Phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp qua các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 71)

7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề

4.3.2Phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp qua các chỉ số tài chính

Ta sẽ đánh giá rủi ro tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng Eximbank chi nhánh Cần Thơ qua các chỉ số sau:

GVHD: Mai Lê Trúc Liên 72 SVTH: Huỳnh Ngọc Ngân

Bảng 4.19. BẢNG SỐ LIỆU TÍN DỤNG CỦA EXIMBANK CẦN THƠ TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011, 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 2010 2011 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012

Tổng tài sản (1) Triệu đồng 4.538.400 5.439.493 6.690.576 6.021.519 6.924.747

Doanh số cho vay (2) Triệu đồng 6.583.181 7.097.345 8.353.447 5.267.953 2.330.136

Doanh số thu nợ (3) Triệu đồng 6.528.600 8.257.506 8.848.485 6.072.399 2.565.182

Dư nợ (4) Triệu đồng 1.956.184 796.023 300.985 1.071.992 65.939

Dư nợ bình quân (5) Triệu đồng 1.928.894 1.376.104 548.504 934.008 183.462

Dự phòng RRTD được trích lập (6) Triệu đồng 18.346 7.221 2.309 8.319 534

Khoản vay đã được xoá (7) Triệu đồng 162 89 26 80 4

Nợ rủi ro (8) Triệu đồng 46.948 14.488 9.034 19.296 1.174

Dư nợ/tổng tài sản (9) = (4)/(1) % 43,103 14,634 4,499 17,803 0,952 Vòng quay vốn tín dụng (10) = (3)/(5) Vòng 3,385 6,001 16,132 6,501 13,982 Hệ số thu nợ (11) = (3)/(2) % 99,171 116,346 105,926 115,271 110,087 Dự phòng RRTD/dư nợ (12) = (6)/(4) % 0,938 0,907 0,767 0,776 0,809 Tỉ lệ mất vốn (13) = (7)/(5) % 0,008 0,006 0,005 0,009 0,002 Nợ rủi ro/dư nợ (14) = (8)/(4) % 2,400 1,820 3,001 1,800 1,780

4.3.2.1. Dư nợ trên tổng tài sản

Dư nợ trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận mang lại cho ngân hàng sẽ càng cao bên cạnh đó cũng kéo theo rủi ro cao. Biết được vấn đề này nên mục tiêu của Eximbank Cần Thơ là hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả. Nên ngân hàng đã cố gắng trong công tác thu hồi nợ, với lại hoạt động cho vay của ngân hàng tập trung chủ yếu ở ngắn hạn nên khoản vay luôn được thu hồi trong một năm.

Hình 4.5. DƯ NỢ TRÊN TỔNG TÀI SẢN CỦA EXIMBANK CẦN THƠ

Đối với ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ thì tỉ lệ này rất lớn trên 90% [3, tr.50], Vietcombank Cần Thơ tỉ lệ này đạt thấp nhất khoảng 76% [4, tr.67]. Trong khi Eximbank Cần Thơ thì tỉ lệ này cao nhất là gần 45%. Với phương châm hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả nên ngân hàng Eximbank Cần Thơ thật thận trọng trong khâu thẩm định tín dụng, đồng thời phân tán nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh khác. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm

% % 43,103 14,634 4,499 0,952 17,803

2012, ta có thể nhận thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng đang có chiều hướng giảm nên ngân hàng cần xem xét lại và đưa ra biện pháp để nâng cao tín dụng.

4.3.2.2. Vòng quay vốn tín dụng

Hình 4.6. VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG CỦA EXIMBANK CẦN THƠ

Qua ba năm 2009, 2010, 2011 ta thấy vòng quay tín dụng được nâng cao. Nguyên nhân là DSTN tăng hơn so với DSCV trong từng năm vì hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng chiếm tỉ trọng rất lớn và thời hạn vay chủ yếu dưới 6 tháng, đồng thời RRTD ngắn hạn cũng giảm dần theo như đã phân tích nên luân chuyển vốn khá tốt, lợi nhuận của ngân hàng cũng được nâng cao. Trong 6 tháng đầu năm 2012 vòng quay vốn tín dụng cũng tăng so với cùng kỳ năm 2012, do chất lượng các khoản vay của ngân hàng ngày được nâng cao, ngân hàng không chỉ thẩm định cho vay chặt chẽ mà còn tập trung cho vay đối với khách hàng có hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Vòng 6,501 13,982 Vòng 3,385 6,001 16,132

4.3.2.3. Hệ số thu nợ

Hình 4.7. HỆ SỐ THU NỢ CỦA EXIMBANK CẦN THƠ

Nhìn chung hệ số thu nợ của ngân hàng khá tốt, qua các năm nghiên cứu đều trên 100%. Trong khi ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ hệ số thu nợ ba năm 2009, 2010 và 2011 chỉ dao động khoản 96% [3, tr.50] và Vietcombank Cần Thơ cao nhất khoảng 97% [4, tr.67]. Nguyên nhân là do DSTN tăng cao hơn DSCV vì khoản vay ngắn hạn là chủ yếu và là khoản vay thường xuyên của doanh nghiệp nên doanh nghiệp rấtchú ý đến thời hạn trả nợ, cùng với sự biểu hiện của vòng quay tín dụng cho ta thấy sự hữu hiệu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2012 hệ số này có biểu hiện giảm xuống nên ngân hàng cần chú ý hơn trong công tác thu nợ, tìm kiếm khách hàng để ngày càng nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng.

% % 115,271 99,171 105,926 116,346 110,087

4.3.2.4. Dự phòng RRTD trên dư nợ

Hình 4.8. DỰ PHÒNG RRTD TRÊN DƯ NỢ CỦA EXIMBANK CẦN THƠ

Trong ba năm 2009, 2010, 2011 dư nợ giảm dần và tỉ lệ dự phòng RRTD/dư nợ cũng giảm. Từ đây cho thấy tình hình nợ rủi ro được cải thiện hơn. Trong năm 2010, 2011 tình hình kinh tế đã dần khôi phục, doanh nghiệp kinh doanh có nhiều khởi sắc, cũng nhờ vào sự nhắc nhở thường xuyên của cán bộ tín dụngvà đặc biệt là khâu thẩm định cho vay luôn chặt chẽ nên ngày càng hạn chế nợ rủi ro.

So với 6 tháng đầu năm 2011, cùng kỳ năm 2012 có tỉ lệ dự phòng RRTD/dư nợ cao hơn. Vì tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vào cuối năm 2011 nên cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng trả nợ đúng hẹn của doanh nghiệp.

% % % 0,767 0,907 0,938 0,776 0,809

4.3.2.5. Tỉ lệ mất vốn

Hình 4.9. TỈ LỆ MẤT VỐN CỦA EXIMBANK CẦN THƠ

Tuy nợ quá hạn trong năm 2010 và năm 2011 có tỉ lệ cao hơn so với năm 2009 nhưng chất lượng tín dụng được đảm bảo vì đa phần khách hàng là khách hàng giao dịch thường xuyên với ngân hàng và được ngân hàng đánh giá cao về năng lực trả nợ hơn nên tỉ lệ mất vốn giảm theo thời gian.

Trong 6 tháng đầu năm 2012 tỉ lệ mất vốn cũng giảm so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân không chỉ nhờ dư nợ giảm, nợ quá hạn giảm mà còn là sự thận trọng của ngân hàng trước khi phát vay vì lo sợ trước tình hình kinh tế này. Đồng thời sau phát vay ngân hàng không ngừng kiểm tra tình hình kinh doanh của khách hàng để đảm bảo khách hàng thực hiện đúng theo những yêu cầu đã ký kết với ngân hàng trong hợp đồng tín dụng.

% % 0,008 0,006 0,005 0,009 0,002

4.3.2.6. Nợ rủi ro trên dư nợ

Hình 4.10. NỢ RỦI RO TRÊN DƯ NỢ CỦA EXIMBANK CẦN THƠ

Nợ rủi ro xuất hiện nhiều trong năm 2011, vì vào cuối năm nay tình hình kinh doanh của doanh nghiệp rơi vào tình trạng bế tắc, doanh nghiệp phá sản rất nhiều nên không thể trả nợ đúng hẹn. Do đó, nợ quá hạn thuộc nhóm 1 chuyển dần qua các nhóm nợ khác làm tăng tỉ lệ này lên.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, tỉ lệ này đang giảm xuống so với cùng kỳ năm 2011. Do dư nợ giảm nên làm giảm nợ quá hạn, đồng thời nhờ công tác thẩm định, thu hồi nợ của ngân hàng đạt hiệu quả. Từ đây có thể thấy được chất lượng khách hàng cũng được nâng cao.

% % 2,400 1,820 3,001 1,800 1,780

4.3.3. Đánh giá rủi ro tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng

Trên cơ sở phân tích mức độ rủi ro tín dụng qua các chỉ số: Nợ xấu, chỉ số RRTD, hệ số nợ quá hạn, dư nợ trên tổng tài sản, vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ dự phòng RRTD / dư nợ, tỉ lệ mất vốn và nợ rủi ro / dư nợ. Ta đưa ra nhận xét về tình hình rủi ro tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng như sau:

Nợ xấu ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao trong những năm qua. Nhưng mức độ rủi ro là không cao vì ngân hàng chủ yếu là khoản vay ngắn hạn nên doanh nghiệp thực hiện khá tốt nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng để không bị ảnh hưởng đến những khoản vay sau này. Ngoài ra, nó cũng tập trung nhiều ở hình thức cho vay có đảm bảo nên ngân hàng sẽ có được nguồn tiền khác bù đắp nếu doanh nghiệp không thể trả nợ.

Chỉ số rủi ro tín dụng nằm trong giới hạn 3%. Hệ số nợ quá hạn giao động từ 10%-16%. Tuy hệ số này nằm ngoài giới hạn 5% nhưng đây chỉ là những khoản nợ chậm trả, được ngân hàng đánh giá là đa phần có khả năng thu hồi.

Nhờ vào công tác thu hồi nợ khá hữu hiệu nên ngân hàng làm giảm dư nợ qua các năm và làm tăng độ an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ của ngân hàng là khá tốt nên cho thấy công tác quản lý tín dụng của ngân hàng khá hữu hiệu.

Dự phòng RRTD/dư nợ, tỉ lệ mất vốn, nợ rủi ro/dư nợ có xu hướng giảm. Từ đây cho thấy công tác quản lý nợ quá hạn và nợ xấu khá tốt.

Tóm lại, công tác quản lý tín dụng của ngân hàng khá tốt, rủi ro tín dụng nằm trong kiểm soát. Hoạt động tín dụng của ngân hàng khá an toàn.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH

NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.1. Nguyên nhân rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng

Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Nguyên nhân xuất phát từ khách hàng chủ yếu là sử dụng vốn sai mục đích. Khi khách hàng vay vốn để thực hiện kinh doanh theo mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng. Nên ngân hàng chỉ thẩm định cho vay theo mục đích và lĩnh vực khách hàng đưa ra. Nhưng sau khi phát vay, khách hàng đã đầu tư vào lĩnh vực khác. Vì đó là lĩnh vực kinh doanh không đúng với năng lực của khách hàng nên khả năng thành công của khách hàng là không cao nên làm giảm hiệu quả trả nợ của khách hàng.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Nhiều trường hợp khách hàng vay có các chỉ tiêu tài chính rất khả quan: doanh số hoạt động tăng qua mỗi năm, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, nhưng khách hàng vẫn không trả được nợ vay. Bởi vì nguồn số liệu mà cán bộ tín dụng sử dụng tính toán có chất lượng kém, không chính xác, hoặc nguồn số liệu đã quá xa so với thời điểm vay vốn nên hiệu quả thẩm định thấp, thậm chí mất tác dụng.

- Trước năm 2011 cán bộ tín dụng phải đảm nhiệm toàn bộ quy trình cho vay bao gồm: thẩm định dự án, giám sát hoạt động của khách hàng, quản lý theo dõi tài sản đảm bảo...áp lực công việc quá cao, mỗi cán bộ tín dụng phải quản lý một lượng khách hàng lớn và tìm kiếm khách hàng mới, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của cán bộ tín dụng.

5.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng

- Để giảm thiểu nợ xấu, ngân hàng cần tăng cường siết chặt thẩm định cho vay, thực hiện tách biệt các khâu thẩm định, tiếp nhận cho vay và giải ngân không để một nhân viên tín dụng đảm nhận hết các khâu như trước đây.

- Lựa chọn khách hàng vay vốn mới, tăng cường giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực: nông nghiệp, nông thôn, sản xuất – kinh doanh.

- Ngân hàng cần linh hoạt hơn trong công tác thu hồi nợ. Khi khách hàng không trả nợ kịp thời hạn đã ký trong hợp đồng nhưng lý do không bắt nguồn từ năng lực kinh doanh của khách hàng hay tình hình kinh doanh hiện tại, mà do đối tác của khách hàng chậm trễ trong việc thanh toán cho khách hàng thì ngân hàng có thể thực hiện biện pháp cơ cấu lại nợ (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) thì khách hàng hoàn toàn có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Để nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụng đúng nguồn và số liệu mới nhất để tín toán, ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá, xem xét trách nhiệm của cá nhân liên quan đến các khoản nợ xấu và gán trách nhiệm thu hồi nợ xấu với trách nhiệm của cá nhân liên quan.

- Hiện tại, ngân hàng đang thực hiện mô hình ba bộ phận để phân định trách nhiệm giữa các khâu trong hoạt động tín dụng (bộ phận giao dịch khách hàng, thẩm định và kiểm tra kiểm soát) tạo cơ chế kiểm tra, kiểm soát chéo trong quá trình cấp tín dụng. Để tạo điều kiện cho quá trình kiểm tra, kiểm soát trong quá trình cấp tín dụng hữu hiệu hơn, ngân hàng cần tăng cường thêm bộ phận thứ ba giám sát quá trình kiểm tra, kiểm soát chéo.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả. Thu nhập, chi phí, lợi nhuận đều tăng. Chi phí tăng là do thu nhập của ngân hàng tăng, ngân hàng chưa có biện pháp giảm tốc độ tăng của chi phí để lợi nhuận đạt được cao nhất. Qua các năm, ngân hàng không ngừng đưa ra dịch vụ tiện ích cũng như chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Do đó, nó đã góp phần không nhỏ trong việc tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, thu nhập từ lãi là phần chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng do tình hình kinh tế diễn biến không tốt nên đã làm lợi nhuận từ lãi tăng không đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2012.

Do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế bất thường đã làm ảnh hưởng đến DSCV, DSTN và dư nợ của ngân hàng. Trong ba năm 2009, 2010 và 2011, DSCV, DSTN đều tăng nhưng dư nợ lại giảm. Tình hình này trong 6 tháng đầu năm 2012 có diễn biến xấu hơn so với cùng kỳ năm 2011. Tuy đầu năm 2012 lãi suất giảm nhưng do tình hình kinh doanh không tốt của doanh nghiệp và thực trạng nợ xấu các ngân hàng mà ngân hàng rất e ngại trong cho vay. Và một phần do doanh nghiệp vẫn chưa muốn vay vì lãi suất chưa như mong đợi.

Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng trong ba năm 2009, 2010 và 2012 bình quân là 14,67%, trong 6 tháng đầu năm 2011 và năm 2012 là 11%.Nhưng phần lớn trong nợ quá hạn là nợ nhóm 1 dao động khoảng 84%. Tuy đây là khoản nợđược ngân hàng đánh giá là không rủi ro nhưng nó đã không đúng theo nguyên tắc cho vay nên sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán vốn của ngân hàng. Do đó, ngân hàng không nên lơ là đối với nợ quá hạn thuộc nhóm nợ này nếu không dễ tạo thói quen trễ hạn cho khách hàng. Và khả năng tạo ra nợ rủi ro từ đây cũng cao hơn. Tuy nợ quá hạn tăng tương đối nhưng nợ rủi ro của ngân hàng thì có chiều hướng giảm. Nên cho ta thấy công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng ngày càng được chú trọng hơn.

Qua phân tích, hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn và có tài sản đảm bảo. Vì đây là hoạt động ít rủi ro, ngân hàng xoay vòng vốn nhanh để thanh toán cho nguồn vốn huy động ngắn hạn. Và nợ xấu

nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng (dưới 3%). Từ đây cho thấy công tác quản lý nợ của ngân hàng khá hữu hiệu.

So với ngân hàng TMCP Á Châu và Vietcombank chi nhánh Cần thơ thì hoạt động tín dụng của ngân hàng rất an toàn vì dư nợ trên tổng tài sản nhỏ hơn. Và hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng hiệu quả hơn vì hệ số thu nợ lớn hơn hai ngân hàng này.

6.2. Kiến nghị

6.2.1. Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Hoàn thiện hệ thống thông tin của CIC, đưa ra nhiều hơn những sản phẩm có lợi cho các ngân hàng trong việc đánh giá khách hàng, nâng cao trách nhiệm của CIC trong việc nâng cao tính chính xác và kịp thời của thông tin. Và cần xây dựng quyền hạn truy cập thông tin trên CIC để cán bộ tín dụng có thể tìm kiếm thông tin có lợi cho công tác cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp.

- Điều hành chính sách tiền tệ thông qua chính sách lãi suất (tăng hay giảm theo từng thời kỳ) phải linh hoạt và thận trọng để vừa đảm bảo tỷ lệ lạm phát ở mức chấp nhận được, giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định và đảm bảo

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 71)