Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại việc thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở tỉnh phú thọ (Trang 76)

hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo trên địa bàn tỉnh

Hoạt động kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện uốn nắn kịp thời những sai phạm trong hoạt động quản lý Nhà nước nói chung, trong hoạt động quản

72

lý Nhà nước về tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo nói riêng. Vì vậy, việc xây dựng phương án kiểm tra cụ thể, chủ động nhằm ngăn chặn, đấu tranh làm thất bai âm mưu của thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xâm phạm an ninh quốc gia.Trên cơ sở đó có thể phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ tiêu cực, vi phạm chính sách, Pháp lệnh tín ngưỡng , tôn giáo

Các biện pháp thanh tra, kiểm tra còn nhằm xử lý nghiêm minh những cán bộ tiêu cực và cả đối tượng chống đối cực đoan quá khích lợi dụng điều kiện và chính sách,bảo đảm công bằng, đúng pháp luật; phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp, coi trọng các biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành, có phương án xử lý phù hợp các tình huống nhạy cảm,nhất là đối với các “điểm nóng”, các vụ khiếu kiện phức tạp, đông người. Phải thường xuyên, chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, kịp thời đấu tranh, ngăn chăn, hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo khiếu kiện để chống đối về chính trị.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo chủ động phòng ngừa, giải quyết vấn đề khiếu kiện, “điểm nóng”. Tập trung xử lý có hiệu quả những vấn đề bức xúc nổi lên, nguyên nhân gây khiếu kiện và các vụ khiếu về tôn giáo tồn đọng, kéo dài, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tham gia giải quyết khiếu kiện tôn giáo. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, vận động, thuyết phục để người dân hiểu và thực hiện đúng pháp luật về khiếu nại, tố cáo, pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo chấm dứt tình trạng khiếu kiện kéo dài.

Để đảm bảo hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hoạt động đúng theo khuôn khổ chính sách pháp luật của Nhà nước thì trong quá trình thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào một số nội dung cơ bản như: thanh tra, kiểm tra lại việc sử dụng đất đai liên quan đến các cơ sở thờ tự tôn giáo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích pháp luật về tôn

73

giáo cho người dân nói chung và tín đồ tôn giáo nói riêng. Tăng cường phối hợp với cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra Nội vụ tổ chức thường xuyên các đoàn thanh tra, kiểm tra để đảm bảo các hoạt động tôn giáo trên địa bàn diễn ra theo đúng pháp luật.

Như vậy để đảm bảo công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh các cấp ủy Đảng cần phải quán triệt rõ mục tiêu, phương hướng đã đề ra. Bên cạnh đó phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý đối với công tác tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ; kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo; đẩy mạnh, tuyên truyền, phổ biến giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh; đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại việc thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

74

KẾT LUẬN

Là một hiện tượng lịch sử - xã hội, tôn giáo có quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển. Trong nghị quyết 24/NĐ-TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị xác định : “Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài, tín ngưỡng và tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Chính vì nhận thức được điều này mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chính sách tôn giáo nhằm tạo điều kiện cho tôn giáo tiếp tục tồn tại, phát triển, tiếp tục phát huy những điểm tích cực và hạn chế những điểm tiêu cực. Thế nhưng các thế lực thù địch luôn coi vấn đề tôn giáo là “ gót chân Asin” của các nước xã hội chủ nghĩa. Lợi dụng tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tới Việt Nam, thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” làm suy yếu chế độ của ta.

Tình hình trên đặt ra cho công tác tôn giáo vừa phải đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng tín đồ, vừa cảnh giác đấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong viêc lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Vì vậy chính sách tôn giáo là nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo.

Cùng với cả nước, tỉnh Phú Thọ cũng có những hoạt động cụ thể để giải quyết vấn đề tôn giáo. Là một tỉnh với số lượng giáo dân không phải là lớn so với cả nước thế nhưng diễn biến lại hết sức phức tạp. Mặc dù trong những năm qua, đặc biệt từ khi tỉnh triển khai Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ đã đi vào nền nếp. Đồng bào có đạo tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và đoàn kết để cùng sống

75

“tốt đẹp đẹp đạo”. Nhưng bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại một số tôn giáo trái phép và các tà đạo. Hoạt động của các tôn giáo trái phép và các tà đạo trên địa bàn tỉnh tuy chưa gây ra những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự song vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn, khó lường và ít nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của một số địa phương trong tỉnh.

Giải quyết tôn giáo không chỉ trong ngày một ngày hai mà phải là một quá trình lâu dài, mà cũng không phải là trách nhiệm của riêng ai cả mà là trách nhiệm của mọi người dân. Thực hiện tốt chính sách tôn giáo, luôn cảnh giác với kẻ thù, tập trung toàn lực xây dựng đời sống mới là đóng góp thiết thực nhất của mỗi người dân, người con của Tổ quốc nhằm góp phần đưa đất nước Việt Nam tiến thẳng vào tương lai!

76

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở tỉnh phú thọ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)