Quy định pháp lý về kế toán trong giao dịch hợp nhất kinhdoanh tạ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 38)

Hệ quả từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho các doanh nghiệp mang nhiều nợ xấu, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản khi môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn. Tác động này ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Cụ thể trong quý 1/2013, cả nước có hơn 15.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập nhưng có tới 15.283 doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động5. Doanh nghiệp rời bỏ thị trường sẽ để lại nhiều hệ lụy từ thất nghiệp đến thất thu ngân sách nhà nước, trong khi những doanh nghiệp mới thành lập lại chưa tạo được lợi ích ngay cho xã hội. Trước khó khăn này các tổ chức kinh tế buộc phải hợp tác kinh doanh với nhau làm làn sóng hợp nhất kinh doanh diễn ra sôi động hơn – giải pháp giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô, giảm đối thủ cạnh tranh, và mở rộng thị trường.

5 Lê Vân, Khi phá sản là sự tàn phá sáng tạo

Thực tế cho thấy hình thức giao dịch hợp nhất kinh doanh như thế này mang những ưu điểm nhất định. Tại Việt Nam hợp nhất doanh nghiệp lần đầu xuất hiện trong Hệ thống kế toán được ban hành theo Luật doanh nghiệp (1999) và gần đây có nhiều nội dung mới được bổ sung trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như các thông tư hướng dẫn thay thế các thông tư cũ nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng cao, cũng như giúp các doanh nghiệp có thể tìm ra cách thức hạch toán phù hợp. Hệ thống văn bản được Bộ Tài Chính ban hành có liên quan đến kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh bao gồm:

• VAS 07 – Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết;

• VAS 08 – Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh; • VAS 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái;

• VAS 11 – Hợp nhất kinh doanh; • VAS 21 – Trình bày báo cáo tài chính; • VAS 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

• VAS 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào Công ty con. Kèm theo các chuẩn mực kế toán này Bộ Tài Chính đã hướng dẫn tại các thông tư sau:

- Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn mực kế toán ban hành kèm theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002, quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính – thay thế thông tư số 23/2005/QĐ-BCT ngày 30/05/2005.

- Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 hướng dẫn thực hiện 4 chuẩn mực kế toán ban hành kèm theo quyết định số 100/2005/QĐ-BCT ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

- Thông tư 138/2012/TT-BTC ngày 20/08/2012 phân bổ lợi thế thương mại của Công ty cổ phần chuyển đổi tư doanh nghiệp nhà nước.

- Thông tư số 179/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp.

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng dựa trên hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, đã loại trừ những điểm không phù hợp và bổ sung những đặc điểm riêng của Việt Nam. Cụ thể: VAS 11 dựa trên IFRS 3(2004) Hợp nhất kinh doanh, VAS 25 dựa trên một phần tương ứng với IAS 27(2004) Báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất. Cho đến năm 2013, IFRS 3(2004) và IAS 27(2004) đã được thay thế bằng phiên bản năm 2008, và hiện nay là IFRS 3(2011), riêng IAS 27 được thay thế bằng IAS 27 (2011) Báo cáo tài chính riêng; báo cáo tài chính hợp nhất được ban hành mới trong IFRS 10 Báo cáo tài chính hợp nhất. Chính vì thế, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam có liên quan đến kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh có sự khác biệt với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 38)