Chi phí trạm biến đồi HVDC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật điều khiển mạng Neuron nhân tạo trong truyền tải điện cao áp một chiều (HVDC) và áp dụng trong hệ thống điện Việt Nam (Trang 30)

Bản thân bộ biến đổi là sự hợp thành từ nhiều thiết bị nhất, vì vậy chi phí của trạm phụ thuộc chủ yếu vào kích thước của nó. Sự biến đổi của chi phí theo lượng công suất

định mức truyền tải. Nếu mức điện áp cao hơn được chọn (theo sự tối ưu hóa chi phí truyền tải tổng), thì chi phí đơn vị cho mỗi thiết bị cũng tăng lên một cách bình thường. Chi phí của một trạm nào đó có cấu trúc truyền tải đơn cực với cùng công suất

định mức sẽ cao hơn một tí. Điện áp AC ảnh hưởng lên chi phí của trạm HVDC được cho như trên bảng 2.1.

Bảng 2.1: Ảnh hưởng của điện áp AC lên chi phí trạm HVDC

Điện áp AC [kV] Chi phí theo phần trăm % 130 98 130 100 345 101 500 103.5 765 107

31

Khi trạm HVDC đặt tại nhà máy phát điện, nối kết trực tiếp giữa các bộ biến đổi với các máy phát riêng lẻ cần được xem xét. Trong trường hợp này thì việc sử dụng trạm HVDC có những lợi ích sau:

- Máy biến áp cho bộ biến đổi không cần có bộ đổi nấc bởi vì các bộ điều chỉnh của máy phát có thểđiều khiển điện áp rất tốt.

- Hơn thế nữa với những bộ biến đổi được nối như là tải duy nhất của máy phát, các bộ lọc họa tần cũng không cần thiết do các máy phát được thiết kế chịu được các họa tần.

Như vậy chi phí cho trạm HVDC nối trực tiếp với các nhà máy phát điện sẽ có một lợi ích kinh tế còn cao hơn so với các trạm HVDC thông thường khác. Đặc biệt

đối với các trạm HVDC back-to-back thì chi phí cho trạm sẽ chỉ bằng khoảng 2/3 chi phí cho trạm HVAC truyền tải đi xa.

Tỉ lệ chi phí của các thành phần của trạm HVDC tiêu biểu được cho trên bảng 2.2. Như vậy xem trên bảng trên ta có nhận thấy rằng hầu như các thiết bị chính như

máy biến áp, van thyristor chiếm một tỉ lệ chủ yếu trong tổng chi phí cho trạm và thay

đổi ít. Còn những chi phí thành phần khác như bộ lọc, nguồn công suất phản kháng, thiết bị thông tin và bảo vệ…lại có dãy biến động khá lớn. Như vậy các trạm HVDC sẽ

có chi phí thay đổi phụ thuộc chủ yếu vào sự biến đổi về giá cả của các thành phần có

độ biến động về giá cao và cũng có quan hệ với đặc điểm riêng của mỗi hệ thống AC

được nối kết.

Bảng 2.2: Chi phí của các thành phần của hệ thống HVDC như là phần trăm của chi phí toàn bộ (Chi phí này được qui về giá năm 1996) [13].

STT Thành phần +/-250kV 500MW +/-350kV 1000MW +/-500kV 3000MW 1 Máy biến áp bộ biến đổi 21.3% 21.7% 22.0% 2 Hệ thống van 21.0% 21.3% 21.7%

32

3 Bộ lọc và nguồn công suất

phản kháng 15.7% 15.3% 15.3%

4

Các chi phí phụ (thông tin, cuộn kháng DC, chống sét, relay…)

8% 8% 7.7%

5 Kỹ thuật (thiết kế kỹ thuật,

quản lý dự án) 18% 17.3% 17.3%

6 Xây dựng và lắp đặt tại công

trường 16% 16% 16%

Tổng chi phí (Triệu USD) 145.0 213.7 451.7

Chi phí $/kW/Trạm 145 107 75

Nhận thấy, trạm chuyển đổi có công suất càng lớn thì suất đầu tư càng nhỏ, với qui mô công suất từ 1000-3000MW/trạm, kiến nghị lấy suất đầu tư 100USD/kW/trạm để đưa vào tính toán.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật điều khiển mạng Neuron nhân tạo trong truyền tải điện cao áp một chiều (HVDC) và áp dụng trong hệ thống điện Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)