Mục tiêu khảo sát: Mục tiêu của việc khảo sát nhằm đánh giá thực trạng áp dụng
kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh ở một số nội dung, chỉ rõ các hạn chế, tồn tại và
12 Hằng Nga, BRC: Tập đoàn CN Cao su Việt Nam nâng sở hữu lên 22.74%
nguyên nhân của chúng từ đó làm cơ sở đưa ra kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống pháp lý về kế toán liên quan đến giao dịch này cho phù hợp với điều kiện thực tế, cũng như góp phần nâng cao chất lượng cung cấp thông tin của báo cáo tài chính hợp nhất trong thời gian tới.
Phạm vi khảo sát: Do giới hạn về khoảng cách địa lý, tác giả chỉ khảo sát các
doanh nghiệp có giao dịch hợp nhất kinh doanh tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Phụ lục 02). Thời gian nghiên cứu được chọn kể từ đầu tháng 11/2012 đến tháng 03/2013.
Đối tượng khảo sát: Nhân viên kế toán thuộc các doanh nghiệp có giao dịch hợp
nhất kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp khảo sát:
- Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp tại doanh nghiệp, qua email đến các nhân viên làm công tác kế toán tại các doanh nghiệp khảo sát, và một số nơi thuận tiện bằng mẫu điều tra khảo sát soạn sẵn (Phụ lục 01). Do tính riêng biệt của luận văn – chỉ khảo sát những doanh nghiệp có giao dịch hợp nhất kinh doanh nên mẫu được thu thập đa phần dựa trên mối quan hệ quen biết, giới thiệu. Mỗi doanh nghiệp chỉ phỏng vấn một người, là cá nhân có tham gia vào công tác kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh trong doanh nghiệp đó. Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
- Dữ liệu trong bảng khảo sát được phân tích bằng phần mềm phân tích định lượng SPSS 22.0. Nội dung câu hỏi và kết quả khảo sát đã trình bày trong phụ lục số 01 và 03. Thông qua SPSS 22.0 đề tài sử dụng các phương pháp sau:
• Phương pháp bảng tùy biến (Custom Table) là phương pháp khảo sát mối liên hệ giữa các cặp kết hợp của các biến cần quan tâm.
• Phương pháp phân tích bảng chéo (Cross Tabs) để nghiên cứu mối quan hệ giữa một số biến với một số biến khác trong bảng khảo sát. Việc phân tích biến theo cột hay theo hàng là tuỳ thuộc biến đó được xem xét là biến độc lập hay biến phụ thuộc.
Thông thuờng khi xử lý, biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc.
• Phương pháp kiểm định phi tham số: với kiểm định Chi - bình phương nhằm kiểm tra có hay không mối quan hệ giữa 2 yếu tố trong tổng thể. Giả thuyết:
H0: Không có mối quan hệ giữa hai biến H1: Có mối quan hệ giữa hai biến
Giá trị P–value (Sig.) là xác suất loại bỏ giả thuyết H0 khi P–value (Sig.) quá lớn. Trong SPSS, P–value (Sig.) được gọi là mức ý nghĩa quan sát. Với độ tin cậy của nghiên cứu là 95% thì nguyên tắc kết luận:
Chấp nhận H0: P–value (Sig.) > α (mức ý nghĩa) = 0,05 Bác bỏ H0: P–value (Sig.) < α (mức ý nghĩa) = 0,05