Áp dụng phương pháp mua

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 75)

Hiện nay, trên thế giới xu hướng nguyên tắc giá gốc sẽ bị thay thế bởi kế toán theo phương pháp giá trị hợp lý ngày càng tăng. Cụ thể vào tháng 9/2010, IASB đã công bố phát hành IFRS 13 Fair value – Giá trị hợp lý (2011) có hiệu lực từ 01/01/2013, hay Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB) cũng đã cập nhật chủ đề ASC 820 Fair value measurements – Đo lường giá trị hợp lý. Đây là nỗ lực của các cơ quan ban hành chuẩn mực trong việc tạo ra thông tin kế toán phù hợp hơn, trong tiến trình nhằm hoàn thành dự án lớn – cải thiện Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS và các nguyên tắc kế toán được thừa nhận của US.GAAP để mang lại sự hội tụ.

Theo VAS 11 - Hợp nhất kinh doanh quy định tất cả các trường hợp hợp nhất đều phải áp dụng theo phương pháp mua. Phương pháp này yêu cầu ghi nhận và đo lường rất nhiều nội dung và khoản mục theo giá trị hợp lý như: tài sản đã mua, nợ phải trả có thể xác định được, nợ tiềm tàng phải gánh chịu, ghi nhận và đo lường lợi ích của cổ đông thiểu số, lợi thế thương mại,.. Tuy nhiên, Luật kế toán năm 2003 lại quy định: “giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng”15.

Vì thế tác giả kiến nghị điều chỉnh Luật kế toán (2003) theo cách thức hướng vào những nguyên tắc (priciples – based). Theo đó quy định, mọi nguyên tắc kế toán áp dụng trong ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính, doanh nghiệp sẽ tuân thủ theo quy định của Chuẩn mực chung, vì chuẩn mực này đưa ra những khung hướng dẫn cho những chuẩn mực khác và chịu sự điều chỉnh của Luật kế toán.

Khi Luật kế toán sửa đổi thì chuẩn mực chung - VAS 1 cần quy định rõ nguyên tắc giá gốc được áp dụng cho ghi nhận ban đầu. Nguyên tắc áp dụng sau ghi nhận ban đầu tùy thuộc vào đối tượng kế toán (như bất động sản đầu tư, công cụ tài chính, các nội dung được đo lường theo phương pháp mua,..) được quy định chi tiết trong từng chuẩn mực cụ thể.

Sau đó, chúng ta có thể ban hành mới chuẩn mực giá trị hợp lý để kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh thuận tiện hơn khi áp dụng phương pháp mua. Việt Nam có thể xây dựng chuẩn mực này trên cơ sở đối chiếu với chuẩn mực quốc tế IFRS 3 Fair value – Giá trị hợp lý (2011) của IASB. Tuy nhiên, đây là một vấn đề quá lớn tác giả không đủ tầm đưa ra kiến nghị cụ thể, nó có thể là chủ đề cho những nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)