1. Dùng mạng truyền ngược, giải thuật truyền ngược mô phỏng hoạt động của bộđiều khiển dòng tại đầu chỉnh lưu huấn luyện mạng bằng phương pháp tối ư u
5.1.2 Xây dựng đường dây truyền tải từ Nam Trung Bộ (xung quanh nhà máy điện hạt nhân 1 Ninh Thuận) về Phú Mỹ.
điện hạt nhân 1 - Ninh Thuận) về Phú Mỹ.
Chiều dài tuyến dây đi là 270 km, công suất truyền tải trên đường dây 12000 MW (4x3000MW), ta sẽ xem xét các cấp điện áp truyền tải xoay chiều 500 kV, 765 kV và một chiều DC +/- 500kV.
118
Hình 5.1 Sơđồ vị trí các nhà máy điện khu vực Nam Trung Bộ
Giả sử nếu dùng đường dây truyền tải điện AC 500kV, công suất là 3000MW, với φ=0.8, để tăng cường độ tin cậy thì phải dùng hai đường dây truyền tải độc lập (truyền tải AC ba pha đi dây kép). Số lượng dây dẫn phải dùng là trên mỗi đường là:
Itac = P / (√3 x cos φ x Ud)
= 3000 [MW] / (0,8 x 500 x √3) [kV] = 4330 A
Với mật độ dòng kinh tế cho đường dây AC là J = 1A/mm2, dùng dây tiết diện 330mm2 thì số lượng trên dây mỗi pha là
n = Itac / S.J = 4330 / (1 x 330) = 14
Như vậy mỗi pha sẽđi 14 dây 330mm2 và tổng số dây dẫn của mạch là 42 dây 330mm2, có nghĩa là toàn tuyến cần đi 126 dây dẫn 330mm2.
Trong khi đó dùng truyền tải DC với sơđồđôi cực ± 500 kV thì dòng điện là Itdc = P / Ud
= 3000 [MW] / 1000 [kV] = 3000 A
Giả sử với mật độ dòng DC được chọn là J = 1,3A/mm2, dùng dây tiết diện 400mm2 thì số lượng dây trên mỗi cực là:
119
n = Itac / S.J = 3000 / (1,3 x 400) = 5.8
Như vậy mỗi cực sẽđi 6 dây tiết diện 400mm2 và tổng số dây dẫn của mạch là 12 dây 400mm2. Trong chếđộ cưỡng bức khi có sự cố trên một cực thì cực còn lại sẽ
hoạt động với dây đất với công suất truyền tải gần 2/3 công suất cũ.
Ngoài ra đường dây truyền tải điện HVDC từ Nam Trung Bộ về Phú Mỹ có những lợi ích sau:
- Khả năng điều khiển công suất trên đường dây nhanh, giữổn định hệ thống rất tốt. Điều này đặc biệt rất quan trọng vì Nhà Máy Điện Nam Trung Bộ là nhà máy lớn khi có sự cố nếu không có biện pháp xử lý nhanh chóng, phù hợp thì sẽ dẫn đến rã lưới toàn hệ thống.
- Khả năng tái lập cung cấp điện nhanh nhờ: không mất thời gian đồng bộ khi
đóng cắt vận hành, khả năng điều khiển công suất nhanh chóng và hiệu quả.
- Khả năng điều khiển nhanh để giới hạn dòng sự cố trên dây dẫn, các thiết bị đóng cắt có sẵn trên lưới không cần phải cải tạo để tăng khả năng chịu dòng ngắn mạch như trường hợp dùng truyền tải AC.
- Phối hợp điều khiển tối ưu với đường dây truyền tải Bắc – Nam và các nhà máy thủy điện.
Cũng nhưđường dây truyền tải HVDC Sơn La – Phú Lâm vừa kểở trên, đuờng dây này có thểđược xây dựng và phát triển lên theo nhiều giai đoạn. Các trạm biến đổi
đầu tiên được xây dựng phù hợp với công suất ban đầu của nhà máy, sau đó có thể được nâng cấp dần để đạt được công suất thiết kế, nhờđó chi phí đầu tư sẽ được đưa vào theo từng giai đoạn.
Tuy nhiên trong trường hợp này do khoảng cách truyền tải bé vì vậy mặc dù chi phí đầu tư cho đường dây DC có rẻ hơn nhưng chi phí cho trạm biến đổi lại khá lớn nên tính tổng chi phí lại thì có thể phương án dùng truyền tải DC sẽđắt hơn phương án dùng truyền tải AC. Do vậy có thể nói phương án dùng truyền tải DC cho đường dây Nam Trung Bộ - Phú Mỹ chủ yếu được xét trên khía cạnh tốt hơn về mặt kỹ thuật, cũng như khả năng phát triển và mở rộng trong tương lai.
120