Những tác động ảnh hưởng lẫn nhau của hệ thống AC/DC 1 Tì số ngắn mạch hệ thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật điều khiển mạng Neuron nhân tạo trong truyền tải điện cao áp một chiều (HVDC) và áp dụng trong hệ thống điện Việt Nam (Trang 82)

3.4.2.1 Tì số ngắn mạch hệ thống

Những tác động tự nhiên của hệ thống AC/DC và những vấn đề liên quan thì phụ thuộc rất nhiều vào “ độ mạnh của hệ thống AC” so sánh theo khả năng của đường dây DC. Một hệ thống AC bị xem là “yếu” do hai lý do: Tổng trở hệ thống lớn và quán tính cơ của hệ thống thấp.

Tì số ngắn mạch của hệ thống (SCR) là một giá trị đo lường được để biểu thị

cho cường độ này. Nó được định nghĩa như sau:

Công suất ngắn mạch (MVA) của hệ thống AC

SCR = --- (3-88) Công suất định mức của bộ biến đổi DC (MV)

Trong đó công suất ngắn mạch của hệ thống AC, tính được bởi:

SC = Eac2/Zth (3-89)

Với: Eac – điện áp đảo mạch tại công suất DC định mức. Zth – tổng trở tương đương Thevenin của hệ thống AC.

Giá trị SCR cơ bản cho biết cường độ vốn có của hệ thống AC. Nhìn từ quan

điểm hoạt động của hệ thống HVDC sẽ có ý nghĩa hơn nếu xem xét tỉ số ngắn mạch hiệu quả (ESCR) bao gồm cả những ảnh hưởng của các thiết bị phía AC của trạm HVDC: bộ lọc, tụ bù tĩnh, bù đồng bộ…Thông thường độ mạnh của hệ thống AC được phân chia theo những mức sau:

83

- Mạnh, nếu như ESCR lớn hơn 5. - Vừa phải, nếu như ESCR giữa 3 và 5. - Thấp, nếu như ESCR nhỏ hơn 3.

Với những nguyên tắc điều khiển tinh vi hơn có thể phân loại cường độ của hệ

thống AC như sau:

- Mạnh, nếu như ESCR lớn hơn 3. - Thấp, nếu như ESCR giữa 2 và 3. - Rất thấp, nếu như ESCR nhỏ hơn 2.

Những phân loại về cường độ của hệ thống AC trên là một cách đểđịnh lượng sơ bộ

vấn đề tương tác AC/DC có thể có.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật điều khiển mạng Neuron nhân tạo trong truyền tải điện cao áp một chiều (HVDC) và áp dụng trong hệ thống điện Việt Nam (Trang 82)