Phần lớn người sử dụng đều hiểu rằng thông tin trên báo cáo tài chính quan trọng và ảnh hưởng như thế nào đối với việc ra quyết định. Nhưng lâu nay khi đề cập đến báo cáo tài chính, chúng ta chỉ nghĩ đến đó là báo cáo tài chính riêng của một công ty. Đối với một tập đoàn, nơi đó có công ty mẹ và nhiều công ty con thì báo cáo tài chính riêng không thể cung cấp đầy đủ thông tin được.
Việc tiếp cận báo cáo tài chính hợp nhất cũng như hiểu đúng thông tin, và sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất để đưa ra quyết định của người sử dụng còn nhiều điều phải bàn đến. Để nắm bắt được tình hình thực tế của doanh nghiệp hợp nhất, và để có thể đưa ra được các quyết định tối ưu, người sử dụng thông tin cần cập nhật cho mình kiến thức đủ để hiểu được những thông tin cần thiết trên báo cáo tài chính hợp nhất để ra quyết định.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của luận văn đã đưa ra các kiến nghị trong việc vận dụng kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh vào thực tiễn bao gồm: ghi nhận lợi thế thương mại, đo lường và trình bày lợi ích cổ đông thiểu số, phương pháp kế toán các bút toán sau mua, xử lý chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả trên báo cáo tài chính hợp nhất, xử lý lãi có được từ việc mua giá rẽ sau khi mua thêm tài sản thuần của công ty con, giải pháp công bố thông tin cũng như một số giải pháp đối với các bên có liên quan. Việc chỉnh sửa các nội dung này nhằm nâng cao tính thực tiễn cho các chuẩn mực của Việt Nam, cũng như hòa hợp hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế.
Hợp nhất kinh doanh là một chủ để phức tạp nên cần có các hướng dẫn chi tiết và phù hợp. Các đề xuất trong chương 3 có thể xem là một trong những giải pháp theo hướng phát triển chung của chuẩn mực kế toán quốc tế để được quốc tế công nhận, đồng thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm các tham khảo trong giao dịch hợp nhất kinh doanh. Tuy nhiên để hoàn thiện kế toán giao dịch tài chính hợp nhất cần được chú trọng đến mối quan hệ của các bên có liên quan như: sự kết hợp đồng bộ từ khâu soạn thảo chế độ kế toán đến khâu đào tạo kế toán và thực hiện công tác kế toán cũng như những người sử dụng thông tin đó.
PHẦN KẾT LUẬN
Khi nền kinh tế gặp khó khăn, càng bộc lộ những bất ổn trong công tác quản lý tài chính của các doanh nghiệp bao nhiêu, càng thấy cần thiết phải hoàn thiện các quy định kế toán bấy nhiêu. Chuẩn mực kế toán Việt Nam về giao dịch hợp nhất kinh doanh được xây dựng và ban hành dựa theo chuẩn mực quốc tế và có học tập kinh nghiệm một số nước cho phù hợp. Chính vì thế việc hoàn thiện kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như ảnh hưởng của nó đến tình hình tài chính là vấn đề hết quan trọng.
Những quy định liên quan đến giao dịch hợp nhất kinh doanh hiện nay chưa đầy đủ, hoặc chưa rõ ràng đã gây thêm khó khăn, vướng mắc cho việc vận dụng. Từ đó dẫn đến việc các doanh nghiệp không áp dụng hoặc vận dụng tùy tiện sao cho thuận tiện nhất, hậu quả là báo cáo tài chính cung cấp thông tin kém hiệu quả. Luận văn vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp nhất kinh doanh vào điều kiện của Việt Nam một số nội dung cụ thể, nhằm nâng cao tính thực tiễn trong áp dụng cũng như hướng tới mục tiêu hội nhập hoàn toàn với quốc tế vào năm 2020.
Do tính chất phức tạp cũng như do tác giả chưa đủ tầm, nên có một số vấn đề chưa được đề cập đến trong luận văn như: đo lường giá trị hợp lý, kế toán trong giao dịch hợp nhất đầu tư vòng tròn và giao dịch hợp nhất kinh doanh đối với các tập đoàn kinh tế đa ngành. Những hạn chế này sẽ là những đối tượng của các nghiên cứu tiếp theo./
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Huỳnh Thị Diểm Thúy (2009), Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện VAS 11 của Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
2. Khoa Kế toán – Kiểm toán Đại học Kinh tế TP.HCM (2011), Áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế – Nhà xuất bản Phương Đông 2011.
3. Khoa Kế toán – Kiểm toán Đại học Kinh tế TP.HCM (2012), Bài giảng lý thuyết kế toán (hệ cao học).
4. Nguyễn Phú Cường (2007), Chuẩn mực hợp nhất kinh doanh: từ lý luận đến thực tiễn ứng dụng vào kế toán ở các doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
5. Nguyễn Phú Giang (2009), Kế toán hợp nhất kinh doanh và hợp nhất báo cáo tài chính – Nhà xuất bản Tài chính 2009.
6. Nguyễn Thị Hoàng Lan (2008), Hoàn thiện một số chính sách kế toán áp dụng cho hợp nhất kinh doanh và lập báo cáo tài chính hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
7. Nguyễn Thị Kim Oanh (2009) Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế hoàn thiện báo cáo tài chính hợp nhất tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
8. Nguyễn Thị Thùy Trang (2009) Vấn đề kế toán hợp nhất kinh doanh tại Việt Nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
9. Nhóm tác giả Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM (2012), Vận dụng giá trị hợp lý trong việc ghi nhận và trình bày thông tin của một số khoản mục trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam.
10. Tạp Chí Phần mềm Misa (2012), Báo cáo tài chính hợp nhất – nhìn nhận dưới góc độ chuyên gia.
11. Trần Quốc Thịnh (2012), Thách thức của quá trình hội tụ kế toán quốc tế và những kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kiểm toán số 3/2012.
12. Trần Tống Hòa Dung (2007), Một số giải pháp hoàn thiện chuẩn mực hợp nhất kinh doanh, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
13. VAS và các hướng dẫn của Bộ Tài Chính
Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn ực kế toán ban hành kèm theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 1/12/2001, quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002, quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính – thay thế thông tư số 23/2005/QĐ-BCT ngày 30/05/2005.
Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 hướng dẫn thực hiện 4 chuẩn mực kế toán ban hành kèm theo quyết định số 100/2005/QĐ-BCT ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Thông tư 138/2012/TT-BTC ngày 20/08/2012 phân bổ lợi thế thương mại của Công ty cổ phần chuyển đổi tư doanh nghiệp nhà nước.
Thông tư số 179/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp.
VAS 07 – Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết;
VAS 08 – Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh; VAS 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái;
VAS 11 – Hợp nhất kinh doanh; VAS 21 – Trình bày báo cáo tài chính; VAS 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
14. Võ Văn Nhị & Lê Hoàng Phúc (2011), Sự hoà hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế - Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển, Tạp chí Kiểm toán số 12/2011.
Tiếng Anh:
15. Deloitte (2006), Chinese accounting - new era, new challenges.
16. Deloitte (2006), Details of China's new IFRS-based accounting standards. 17. Gupta, P. P., & Linthicum, C., & Noland, T.G. (2007). Strategic Finance. Does the SEC’s roadmap mean that U.S. companies may soon report under International Financial Reporting Standards.
18. In ternational Financial Reporting Standards. (2006). A Roadmap for Convergence between IFRS and US GAAP –2006-2008: Memorandum of Understanding between the FASB and the IASB.
19. James, Marianne L (2010), Accounting for Business Combinations and the Convergence of International Financial Reporting Standards with U.S. Generally Accepted Accounting Principles.
20. KPMG (2012), IFRS compared to US GAAP.
21. Ronald J. Huefner and James A. Largay III (2004), The Effect of the New Goodwill Accounting Rules on Financial Statements), The Wall Street Journal, January 21st 2004.
22. Shan Kennedy (2010), Accounting for Business Combinations in Accordance with International Financial Reporting Standards.
23. Sunli (2010), International Financial Reporting Standards (IFRS): China’s Practice and Experience.