3.3.2.1 Các đặc tính lý tưởng
Để thỏa mãn những yêu cầu trong quá trình vận hành hệ thống HVDC thì chức năng điều chỉnh điện áp và dòng điện sẽ được gán riêng biệt cho mỗi đầu của đường dây. Dưới chế độ vận hành bình thường thì bộ điều khiển tại đầu chỉnh lưu có chức năng giữ dòng là hằng số (Constant Current – CC) và bộđiều khiển tại đầu nghịch lưu vận hành với chức năng giữ góc tắt cốđịnh (Constant Extinction Angle – CEA). Khi chỉnh lưu ở chếđộ CC thì nó là đường thẳng đứng AB. Từ hình 3.15 ta có:
Vd = Vd0i cosγ + (RL – Rci) Id (3-53)
Như vậy đặc tính V – I của đầu nghịch lưu sẽ có dạng dốc xuống nhưđường CD. Do điều kiện vận hành của hệ thống phải thỏa mãn cả đặc tính chỉnh lưu và nghịch lưu nên điểm làm việc của nó chính là giao điểm của hai đường AB và CD,
điểm E.
Đặc tính của chỉnh lưu có thể dịch chuyển ngang bằng việc điều chỉnh “dòng yêu cầu” để thay đổi yêu cầu về dòng. Nếu như dòng đo lường đo được trên dây bé hơn yêu cầu thì bộđiều chỉnh sẽ tăng nó lên bằng cách giảm góc kích α.
64
Hình 3.16 Đặc tuyến V – I của các chếđộ vận hành
Đặc tính của nghịch lưu có thể tăng hay giảm bằng cách thay đổi tỉ số của bộ đổi nấc máy biến thế. Sau khi bộđổi nấc máy biến thế di chuyển, bộđiều khiển CEA nhanh chóng phục hồi lại giá trị γ mong muốn. Kết quả là làm dòng điện DC bị thay
đổi và rồi tiếp sau đó được phục hồi lại nhanh chóng nhờ bộ điều chỉnh dòng bằng cách thay đổi góc kích α. Sau đó thì bộđổi nấc máy biến áp tại chỉnh lưu lại tác động
để kéo góc kích α về lại tầm giá trị mong muốn là khoảng 100 – 250 (nhằm đảm bảo hệ
số công suất cao như yêu cầu).
Để vận hành tại một giá trị góc tắt γ hằng số, thời điểm kích van sẽ được tính toán dựa trên các giá trị biến động tức thời của điện áp hệ thống và dòng điện dây. Máy tính sẽđiều khiển thời điểm kích này sao cho góc tắt γ lớn hơn giá trị giới hạn đã
đặt trước.
Và ta cũng nhận thấy công suất truyền tải DC trên dây là diện tích bị giới hạn bởi các đường đặc tính V – I của chỉnh lưu và nghịch lưu.