Đặc tính và hướng của công suất DC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật điều khiển mạng Neuron nhân tạo trong truyền tải điện cao áp một chiều (HVDC) và áp dụng trong hệ thống điện Việt Nam (Trang 70)

Phần lớn các sơ đồ DC hiện tại đều có khả năng truyền tải công suất theo cả

hai chiều. Tính chất này tương tự truyền tải điện AC, trong đó hướng trào lưu công suất được xác định theo dấu của góc lệch pha của điện áp tại hai đầu đường dây, hướng dòng công suất trên thực tế phụ thuộc vào biên độđiện áp thực. Mặt khác trong truyền tải DC hướng của trào lưu công suất được định bởi các quan hệ của biên độ điện áp tại các đầu biến đổi điện và độ lớn hay pha của các điện áp AC trong quá trình

đó.

Hình 3.22 Đặc tính toàn bộ của một bộđiều khiển từ chỉnh lưu đến nghịch lưu Tuy nhiên điều kiện này có thể được thay thế bởi việc thực hiện một kiểu điều khiển góc kích mà có thể tạo ra hướng dòng công suất độc lập với biên độ và hành vi của điện áp AC.

Đặc tính cơ bản của một bộ biến đổi từ chỉnh lưu hoàn toản đến nghịch lưu hoàn toàn được mô tả trong hình 3.21. Các bộ biến đổi được điều khiển theo dòng hằng số và góc tắt nhỏ nhất hằng số. Mức của đặc tính điện áp tự nhiên có thể được

71

Mỗi trạm biến đổi thông thường được cung cấp cả thiết bịđiều khiển góc tắt và

điều khiển dòng điện. Sự phân công nhiệm vụ điều khiển dòng hoặc là tại trạm chỉnh lưu hoặc là tại trạm nghịch lưu, được thực hiện theo sự đánh giá chi phí của việc bù công suất phản kháng, tổn thất…vv. Thông thường để lượng bù công suất phản kháng là ít nhất và lợi ích của đường dây là cao nhất thì dùng điều khiển dòng tại chỉnh lưu và điều khiển góc tắt bé nhất tại nghịch lưu. Sự kết hợp này thực hiện được trong

đường dây truyền tải DC hai đầu nhờ bởi gán dòng đặt tại trạm phát công suất cao hơn tại trạm nhận. Sự sai biệt giữa hai dòng đặt giới hạn trong biên giới dòng (Im).

Sđảo chiu dòng công sut.

Hình 3.23 (a,b) Biểu diễn quá trình đảo chiều công suất

Có thể mong muốn rằng sự thay đổi trong chiều công suất không thể xảy ra một cách tự nhiên như là kết quả của sự thay đổi các điều kiện vận hành, hơn thế là phải thực hiện được một yêu cầu điều khiển theo những yêu cầu của hệ thống một cách tổng quát.

Xem trong đặc tính trên hình 3.22a, có thể mở rộng điện áp đường dây xuống dưới zero để mà các đẩu chỉnh lưu và nghịch lưu thay đổi chức năng của nó.

Kết quả của tác động này được biểu diễn trên hình 3.22b, cho thấy rằng hai

đường đặc tính không cắt nhau lần nữa. Trạm I tăng góc kích trễ lên cho đến khi lọt vào vùng nghịch lưu và chạm đến góc kích tắt giới hạn (γ0). Trạm II kích sớm hơn lên

đến khi lọt vào vùng chỉnh lưu và cuối cùng chạm vào mức trần (cao nhất) điện áp chỉnh lưu (α = 0). Như vậy dòng điện bị giảm xuống zero, hệ thống sẽ bị block.

72

Từđó theo như phần trên, trạm chỉnh lưu sẽ yêu cầu dòng đặt cao hơn, điều này cần thiết để trừđi biên giới hạn dòng từ giá trị chuẩn của trạm I. Kết quả như trên hình 3.25, một điểm vận hành của cực điện áp khác và với những nguyên tắc của hai trạm

được chuyển đổi. Như vậy hướng dòng công suất đã được đổi chiều mà không đổi hướng dòng điện, đuợc cốđịnh bởi các van của thyristor.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật điều khiển mạng Neuron nhân tạo trong truyền tải điện cao áp một chiều (HVDC) và áp dụng trong hệ thống điện Việt Nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)