Tiếp tục hoàn thiện các quy trình pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở tỉnh phú thọ (Trang 59)

với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ

Để thực hiện hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động về tôn giáo thì trước hết cần phải xây dựng và hoàn thiện được một hệ thống pháp luật về tôn giáo để tạo thành cơ sở quản lý và hành lang pháp luật cho các hoạt động quản lý Nhà nước đối với tôn giáo. Đặc biệt, trong bối cảnh Nhà nước ta đang nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp

55

quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiên đẩy mạnh các hoạt động hành chính trên tất cả các lĩnh vực thì việc xây dựng và hoàn thiện các hệ thống pháp luật nói chung và Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng là một điều rất cần thiết.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Nhà nước ta đối với các hoạt động tôn giáo đều chưa đầy đủ và đồng bộ. Hiến pháp năm 1992 đã dành Điều 70 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định 26/CP của Chính phủ quy định về các hoạt động tôn giáo. Đó là những căn cứ pháp lý cơ bản cho việc xử lý, giải quyết, điều chỉnh các hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật, góp phần các hoạt động tôn giáo đi dần vào nề nếp.

Hơn nữa như phần phân tích ở phần thực trạng, hoạt động quản lí Nhà nước về tôn giáo ở nước ta nói chung và trên đian bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng vẫn gắp khó khăn, bất cập, khó khăn do thiếu những hoạt động pháp lý cụ thể, nên đã vận dụng những quy định của các lĩnh vực khác như đất đai, xây dựng, xuất nhập cảnh…với việc phải thường xuyên vận dụng các lĩnh vực khác để thực hiên lĩnh vực quản lý tôn giáo và một lĩnh vực hết sức phức tạp, nhạy cảm lại nhiều bất cập xảy ra, có rất nhiều trường hợp khi vận dụng các quy định pháp lý khác lại vận dụng sai, hay lại dụng cơ sở thiếu sót trong các quy định về pháp luật về tôn giáo vu khống, bôi nhọ chính quyền.

Bên cạnh đó, quản lý Nhà nước về tôn giáo là một hoạt động liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành. Do vậy, để hoạt động chủ thể cơ quan quản lý về Nhà nước về tôn giáo hoạt động hiệu quả thì cần xác lập mối quan hệ, cơ chế phối hợp đối với các hoạt động này, tạo thành một cơ chế đồng bộ trong quản lý Nhà nước về tôn giáo và hoạt động tôn giáo. Tất cả những yêu cầu trên muốn thực hiện cần quy định cụ thể trong các văn bản quy định pháp luật.

56

Do những hạn chế về hệ thống pháp luật quản lý Nhà nước về tôn giáo nên cần thiết để tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống này càng nhanh, càng tốt, phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tiến hành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về vấn đề tôn giáo và quản lý Nhà nước về hoạt đông tôn giáo.

- Bổ sung, sửa đổi những văn bản quy phạm pháp luật tôn giáo đã lạc hậu, thiếu sót, đảm bảo tính thời đại của các quy định pháp lý.

- Xây dựng những văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh cái mới xuất hiện chưa được điều chỉnh trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo và các hoạt động về tôn giáo, ngoài việc đảm bảo các yêu cầu chung của công tác xây dựng pháp luật thì cần có thế hiện nguyên tắc Nhà nước thông qua công cụ luật pháp điều chỉnh các tồn tại đồng thời thể hiện các nguyên tắc Nhà nước qua các công cụ pháp luật điều chỉnh mọi hoạt động tôn giáo sao cho mọi hoạt động tôn giáo và các hoạt động của nó đều được thực hiện trong pháp luật.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở tỉnh phú thọ (Trang 59)