Đặt vấn đề xem xét các khả năng áp dụng truyền tải HVDC vào hệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật điều khiển mạng Neuron nhân tạo trong truyền tải điện cao áp một chiều (HVDC) và áp dụng trong hệ thống điện Việt Nam (Trang 113)

1. Dùng mạng truyền ngược, giải thuật truyền ngược mô phỏng hoạt động của bộđiều khiển dòng tại đầu chỉnh lưu huấn luyện mạng bằng phương pháp tối ư u

5.1Đặt vấn đề xem xét các khả năng áp dụng truyền tải HVDC vào hệ

thống điện Việt Nam

Một sự tồn tại lớn nhất, có tính chất xuyên suốt trong quá trình phát triển của ngành điện của chúng ta là sự mất cân đối. Mất cân đối giữa sự phát triển nguồn và phát triển lưới, giữa lưới truyền tải và lưới phân phối. Những sự mất cân đối đó có nhiều lý do, trong đó lý do chủ yếu nhất là do sự phát triển của nguổn phát chưa theo kịp với nhu cầu phát triển của phụ tải, sản lượng điện do thủy điện còn chiếm tỉ trọng quá lớn trong tổng sản lượng của ngành điện. Hậu quả là:

114

- Tổn thất công suất trong toàn hệ thống lớn do phải vận hành ở những chế độ

không kinh tế.

- Không đảm bảo tối ưu hóa trong toàn bộ quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối do những ràng buộc và giới hạn về nguồn và lưới.

- Thiết bị xuống cấp, được đầu tư không đồng bộ.

- Trình độ thông tin và tự động hóa kém dẫn đến việc quản lý và điều độ không tốt.

- Cung cấp điện không tin cậy, thời gian mất điện do sự cố và bảo trì quá lớn gây thiệt hại cho nền kinh tế.

- Những nghiêm trọng nhất vẫn là sự thiếu hụt công suất, không có khả năng dự

trữ công suất một cách hiệu quả, không có các biện pháp hữu hiệu để cân bằng đỉnh tải theo vùng và theo mùa.

Đứng trước những khó khăn như vậy ngành điện cũng có những biện pháp cụ

thể để giải quyết, theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và quy hoạch các trung tâm nhiệt điện toàn quốc, nguồn điện khu vực Nam Trung Bộ (xung quanh nhà máy

điện hạt nhân 1- Ninh Thuận) tới năm 2025 như sau[14], bảng 5.1

Bảng 5.1 Qui hoạch phát triển điện khu vực Nam Trung Bộ tới năm 2025

STT Tên nhà máy điện Công suất (MW)

Năm vận

hành Ghi chú

1 TĐ tích năng Miền Nam 1200 2019-2020

2 TĐ khu vực (Đa Nhim, Đại Ninh, 937 Đang V.H

3 Cam ranh I - #1,2 (Tổ máy số 01,02) 1200 2015-2016

4 Cam ranh II - #1,2 (Tổ máy số 01,02) 1200 2020

5 Vĩnh Tân I - #1 (Tổ máy số 01) 600 2011 CSG

6 Vĩnh Tân I #2 (Tổ máy số 02) 600 2012 CSG

7 Vĩnh Tân II - #1 (Tổ máy số 01) 600 2013 EVN

8 Vĩnh Tân II - #2 (Tổ máy số 02) 600 2014 EVN

9 Vĩnh Tân III - #1(Tổ máy số 01) 1000 2015 EVN

10 Vĩnh Tân III - #2(Tổ máy số 02) 1000 2016 EVN

11 Điện hạt nhân 1&2 - #1 2000 2020 EVN

12 Điện hạt nhân 3&4 - #1 6000 2021-2025 EVN

115

Nếu tách riêng giai đoạn 2015-2025 thì ta có các nguồn như sau:

STT Tên nhà máy Công suất

(MW) Năm vận Năm vận hành Ghi chú 1 TĐ tích năng Miền Nam 1200 2019-2020 2 Cam ranh I - #1,2 1200 2015-2016 3 Cam ranh II - #1,2 1200 2020

4 Vĩnh Tân III - #1 1000 2015 EVN

5 Vĩnh Tân III - #2 1000 2016 EVN

6 Điện hạt nhân 1&2 - #1 2000 2020 EVN

7 Điện hạt nhân 3&4 - #1 6000 2021-2025 EVN

Tổng cộng 13600

Bên cạnh sự phát triển về nguồn, lưới truyền tải cũng được qui hoạch và phát triển đểđảm bảo việc truyền tải điện tin cậy và hiệu quả. Nhiều dự án lớn đang được xem xét để xây dựng những đường dây truyền tải điện áp cao công suất lớn cũng như đường dây liên lạc giữa các hệ thống kể trên. Việc phát triển mạng truyền tải điện phải thoả mãn những yêu cầu cụ thể như sau:

- Nâng cao khả năng truyền tải toàn hệ thống một cách hiệu quả nhất. - Tăng cường độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng.

- Phối hợp hoạt động và đảm bảo chế độ vận hành kinh tế của tất cả nhà máy

điện trong hệ thống ở cả hai mùa mưa và khô.

Việc phát triển mạng truyền tải Việt Nam cũng nên được xem xét và đưa phương án dùng HVDC vào tập dự án. Điều này sẽ làm cho các dự án truyền tải điện

được xem xét một cách toàn diện hơn, khoa học hơn và có thể đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế - kỹ thuật.

Sau đây chúng tôi đề xuất một số phương án sơ bộ có thể áp dụng được công nghệ HVDC vào các dự án phát triển mạng truyền tải trong hệ thống điện Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật điều khiển mạng Neuron nhân tạo trong truyền tải điện cao áp một chiều (HVDC) và áp dụng trong hệ thống điện Việt Nam (Trang 113)