Thực trạng kế toán giao dịch hợp nhất kinhdoanh tại doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 60)

Thực trạng kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh tại các doanh nghiệp liên quan đến một số nội dung khảo sát, qua các câu hỏi từ 6 đến 18 tác giả tổng hợp kết quả như sau:

(1)Khó khăn khi kế toán ban đầu trong giao dịch hợp nhất kinh doanh.

Các nhà đầu tư của doanh nghiệp khi muốn mua doanh nghiệp khác luôn đặt câu hỏi mua với mức giá bao nhiêu thì có lợi nhất? Do vậy việc định giá doanh nghiệp để quyết định mua là một khâu quan trọng trong quá trình diễn ra giao dịch hợp nhất. Thế nhưng 62% các doanh nghiệp khảo sát cho biết họ gặp khó khăn với việc định giá doanh nghiệp theo giá trị hợp lý, và khó khăn trong việc áp dụng phương pháp mua (34% – phương pháp yêu cầu đo lường rất nhiều nội dung theo giá trị hợp lý). Bên cạnh đó họ cũng mắc phải một số khó khăn khác như thủ tục hợp nhất, chính sách lợi ích nhân viên và cổ đông cũng như văn hóa doanh nghiệp,.. (4% khảo sát).

Như vậy, kế toán ban đầu trong giao dịch hợp nhất kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những vấn đề khá phức tạp. Phần lớn (65%) các doanh nghiệp đồng ý rằng việc họ gặp phải những khó khăn bước đầu nêu trên là do kỹ thuật, phương pháp đo lường giá trị hợp lý, phần còn lại (32%) là do chưa có hướng dẫn rõ ràng.

(2)Xử lý lợi thế thương mại và phương thức xác định quyền kiểm soát, lợi ích

cổ đông thiểu số.

Về phương pháp xử lý lợi thế thương mại: Tuy các trường hợp đồng thuận với ý

kiến không khấu hao lợi thế thương mại mà thực hiện đánh giá tổn thất hàng năm cũng phát sinh (35%). Nhưng số đông (65%) cho rằng lợi thế thương mại nên là tài sản và khấu hao tối đa 10 năm.

Về phương pháp xác định quyền kiểm soát: Theo kết quả khảo sát cho thấy đa số

(90%) các doanh nghiệp đều thấy mô hình xác định quyền kiểm soát hiện tại – công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con, có ngoại trừ một số trường hợp là phù hợp. Tuy nhiên, một số khác (10%) lại cho rằng nên có một mô hình kiểm soát mới mang tính xét đoán là cần thiết hơn.

Về phương pháp xác định lợi ích cổ đông thiểu số: Tất cả các doanh nghiệp khảo sát cho biết họ xác định lợi ích cổ đông thiểu số dựa trên giá trị hợp lý tài sản thuần, mặc dù thông tư 161/2007/TT-BTC không hướng dẫn cụ thể.

Qua đó có thể thấy doanh nghiệp tự chọn cho mình cách xác định lợi ích cổ đông thiểu số, họ cũng hiểu rõ về phương pháp xử lý lợi thế thương mại, xác định quyền kiểm soát theo hướng dẫn của của thông tư 161/2007/TT-BTC. Tuy nhiên một số doanh nghiệp lại thấy thích hợp hơn nếu thực hiện theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Đặc biệt là đối với việc xử lý lợi thế thương mại, tác giả tiến hành kiểm định mối quan hệ (Custom table và Chi-square) giữa quy mô của các doanh nghiệp với quyết định xử lợi thế thương mại của họ, kết quả tổng hợp như sau:

Bảng 2.2 Mối quan hệ các cặp kết hợp giữa việc xử lý lợi thế thương mại với quy mô của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu

Xử lý lợi thế thương mại Là TS khấu

hao tối đa 10 năm Là TS, đánh giá tổn thất hàng năm Loại trừ ngay trong vốn chủ Cộng Quy mô DN DN siêu nhỏ 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% DN vừa và nhỏ 46 75.4% 15 24.6% 0 0.0% 61 100.0% DN lớn 6 30.0% 14 70.0% 0 0.0% 20 100.0% Khác 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% Cộng 52 64.2% 29 35.8% 0 0.0% 81 100.0%

Bảng 2.3 Mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và việc xử lý lợi thế thương mại

Chỉ tiêu

Xử lý lợi thế thương mại

Cộng Là TS khấu

hao tối đa 10 năm

Là TS, đánh giá tổn thất hàng năm

Quy mô DN DN vừa và nhỏ 46 15 61

DN lớn 6 14 20

Cộng 52 29 81

P – value = ,000

Nguồn: Tác giả thống kê từ phụ lục 03

Kiểm định mối quan hệ cặp kết hợp (Custom table) cho thấy các doanh nghiệp có quy mô lớn (70.0%) đồng thuận nên thực hiện đánh giá tổn thất lợi thế thương mại. Kết quả kiểm định (Chi-square) có giá trị P – value = ,000 < α = 0,050 nên ta chấp nhận giả thuyết H1, có mối liên hệ giữa quy mô của doanh nghiệp với quyết định xử lý lợi thế thương mại. Nghĩa là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hay quy mô lớn sẽ ảnh hưởng đến việc họ quyết định xử lý lợi thế thương mại như thế nào. Kết quả này đánh giá đúng với thực tế rằng những doanh nghiệp lớn thường không muốn đưa lợi thế thương mại vào vốn hóa, vì nó sẽ làm lợi nhuận trên BCTC giảm sút. Khi đó, sẽ tác động đến hình ảnh của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán.

(3)Thực trạng lập báo cáo tài chính hợp nhất.

- Kết quả khảo sát thực tế cho thấy việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp

nhất tại các doanh nghiệp hiện nay còn chưa thống nhất, phạm vi hợp nhất chưa đầy đủ, các bút toán loại trừ nội bộ chưa được thực hiện triệt để. Cụ thể:

Đa số các truờng hợp (79%) các công ty mẹ đều hợp nhất báo cáo tài chính đầy đủ cho tất cả các công ty con, các doanh nghiệp còn lại (21%) không lập báo cáo tài chính hợp nhất đầy đủ. Trong đó, đa số (54%) nguyên nhân là do chế độ kế toán chưa hướng dẫn, và không thể hợp cộng báo cáo tài chính của các công ty con (31%), số ít còn lại (16%) là do không đồng nhất biểu mẫu sử dụng.

- Loại trừ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn: Để đảm bảo báo cáo tài chính hợp

nhất trình bày như là một doanh nghiệp độc lập cần tiến hành loại trừ tất cả các giao dịch nội bộ. Thế nhưng, chưa tới 43% loại trừ hoàn toàn nhưng có tới 57% doanh nghiệp khảo sát cho biết mức độ loại trừ các giao dịch và số dư nội bộ khi lập BCTC tại doanh nghiệp họ ở mức độ loại trừ một phần, vì thế độ tin cậy của báo cáo tài chính hợp nhất chưa cao. Điều này một lần nữa cho thấy hướng dẫn trong 161/2007/TT-BTC cũng như các quy định khác có liên quan đến giao dịch hợp nhất kinh doanh là chưa rõ ràng và đầy đủ.

- Tầm quan trọng của báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất: Khi

sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính để đưa ra quyết định, nhà đầu tư không chỉ dừng lại ở báo cáo tài chính riêng mà vẫn còn có báo cáo tài chính hợp nhất. Tuy nhiên, thực tế báo cáo tài chính hợp nhất chỉ được các doanh nghiệp coi là khá quan trọng (77%), trong khi báo cáo tài chính riêng lại rất quan trọng (96%). Rất có thể đây là nguyên nhân gián tiếp làm cho tính kỷ luật trong chế độ báo cáo tài chính hợp nhất còn hạn chế, dẫn đến việc nộp báo cáo tài chính hợp nhất còn trễ so với qui định, các doanh nghiệp (31%) mắc phải tình trạng trễ 1 tháng so với quy định, cá biệt có vài trường hợp (7%) trễ trên 1 tháng. Thông qua kiểm định Chi-square nhằm xem xét mối quan hệ này:

Bảng 2.4 Mối quan hệ giữa tầm quan trọng giữa BCTC hợp nhất với thời hạn nộp BCTCHN của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu Thời hạn nộp BCTCHN Cộng Đúng thời hạn Trễ 1 tháng so với quy định Trễ trên 1 tháng so với quy định Tầm quan trọng của BCTCHN Khá quan trọng 32 25 5 62 Rất quan trọng 18 1 0 19 Cộng 50 26 5 81 P – value = ,003

Nguồn: Tác giả thống kê từ phụ lục 03

Thật vậy, Kết quả kiểm định (Chi-square) cho giá trị P – value = ,003 < α = 0,050 nên ta chấp nhận giả thuyết H1, có mối liên hệ giữa tầm quan trọng giữa BCTC hợp nhất với thời hạn nộp BCTCHN. Việc chưa thấy được tầm quan trọng của báo cáo tài chính hợp nhất là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc vẫn còn trường hợp báo cáo không được nộp đúng theo quy định.

Thêm vào đó, những nguyên nhân nộp báo cáo tài chính trễ hạn cụ thể từ câu 17 trong bảng nghiệp khảo sát cho thấy kỹ thuật thực hiện các bút toán hợp nhất phức tạp đòi hỏi các doanh nghiệp (43%) phải có nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó việc nhân viên kế toán ở doanh nghiệp họ chưa đáp ứng được nhu cầu (42%), hay việc các công ty con (15%) gởi báo cáo tài chính về chậm cũng ảnh hưởng đến việc hoàn thành báo cáo tài chính hợp nhất.

2.3.3.2.3 Nhận xét về việc hướng dẫn của Bộ Tài Chính và kỹ năng của kế toán các doanh nghiệp về kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán giao dịch hợp nhất kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)