Phương pháp 5S

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG DẦU KHÍ - VIỆN DẦU KHÍ VIỆT NAM.PDF (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Phương pháp 5S

Theo Phan Chí Anh và các cộng sự (2008), 5S là viết tắt của 5 từ tiếng Nhật bắt đầu bằng chữ S sau khi phiên âm sang hệ chữ Latinh gồm: Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu và Shitsuke tương đương 5 từ tiếng Việt bắt đầu bằng chữ S là Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sĩc và Sẵn sàng.

Khái niệm 5S xuất phát từ triết lý “Quản lý tốt nơi làm việc sẽ mang lại hiệu suất làm việc cao hơn”. 5S là sự khởi đầu của một cuộc sống năng suất, tạo

ra mơi trường làm việc sạch sẽ, thoải mái và an tồn cho mọi người. Đồng thời 5S giúp tiết kiệm được nhiều khơng gian và thời gian lãng phí.

Thực hành tốt 5S giúp tổ chức/doanh nghiệp xây dựng nền văn hĩa chất lượng thơng qua một quá trình liên tục xác định, giảm thiểu và loại trừ các lãng phí trong hoạt động sản xuất. Mơi trường làm việc được cải thiện cùng với việc xây dựng nền văn hĩa chất lượng chính là nền tảng để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo nguồn w.w.w.vpc.vn [14], 5S được diễn giải như sau:

1. Sàng lọc – S1 (Seiri): Mọi thứ (vật dụng, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng hỏng,..) khơng/chưa liên quan, chưa/khơng cần thiết cho hoạt động tại khu vực sẽ phải được tách biệt ra khỏi những thứ cần thiết sau đĩ loại bỏ hay đem ra

khỏi nơi sản xuất. Chỉ cĩ đồ vật cần thiết mới để tại nơi làm việc. S1 thường được tiến hành theo tần suất định kỳ.

1.Sắp xếp – S2 (Seiton) là hoạt động bố trí các vật đang làm việc, bán thành phẩm, nguyên vật liệu, hàng hĩa … tại những vị trí hợp lý sao cho dễ nhận

biết, dễ lấy, dễ trả lại. Nguyên tắc chung của S2 là bất kỳ vật dụng cần thiết nào cũng cĩ vị trí quy định riêng và kèm theo dấu hiệu nhận biết rõ ràng. S2 là hoạt động cần được tuân thủ triệt để.

2.Sạch sẽ – S3 (Seiso) được hiểu là hoạt động vệ sinh nơi làm việc, dụng

cụ làm việc hay các khu vực xung quanh … S3 cũng là hoạt động được tiến hành

định kỳ.

3.Săn sĩc – S4 (Sheiketsu) được hiểu là việc duy trì và chuẩn hĩa 3S đầu tiên một cách cĩ hệ thống. Để đảm bảo 3S được duy trì, cĩ thể lập nên những quy định chuẩn nêu rõ phạm vi trách nhiệm 3S của mỗi cá nhân, cách thức và tuần suất triển khai 3S tại từng vị trí. S4 là một quá trình trong đĩ ý thức tuân thủ của CBCNV trong một tổ chức/doanh nghiệp được rèn dũa và phát triển.

4.Sẵn sàng – S5 (Shisuke) được thể hiện ở ý thức tự giác của người lao động đối với hoạt động 5S. Các thành viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S, tự giác và chủ động kết hợp nhuần nhuyễn các chuẩn mực 5S với cơng việc để đem lại năng suất cơng việc cá nhân và năng suất chung của tổ chức/doanh nghiệp cao hơn.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG DẦU KHÍ - VIỆN DẦU KHÍ VIỆT NAM.PDF (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)