Đẩy mạnh, tuyên truyền, phổ biến giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở tỉnh phú thọ (Trang 74)

của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo trên địa bàn tỉnh

Công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ tôn giáo được coi là nhiệm vụ cốt lõi trong công tác tôn giáo. Để thực hiện hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt động tôn giáo thì trong quá trình vận động quần chúng, tín đồ, chức sắc tôn giáo thì việc tuyên truyền, giải thích, phổ biến để các đối tượng này thấu hiểu và tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật đối với tôn giáo là nội dung quan trọng và cần thường xuyên tiến hành.

- Đối với quần chúng tín đồ, tín đồ các tôn giáo phần lớn là nhân dân lao động, có niềm tin tôn giáo ở mức độ khác nhau. Một mặt, họ có nghĩa vụ và quyền lợi sinh hoạt tôn giáo của giáo hội quy định. Mặt khác, họ có quyền lợi, nghĩa vụ đối với Nhà nước như mọi công dân khác và bình đẳng trước pháp luật. Do vậy, trong công tác đối với tín đồ cần làm tốt những vấn đề sau:

+ Trước hết, cán bộ làm công tác tôn giáo cần phải có quan điểm quần chúng và nhìn nhận quần chúng tín đồ các tôn giáo một cách đúng đắn, xóa bỏ mọi thành kiến, không phân biệt đối xử, tôn trọng đức tín của nhân dân, tin vào lòng yêu nước và khả nang cách mạng của họ để kiên trì tuyên truyền vận động quần chúng tín đồ tham gia vào công cuộc đổi mới, nghiêm chỉnh tuân theo quy định của pháp luật nói chung và pháp luật tôn giáo nói riêng.

+ Do vậy, trong các công tác tuyên truyền vận động, giáo dục, thuyết phục, hãy chú ý bồi dưỡng, phát huy tinh thần và lòng tự hào dân tộc, đồng thời hãy cảm hóa, giáo dục họ bằng hệ thống chính sách, pháp luật, thực sự

70

tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo và lợi ích của dân tộc. Sự thay đổi về nhận thức tư tưởng, ý thức pháp luật, ý thức hệ theo lối khoa học và cách mạng cần phải có thời gian và đòi hỏi có phương pháp tế nhị, hình thức phù hợp. Phải lấy việc vận động, thuyết phục là chủ yếu, phải nâng cao tính hấp dẫn, thuyết phục và kịp thời, lời nói đi đôi với việc làm, tránh áp đặt, nóng vội, chính trị một chiều, kêu gọi chung chung, trống rỗng.Phải kết hợp tuyên truyền, thuyết phục thực hiện quy định pháp luật tôn giáo với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có đạo.

+ Lựa chọn nội dung và phương pháp tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, ý thức pháp luật, nội dung quy định của pháp luật đối với đồng bào theo đạo phải có một quá trình nghiên cứu cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Nhưng cần tập trung vào một số nội dung sau:

Một là, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo. Chính các chức sắc của các tôn giáo như Công giáo, Phật

giáo…luôn là những người thực hiện việc tuyền truyền tư tưởng Hồ Chí Minh

về tôn giáo.

Hai là, tuyên truyền giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta về tôn giáo

Ba là, thường xuyên quan tâm đến cuộc sống vật chất, tinh thần và những lợi ích thiết thực khác của tín đồ, mặt khác phải chăm lo đảm bảo quyền tự dọ tín ngưỡng tôn giáo của họ. Giải quyết nguyên vọng chính đáng những nhu cầu của tín đồ về sinh hoạt tôn giáo như: cơ sở thờ tự, kinh sách và đồ dùng việc đạo, có chức sắc nhà tu hành để hướng dẫn việc đạo.

Bốn là, chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục cho đồng bào vùng sâu vùng xa, những vùng khó khăn và vùng có đông đồng bào theo đạo, cần phải có những chính sách đặc biệt của Nhà nước, có sự trợ giúp của cả cộng đồng hỗ trợ vật chất và tinh thần để nâng cao đời sống cho đồng bào.

71

Tập hợp rộng rãi bằng nhiều hình thức để quần chúng tín đồ tham gia tích cực vào các phong trào và tổ chức quần chúng. MTTQ, các đoàn thể, phải đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ trong việc tuyên truyền vận động họ tham gia vào các phong trao lao động sản xuất, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, học tập văn

hóa, khoa học kỹ thuật, văn nghệ, thể dục thể thao…

- Đối với chức sắc các tôn giáo, chức sắc tôn giáo có vai trò rất quan trọng trong các tôn giáo. Do vậy, trong quan hệ đối xử với các chức sắc cần phải tôn trọng và thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết toàn dân, không thành kiến với quá khứ. Nhưng cũng cần phải phân loại và nắm vững thái độ chính trị của từng chức sắc để có phương pháp giúp đỡ, hướng dẫn và đấu tranh có hiệu quả theo hướng gần gũi, am hiểu, cảm hóa, bồi dưỡng và sử dụng họ, giúp họ xây dựng mối quan hệ tốt với chính quyền và các đoàn thể nhân dân trên cơ sở lấy chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo làm trung tâm, tạo mối quan hệ hợp tác, thiện chí và tôn trọng lẫn nhau.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các chức sắc tôn giáo thực hiện nhiệm vụ của họ theo chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, vì đây là vấn đề quan trọng và là tiền đề cho các cuộc vận động chức sắc tôn giáo. Đồng thời giúp đỡ họ nâng cao tinh thần yêu nước, gắn bó và đồng hành với dân tộc, có ý thức bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia. Động viên họ tham gia các phong trào và hoạt động xã hội tích hợp với khả năng và điều kiện của họ như: tham gia hoạt động lĩnh vực từ thiện nhân đạo, chương trình xóa đói giảm nghèo. Đồng thời thông qua những chức sắc để tuyên truyền vận động tín đồ các tôn giáo thực hiện những chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở tỉnh phú thọ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)