban đầu.
3.6. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2011
Ngân hàng cũng giống như một số tổ chức kinh doanh khác, mục tiêu hướng đến đầu tiên là lợi nhuận. Đối với ngân hàng, kết quả kinh doanh không những phản ánh tình hình kinh doanh như thế nào mà nó còn cho thấy được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đó là lý do cho ta thấy tầm quan trọng trong phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Sau đây là số liệu về kết quả kinh doanh của ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2011:
Triệu đồng
Bảng 3.1. KẾT QUẢ KINH DOANH TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Tổng thu 239.510 331.729 611.421 92.219 38,503 279.692 84,313 Thu từ lãi 158.277 266.701 508.953 108.424 68,503 242.252 90,833 Thu ngoài lãi 81.233 65.028 102.468 -16.205 -19,949 37.440 57,575
Tổng chi 203.367 258.649 495.251 55.282 27,183 236.602 91,476
Chi từ lãi 167.661 215.857 467.961 48.196 28,746 252.104 116,792 Chi ngoài lãi 35.706 42.792 27.290 7.086 19,845 -15.502 -36,226
Lợi nhuận 36.143 73.080 116.170 36.937 102,197 43.090 58,963
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ)
Hình 3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA EXIMBANK
CẦN THƠ TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011
3.6.1. Thu nhập
Qua số liệu tại bảng 3.1 và hình 3.2, ta thấy thu nhập của ngân hàng tăng theo thời gian.
Trong đó, thu nhập từ lãi chiếm tỉ lệ khá cao trên 80% mỗi năm và biến động tương đối giữa các năm. Đây là khoản thu có được từ tiền lãi trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì đây là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, nên
ngân hàng liên tục đưa ra nhiều chương trình thu hút khách hàng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để không chỉ giữ chân khách hàng cũ mà còn thu hút khách hàng mới, từ đó giúp ngân hàng mở rộng cho vay. Ngân hàng triển khai sản phẩm “cho vay USD tài trợ nhập khẩu cố định tỉ giá bán ngoại tệ”;đồng thời thực hiện giảm lãi suất cho vay USD đối với doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá và hỗ trợ lãi suất cho vay đối với tổ chức cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh (Tài trợ xuất khẩu có bảo hiểm tỷ giá, khách hàng cam kết bán ngoại tệ theo tỷ giá kỳ hạn (Chương trình 1); Tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng, cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu; Tài trợ xuất khẩu, khách hàng cam kết bán ngoại tệ theo tỷ giá tại thời điểm bán (Chương trình 2),…); đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ngân hàng cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp; và sản phẩm “tài trợ xuất nhập khẩu bằng ngoại tệ có hỗ trợ lãi suất” với lãi suất ưu đãi,... Đó là lý do giúp ngân hàng tăngtỉ lệ này qua mỗi năm. Cụ thể năm 2010 tăng 68,503% so với năm 2009, và năm 2011 tăng 90,833%.
Ngân hàng không chỉ có thu nhập từ lãi mà còn có các khoản thu khác (thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền,…). Thu nhập này chiếm tỉ lệ tương đối trong tổng thu nhập, góp phần nâng cao thu nhập của ngân hàng. Từ năm 2009 đến năm 2011, thu nhập này tăng 21.235 triệu đồng, tương ứng 37,630%. Đó là kết quả từ việc không ngừng học hỏi của toàn hệ thống ngân hàng. Năm 2009, ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam đã ký kết hợp đồng kỹ thuật với ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation, hợp đồng này được ký kết góp phần quan trọng trong việc giúp Eximbank thực hiện thành công chiến lược phát triển của mình, đồng thời tạo điều kiện nâng cao chất lượng cho toàn hệ thống ngân hàng trên nhiều phương diện, trong đó có phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, ngân hàng doanh nghiệp. Ngân hàng không ngừng nghiên cứu đưa ra dịch vụ tiện ích (mobile banking, SMS banking, Vn Topup, thanh toán hoá đơn,… cùng với phong cách phục vụ tốt đã góp phần thu hút được nhiều khách hàng.
3.6.2. Chi phí
Khi nói đến thu nhập ta cũng cần đề cập đến chi phí vì nó ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận của ngân hàng. Chi phí hoạt động của ngân hàng gắn liền với
huy động vốn, điều chuyển vốn để cho vay và các chi phí khác như dịch vụ thanh toán, điều hành,... Theo thời gian, thu nhập tăng nên cũng kéo theo chi phí tăng.
Trong đó, chi phí từ lãi chiếm tỉ lệ caotrên 80% và tăng qua cácnăm, sự biến động này tương đối phù hợp với tình hình kinh doanh của ngân hàng.
Từ phần phân tích thu nhập, ta thấy thu nhập nói chung, thu nhập từ lãi nói riêng tăng qua thời gian phân tích. Một trong những nguyên nhân làm cho thu nhập này tăng là lãi suất biến động theo chiều hướngtăng, năm 2009 lãi suất dao động khoảng 8%, năm 2010 lãi suất tăng lên khoảng 15%, năm 2011 tăng gần 3,3% so với năm 2010. Do lãi suất cho vay tăng nên lãi suất huy động cũng tăng theo tuỳ vào cung – cầu vốn thị trường, mức độ tín nhiệm khách hàng vay.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế chưa thật sự thoát khỏi tác động của kinh tế thế giới từ năm 2008, tuy nhờ có chính sách hỗ trợ từ nhà nước mà nước ta có những thành tựu đáng kể nhưng nền kinh tế vẫn tiềm ẩn những dấu hiệu bất ổn, lạm phát tăng cao, thị trường tài chính tiền tệ chưa thật sự ổn định, tình hình lãi suất, tỉ giá trong nước biến động bất thường. Từ đây cũng làm cho giá cả thị trường tăng ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí hoạt động của ngân hàng.
Bên cạch đó, ngân hàng không ngừng đầu tư nâng cao công nghệ, nhân lực, …. để đa dạng hoá dịch vụ cung cấp cho khách hàng, cạnh tranh với các ngân hàng khác. Tất cả những điều đó đã làm cho chi phí của ngân hàng tăng lên qua mỗi năm.
3.6.3. Lợi nhuận
Sau khi tìm hiểu về thu nhập và chi phí, lợi nhuận là phần được rất nhiều người quan tâm. Trong hoạt động của ngân hàng không phải lợi nhuận cao là tốt mà nó phải được cân bằng với rủi ro, từ đó mới giúp ngân hàng thực hiện được định hướng phát triển bền vững.
Trong năm 2009, nền kinh tế nước ta vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế thế giới, nó cũngảnh hưởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nên trong năm 2009 lợi nhuận đạt được 36.143 triệu đồng, đến năm 2010 cùng với những chính sách nhà nước áp dụng để cải thiện nền kinh tế là sự nỗ lực và phương hướng phát triển đúng đắn của ngân hàng nên lợi nhuận năm nay có nhiều khởi sắc so với năm 2009 tăng 102,197%, đóng góp vàođó là nguồn thu từ kinh doanh ngoại hối (đạt 26.640 triệu đồng tăng 1.273,37% so với năm trước).
Đến năm 2011, lợi nhuận đạt 116.170 triệu đồng, tăng 58,963% so với năm 2010. Mặc dù thu nhập năm nay tăng nhiều hơn năm 2010 nhưng kéo theo đó là chi phí cũng tăng. Chủ yếu do, ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng nên ngân hàng phải tăng cường trong công tác thẩm định tín dụng và đảo bảo việc thu hồi nợ, đồng thời lãi suất huy động và lãi suất vay từ các nguồn khác tăng. Đó là lý do làm lợi nhuận năm nay tuy cũng tăng nhưng không đáng kể.
3.7. Kết quả kinh doanh của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011 và năm 2012 năm 2012
3.7.1. Thu nhập
Từ số liệu thống kê tại bảng 3.2, ta thấy thu nhập của 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011 tăng chậm 10,317% do năm 2012 là năm bất ổn đối với hệ thống ngân hàng, năm đầu tiên trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, và là năm có tỉ lệ nợ xấu cao, thanh khoản không tốt,….nên thu nhập này dù tăng nhưng khá thấp.
Bảng 3.2. KẾT QUẢ KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀNĂM 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 6 tháng năm 2011 6 tháng năm 2012
Số tiền Số tiền Số tiền %
Tổng thu 315.710 348.282 32.572 10,317
Thu từ lãi 262.797 286.845 24.048 9,151
Thu ngoài lãi 52.913 61.437 8.524 16,109
Tổng chi 250.625 274.688 24.063 9,601
Chi từ lãi 239.798 265.239 25.441 10,609
Chi ngoài lãi 10.827 9.449 -1.378 -12,727
Lợi nhuận 65.085 73.594 8.509 13,074
Triệu đồng
Trong 6 tháng đầu năm 2012, thu nhập từ lãi tăng cũng khá khiêm tốn chỉ 9,151% so với cùng kỳ năm 2011, tuy lãi suất cho vay giảm và ngân hàng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi nhưng do doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn vay để đầu tư sản xuất kinh doanh chưa cao, và đối với nhà đầu tư thì mặt bằng lãi suất hiện tại vẫn trên mức kỳ vọng, đặc biệt nguyên nhân cũng xuất phát từ sự thận trọng của ngân hàng trong công tác cho vay vì lo ngại tình trạng nợ xấu.
Thu nhập ngoài lãi trong 6 tháng đầu năm 2012 tăng 16,109%. Tỉ lệ này không cao nhưng cũng cho thấy được sự cố gắng của ngân hàng trong quá trình nghiên cứu để đưa ra nhiều chương trình, tiếp tục phát triển và hoàn thiện sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng: internet banking, mobile banking, ...
Hình 3.3. KẾT QUẢ KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ NĂM 2012
3.7.2. Chi phí
Chi phí 6 tháng đầu năm 2012 tăng 9,601% so với tổng chi phí của cùng kỳ năm 2011 là 250.625 triệu đồng. Trong đó, chi phí từ lãi tăng 10,609% tương ứng với thu nhập từ lãi tăng 9,151% so với cùng kỳ năm 2011. Các khoản chi phí này tăng phù hợp với tình hình tăng của thu nhập trong kỳ.
3.7.3. Lợi nhuận
Sau cái nhìn tổng quan về thu nhập và chi phí của ngân hàng, ta thấy lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 tăng 13,074% so với cùng kỳ năm 2011. Tỉ lệ tăng
này không cao, nguyên nhân chủ yếu từ tình hình kinh doanh kém hiệu quả của doanh nghiệp, và một số hạn chế của hệ thống ngân hàng về thanh khoản, nợ xấu ngày càng rõ nét đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN
THƠ TỪ NĂM 2009 ĐẾN HẾT THÁNG 6 NĂM 2012
4.1. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng
4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2011
Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng vì nó chi phối và quyết định hoạt