Ghi nhận và đo lường lợi ích của cổ đông thiểu số

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 44)

VAS 11 định nghĩa lợi ích của cổ đông thiểu số: là một phần của kết quả hoạt động thuần và giá trị tài sản thuần của một công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con. Chỉ tiêu này được trình bày tách biệt với nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty mẹ trên bảng cân đối kế toán hợp nhất. Tuy nhiên VAS 11 lại không quy định cụ thể cách xác định lợi ích của công thiểu số khi quyền kiểm soát được thiết lập.

Đối với các khoản lỗ tương ứng với phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong công ty con được hợp nhất có thể lớn hơn số vốn của họ trong công ty con. Khoản lỗ vượt trên phần vốn của các cổ đông thiểu số này được tính giảm vào phần lợi ích của công ty mẹ trừ khi cổ đông thiểu số có nghĩa vụ ràng buộc và có khả năng bù đắp các khoản lỗ đó. Nếu sau đó công ty con có lãi, khoản lãi đó sẽ được phân bổ vào phần lợi ích của công ty mẹ cho tới khi phần lỗ trước đây do công ty mẹ gánh chịu được bồi hoàn đầy đủ.

2.1.2.3 Ghi nhận và đo lường lợi thế thương mại hoặc lãi từ việc mua giá rẻ.

- Lợi thế thương mại là một loại tài sản vô hình đặc biệt, chỉ xuất hiện khi có các

giao dịch hợp nhất kinh doanh. Theo VAS 11 – Hợp nhất kinh doanh thì lợi thế thương mại là những lợi ích kinh tế trong tương lai phát sinh từ các tài sản không xác định được và không ghi nhận được một cách riêng biệt.

Tại ngày mua bên mua sẽ ghi nhận lợi thế thương mại phát sinh khi hợp nhất kinh doanh là tài sản; và xác định giá trị ban đầu của lợi thế thương mại theo giá gốc. Lợi thế thương mại được xác định tương ứng với tỷ lệ quyền sở hữu trong giá trị hợp lý tài sản thuần của bên bị mua. Theo đó:

Lợi thế Giá phí hợp Tỷ lệ quyền sở Giá trị hợp lý tài sản Thương mại nhất kinh doanh hữu của bên mua thuần của bên bị mua = - x

Lợi thế thương mại được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh nếu giá trị nhỏ hoặc phải phân bổ dần trong suốt thời gian sở hữu hữu ích ước tính (nếu giá trị lớn), thời gian phân bổ theo phương pháp đường thẳng tối đa không quá 10 năm kể từ ngày được ghi nhận. Phương pháp phân bổ phải được áp dụng nhất quán cho các thời kỳ trừ khi có sự thay đổi về cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của lợi thế thương mại đó.

Thời gian phân bổ và phương pháp phân bổ lợi thế thương mại phải được xem xét lại cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích của lợi thế thương mại khác biệt lớn so với ước tính ban đầu thì phải thay đổi thời gian phân bổ. Nếu có sự thay đổi lớn về cách thức thu hồi lợi ích kinh tế trong tương lai do lợi thế thương mại đem lại thì phương pháp phân bổ cũng phải thay đổi. Trường hợp này phải điều chỉnh chi phí phân bổ của lợi thế thương mại cho năm hiện hành và các năm tiếp theo và phải được thuyết minh trong báo cáo tài chính.

- Khi giá phí hợp nhất kinh doanh nhỏ hơn phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và khoản nợ tiềm tàng của bên bị mua thì phần chênh lệch nhỏ hơn này được coi là mua hàng giá rẻ (bất lợi thương mại). Trong trường hợp này bên mua phải: xem xét lại việc xác định giá trị của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, nợ tiềm tàng và việc xác định giá phí hợp nhất kinh doanh; và ghi nhận ngay vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tất cả các khoản chênh lệch vẫn còn sau khi đánh giá lại.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)