với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
* Về kết quả đạt được
Từ khi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 22 ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh có hiệu lực thi hành thì hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có những thành tựu đáng kể. Điều này thể hiện ở chỗ:
- Tình hình tôn giáo ở Phú Thọ cơ bản tiếp tục ổn định, chính sách tôn giáo được thực hiện ngày một tốt hơn, đồng bào các tôn giáo đoàn kết trong
51
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực tham gia xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Việc phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định hướng dẫn thi hành và công tác quản l ý của Nhà nước bằng pháp luật trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua là tích cực. Các cấp, các ngành đều đã quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đại đa số cán bộ, nhân dân đặc biệt là các chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo đã nắm được những nội dung cơ bản của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
- Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, công tác hướng dẫn và quản lý Nhà nước về các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh ngày càng sâu sát và chặt chẽ, đã giải quyết kịp thời những nhu cầu chính đáng hợp pháp của các tổ chức, chức sắc, tín đồ tôn giáo như xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, mua sắm đồ dùng việc đạo, cho phép đón các chức sắc ngoài tỉnh về thường trú và hoạt động tôn giáo. Tạo điều kiện và đảm bảo cho các tôn giáo bình thường theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước, không để xảy ra điểm nóng hoăc đơn, thư kiến khiếu nại kéo dài.
Kết quả thực hiện trên có thể được cụ thể trong các số liệu sau: 1. Phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc
STT Tên tôn giáo Số chức sắc
được phong chức Số chức sắc được bổ nhiệm Số chức sắc được thuyên chuyển 1 Phật giáo 0 0 10 2 Công giáo 6 6 9 Tổng 6 6 19
52
2. Đào tạo, bồi dưỡng và phong chức cho chức sắc
STT Tên tôn giáo Số đang đi
học Số đã tốt nghiệp năm 2009 Ghi chú 1 Phật giáo Học viện phật giáo 3 Trung cấp Phật học 3 2 Công giáo Học thần học 6 1 Đại chủng viện 33 6 Tổng 45 7
3. Xây dựng cơ sở thờ tự mới
STT Tên tôn giáo Tổng số Có phép Không
phép Sai phép
1 Phật giáo 0 0 0 0
2 Công giáo 2 2 0 0
Tổng 2 2 0 0
* Tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định
- Công tác tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo đến đồng bào có đạo chưa thường xuyên; việc phát hiện, đưa tin biểu dương những nhân tố tích cực trong vùng đồng bào theo các tôn giáo trên phương tiện thông tin đại chúng chưa được quan tâm đúng mức.
53
- Một số địa phương nắm bắt tình hình hoạt động tôn giáo chưa kịp thời, còn có hiện tượng né tránh, thiếu kiên quyết trong việc giải quyết, xử lý các vụ việc liên quan đến tôn giáo, đặc biệt là việc đăng ký sinh hoạt các điểm nhóm đạo Tin lành, làm lễ bất hợp pháp tại một số cơ sở thờ tự của các tôn giáo.
- Công tác xây dựng cốt cán trong chức sắc, chức việc, nhân sỹ, tín đồ các tôn giáo chưa thực hiện được vì chưa có cơ chế, nguồn lực cho công tác này.
- Phong trào đấu tranh của quần chúng chống truyền đạo trái phép và đạo lạ chưa được tổ chức thường xuyên và phát huy tích cực.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo toàn tỉnh vừa thiếu nhiều về số lượng, còn yếu về chất lượng chưa đáp ứng với yêu cầu công tác tôn giáo.
- Nhận thức của cấp ủy, chính quyền một số nơi về công tác tôn giáo chưa được coi trọng đúng mức. Một số địa phương nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo của cán bộ làm công tác tôn giáo chưa đầy đủ và toàn diện.
Đặc biệt đối với công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật cũng còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục như:
- Thời gian tổ chức thực hiện còn chậm so với yêu cầu, qua thực tế tại một số xã, nhân dân, thậm chí cán bộ xã vẫn chưa nhận thức đầy đủ Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và hệ thống pháp luật về tôn giáo. Một số huyện tổ chức triển khai nhưng xen ghép với các nội dung khác nên chưa đảm bảo thời gian cần thiết để truyền đạt các nội dung này, dẫn đến cán bộ và nhân dân chưa hiểu đầy đủ và sâu sắc về Nghị định và Pháp lệnh. Vì vậy, trong thời gian qua, tại một số địa phương vẫn còn có những hoạt động tôn giáo không tuân thủ những quy định của Nhà nước về hoạt động tôn giáo.
- Sự phối hợp hoạt động của UBMTTQ và các tổ chức đoàn thể ở một số xã, phường, thị trấn chưa thật sự hiệu quả. Công tác tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo trong hội viên, đoàn viên còn chậm.
54
- Do đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở huyện, xã còn kiêm nhiệm nên việc nắm bắt tình hình, đầu tư cho công tác tôn giáo chưa được chuyên sâ. Do vậy tham mưu đề xuất những vấn đề về tôn giáo còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác tôn giáo hiện nay.
- Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng có đồng bào theo các tôn giáo còn chưa được đầu tư đúng mức, các phong trào “xóa đói giảm nghèo”, “kế hoạch hóa gia đình” trong vùng đồng bào theo đạo Công giáo có nơi chưa mạnh, do vậy tỷ lệ đói nghèo, tỷ lệ tăng dân số còn cao so với mặt bằng chung của tỉnh.
- Việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động nghiệp vụ công tác tôn giáo còn rất hạn chế, cán bộ làm công tác tôn giáo không có chế độ ưu đãi đối với công việc đặc biệt này.
Như vậy, để hạn chế những tồn tại trên, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian