Lợi thế thương mại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 77)

Trước đây theo IAS 22 lợi thế thương mại được phân bổ dần vào chi phí trong kỳ nhưng hiện nay theo IFRS 3 (2010) thay thế IAS 22 thì lợi thế thương mại không được phân bổ thay vào đó, hàng năm doanh nghiệp phải đánh giá lại tổn thất. Tại Việt Nam, VAS 11 qui định lợi thế thương mại phát sinh từ giao dịch hợp nhất kinh doanh được phân bổ không quá 10 năm và chưa có chuẩn mực quy định về giảm giá trị của tài sản. Thực tế các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ cho rằng lợi thế thương mại nên là tài sản và khấu hao tối đa 10 năm, các doanh nghiệp có quy mô lớn lại muốn đánh giá lại tổn thất tài sản. Tác giả kiến nghị Bộ Tài Chính có thể quy định cách ghi nhận lợi thế thương mại cho các năm tiếp theo riêng biệt theo quy mô của các doanh nghiệp. Theo đó:

- Đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ghi nhận lợi thế thương mại

được ghi nhận như là tài sản và khấu hao. Tại các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ các giao dịch hợp nhất kinh doanh có thể giá trị không lớn, vì thế chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ nhỏ. Nhân viên kế toán lại chưa đủ tầm, thì ghi nhận theo cách thức này là tương đối phù hợp.

- Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn lợi thế thương mại được ghi nhận như

là tài sản và đánh giá tổn thất hàng năm. Tại các doanh nghiệp này các giao dịch hợp nhất có thể có giá trị lớn, chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ lớn. Nếu chọn khấu hao lợi thế thương mại có giá trị lớn, thời gian hữu ích của nó lại không thể ước tính một

cách chính xác sẽ làm giảm đi độ tin cậy đối với báo cáo tài chính. Vì có nhiều khả năng giá trị ghi sổ của lợi thế thương mại trên báo cáo tài chính có thể cao hơn nhiều so với giá trị có thể thu hồi thực của nó, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Theo tác giả đây là giải pháp từng bước trong lộ trình tiến tới hội tụ toàn cầu. Giải pháp phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh hiện tại ở Việt Nam. Tuy nhiên, để giải pháp 2 thực thi được, Bộ Tài Chính cần chỉnh sửa các quy định hướng dẫn khác liên quan đến việc đánh giá tổn thất tài sản cho tương thích. Ví dụ như:

Theo Thông tư 40/2010/TT–BTC doanh nghiệp thực hiện đánh giá lại tài sản theo quy định để góp vốn, để điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, và chỉ đánh giá lại trong các trường hợp được nhà nước quy định16. Như vậy các doanh nghiệp không được tự ý đánh giá lại tài sản mà phải có quy định và do cơ quan có thẩm quyền đánh giá. Do vậy, cần thiết sửa đổi các quy định có liên quan tránh chồng chéo lên nhau gây bất cập trong thực tiễn áp dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)