Cải tiến Kaizen

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG DẦU KHÍ - VIỆN DẦU KHÍ VIỆT NAM.PDF (Trang 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3.Cải tiến Kaizen

Theo Hiệp hội quan hệ con người Nhật Bản (2009), Kaizen cĩ nghĩa là cải tiến, đặc biệt là cải tiến liên tục. Cải tiến Kaizen là sự tích lũy dần dần và

liên tục các cải tiến nhỏ của tất cả người lao động trong tổ chức/doanh nghiệp, bao gồm cả cấp điều hành và quản lý).

Người Nhật coi từ Kaizen như một biểu tượng chứa đựng tồn bộ sự phấn đấu hàng ngày trong cơng việc và cách thức nỗ lực để làm cơng việc đĩ.

Kaizen đại diện cho sự thay đổi lớn dần và liên tục khi cộng dồn nhiều thay đổi nhỏ với nhau. Nĩ khơng đại diện cho những đổi mới mang tính cách mạng, mà là cơng việc ai cũng cĩ thể tham gia bằng những cách thức thơng thường để tạo nên cải tiến hợp lý.

Hoạt động Kaizen cĩ ba mục tiêu sau:

1. Sự tham gia – Phát triển và hoạt hĩa cơ cấu tổ chức

2. Phát triển kỹ năng – nâng cao chất lượng thực hiện cơng việc 3. Hiệu quả – gồm hiệu quả vơ hình và hữu hình

Mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động Kaizen là sự tham gia của người lao động. Bất kể quan điểm và vị trí làm việc, mọi người chỉ cĩ thể giải quyết vấn đề và đưa ra đề xuất sáng tạo khi họ nhận thấy vai trị này cần thiết cho cơng việc.

Mục tiêu thứ hai của hoạt động Kaizen là hỗ trợ phát triển kỹ năng của người lao động. Mục tiêu này được tiếp cận từ hai gĩc nhìn rất quan trọng là:

- Doanh nghiệp cần trau dồi kỹ năng chủ động của người lao động. Kỹ năng này giúp mọi người đưa ra các cải tiến thay đổi hiện trạng.

- Doanh nghiệp cần tạo ra kênh thơng tin giao tiếp giữa cấp quản lý và nhân viên. Mặc dù người lao động đưa ra các đề xuất nhưng chính nhà quản lý phải xây dựng một cơ chế phù hợp và đưa cơ chế này vào hoạt động.

Mục tiêu thứ ba của hoạt động Kaizen là hiệu quả – đề xuất phải mang lại hiệu quả. Về cơ bản, hoạt động của mọi loại hình doanh nghiệp đều nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, khơng cĩ con đường tắt để đi đến thành

cơng mà trước tiên phải thu hút sự tham gia và phát triển kỹ năng của người lao động. Hai thành phần này đĩng vai trị cơ bản trong hoạt động Kaizen.

Để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, tổ chức/doanh nghiệp cần đề xướng, đánh giá và thực hiện dần những cải tiến nhỏ tại cơng sở. Điển hình cho hệ thống quyền lực tập trung là chất lượng sản phẩm, dịch vụ kém, khơng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tổ chức/doanh nghiệp chỉ cĩ thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất và nhanh chĩng khi nhân viên được tiếp cận thơng tin và đĩng gĩp ý kiến ngay tại nơi làm việc bất cứ khi nào cĩ thể. Sức mạnh của hệ thống này nằm trong một loạt những cải tiến nhỏ liên tục.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG DẦU KHÍ - VIỆN DẦU KHÍ VIỆT NAM.PDF (Trang 27)