Cho đến nay đã có hơn 50 công trình về HVDC dùng van thyristor được lắp đặt trên khắp thề giới. Phần lớn những dự án đó đều dưới hình thức “chìa khóa trao tay”.
Chú ý rằng các chi phí này thường thay đổi rất khác nhau, tuy nhiên giá trị công trình dưới hình thức “chìa khóa trao tay” của các trạm biến đổi HVDC thường nằm trong khoảng từ 35 đến 96 $US/kW cho trạm bach-to-back và từ 50 đến 140 $US/kW với trạm truyền tải điện đi xa. Muốn có những kết quả chính xác hơn phải tính toán cụ
thể lại với những mức chi phí cốđịnh và chi phí biến đổi.
Các yếu tốảnh hưởng đến giá cả của trạm và các thành phần có liên quan là:
- Về tiêu chuẩn kỹ thuật như: Chủng loại và số lượng thiết bị, cấp điện áp AC, kiểu của hệ thống, hệ thống AC mạnh hay yếu, yêu cầu quá tải, có dự phòng mở rộng không.
- Về tài chính như: Tỉ suất ngoại hối, thể thức thanh toán, khả năng tài chính nhà cung cấp.
36
Kết luận
Trên đây là một số phân tích các đặc điểm kinh tế cho hai hệ thống HVDC, tuy nhiên những chi phí tính toán đó cũng không có ý nghĩa khi chúng đứng độc lập mà phải xem xét chúng trong mối tương quan với những yếu tốảnh hưởng quan trọng khác nhau: khả năng phát triển trong tương lai, chi phí và hiệu quả đạt đuợc với sự
phát triển đó như thế nào, ví dụ như nếu một hệ thống truyền tải nào mà việc phát triển chúng trong tương lai quá phức tạp, không kinh tế thì hệ thống đó cũng không tối ưu.
Như vậy sự xem xét, đánh giá và lựa chọn phương pháp đầu tư giữa truyền tải DC và truyền tải AC phải đứng trên quan điểm hướng tới toàn cục (có ích lợi trên toàn hệ thống) và lâu dài (có khả năng phát triển dễ dàng).
Thông thường người ta hay dựa vào đồ thị chi phí theo khoảng cách để so sánh phương án dùng truyền tải AC hay DC.
Hình 2.6 So sánh giữa chi phí AC & DC theo khoảng cách truyền tải
Nhìn vào đồ thị 2.6 trên ta thấy đường đặc tuyến AC tăng rất nhanh theo khoảng cách truyền tải, còn những đặc tuyến của DC thì có tung độ ban đầu lớn. Điều
đó cũng phản ánh được những phân tích ở trên, có nghĩa là chi phí cho truyền tải AC tăng nhanh theo khoảng cách còn chi phí cho truyền tải DC chỉ cao lúc ban đầu do giá thành trạm biến đổi cao. Như vậy khi khoảng cách truyền tải đi càng xa, công suất truyền càng lớn thì dùng truyền tải DC càng có lợi. Ởđây ta cũng nhận thấy gia số chi phí cũng sẽ tăng theo công suất truyền tải bởi vì khi đó các chi phí đơn vị của các thành phần trong hệ thống truyền tải cũng tăng. Điểm d* gọi là điểm hòa vốn, giá trị
37
Tuy nhiên khoảng cách truyền tải cũng không phải là yếu tố duy nhất đểđánh giá chi phí mà nó còn phụ thuộc nhiêu vào mục đích sử dụng, lượng công suất truyền tải, những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, có khi ở những khoảng cách gần lại dùng truyền tải DC là tốt còn những khoảng cách xa hơn lại dùng AC thì sẽ có hiệu quả cao hơn. Đặc biệt là trong trường hợp đường dây liên lạc để kết nối các hệ thống con trong hệ thống lớn, hay là các đường dây quan trọng có lượng công suất truyền tải lớn đòi hỏi khả năng ổn định cao thì dùng hệ thống HVDC thì tốt hơn.
Do vậy việc so sánh phương án để lựa chọn truyền tải DC hay truyền tải AC, nhất là trong những trường hợp lân cận nhau là nhiệm vụ rất khó khăn do bịảnh hưởng của nhiều yếu tố.