Thực tiễn quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt động tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở tỉnh phú thọ (Trang 46)

tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ

* Công tác xây dựng văn bản quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh

Để triển khai thực hiện tốt Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 22/CP của Chính phủ ngày 1 tháng 3 năm 2005, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Ban Dân tộc và Tôn giáo đã phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành chỉ thị số 34/CT-TU, ngày 22/7/2005 về tăng cường lãnh đạo công tác tôn giáo trong tình hình mới; tham mưu cho UBND Phú Thọ ban hành chỉ thị số 18/2004/CT-UB, ngày 17/12/2004 về tăng cường và quản lý hoạt động tôn giáo trong năm 2005; Kế hoạch số 2719/KH-UB, ngày 19/12/2004 về việc điều tra khảo sát và thực hiện thí điểm giải pháp đấu tranh chống truyền đạo trái phép và đạo lạ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Kế hoạch số 2678/KH-UB, ngày 24/12/2005 về việc phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

42

Qua hoạt động thực tế của công tác quản lý tôn giáo trên địa bàn tỉnh, sau khi lấy ý kiến tham gia của các ngành chức năng, Ban Dân tộc và Tôn giáo đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2564/2006/QĐ- UBND ngày 13/9/2006 về “Quy định một số điểm thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” nhằm phân cấp quản lý các hoạt động tôn giáo cho các cấp phù hợp với tình hình thực tế các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Hằng năm Ban Dân tộc và Tôn giáo (trước đây) và nay là Phòng Tôn giáo (sở Nội Vụ) đều có các văn bản quản lý Nhà nước về các lĩnh vực tôn giáo như văn bản hướng dẫn nhân ngày lễ Phật đản của đạo Phật, lễ Phục sinh, lễ Noel của đạo Công giáo và Tin lành.

Từ khi Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thi hành, dư luận nhân dân nói chung và chức sắc, tín đồ các tôn giáo nói riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đều rất phấn khởi cho rằng Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân trong thời kì đổi mới; đồng thời khẳng định đây là văn bản có bước phát triển cao hơn, có nhiều điểm mới thông thoáng hơn các văn bản đã có.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Pháp lệnh và Nghị định còn một số nội dung chưa cụ thể và chưa phù hợp với thực tiễn công tác tôn giáo như sau: - Tại Điều 24 của Pháp lệnh và mục 4 của Nghị định nên có thêm phần đăng ký đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, vì theo yêu cầu của các trường đào tạo tôn giáo yêu cầu có sự chấp thuận về mặt nhân thân của ứng sinh xin đi học, nhưng trong Pháp lệnh và Nghị định không đề cập đến.

- Điều 22, 23 của Pháp lệnh và mục 5 của Nghị định cần thống nhất lại các điều như việc thuyên chuyển chức sắc tôn giáo, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo với UBND cấp huyện nơi đi và đăng ký với UBND

43

cấp huyện nơi đến (được sự chấp thuận của UBND cấp huyện) là chức sắc đó đủ điều kiện hoạt động tôn giáo tại nơi xin chuyển đến. Nhưng thực tế khi chức sắc (đạo Phật) khi chuyển đến trụ trì tại cơ sở thờ tự đó lại phải có văn bản chấp thuận về nhân thân của UBND tỉnh (qua sở Nội Vụ) về chức sắc đó thì mới được giáo hội Phật giáo Việt Nam bổ nhiệm trụ trì. Như vậy cùng một sự việc lại có 2 văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện và tỉnh tạo nên sự chồng chéo văn bản, không thuận lợi cho chức sắc tôn giáo.

- Việc mua, bán, nhận hiến tặng đồ dùng việc đạo nên có điều khoản quy định cụ thể nếu không cơ quan quản lý Nhà nước sẽ không quản lý được nội dung này.

* Cấp giấy chứng nhận cho tổ chức tôn giáo hoạt động

Theo quy định tại điểm 3, Điều 6, mục 1, chương 3 của Nghị định số 22 ngày 1 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, có quy định về thẩm quyền đăng ký hoạt động và công nhận hoạt động cho các tổ chức tôn giáo. Trong đó có quy định, Ban Tôn giáo Chính phủ cấp đăng ký cho tổ chức có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với quy định này thì hiện nay Ban Tôn giáo Chính Phủ đã cấp giấy phép hoạt động cho 6 tôn giáo lớn và hoạt động chính thức tại Việt Nam (đạo Phật, Công giáo, Tin lành, đạo Hồi, Phật giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài) và một số hệ phái của đạo Tin lành. Cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh cấp đăng ký cho tổ chức có phạm vi hoạt động ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể ở tỉnh Phú Thọ là sở Nội Vụ (Phòng Tôn giáo) đang tiến hành xử lý việc cấp đăng ký hoạt động cho một tôn giáo là đạo Baha’i và hệ phái của đạo Tin lành là Tin lành Liên hữu Cơ đốc.

44

* Vận động, tuyên truyền quần chúng tín đồ trong việc thực hiện chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước

Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) về công tác tôn giáo. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng kế hoạch số 31/KH-TU nghiên cứu quán triệt và triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) và Chương trình hành động số 30/CTr-TU ngày 24/4/2003 về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo.

Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt và triển khai việc thực hiện học tập Nghị quyết số 25/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) về công tác tôn giáo cho cán bộ chủ chốt Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các Sở, Ban ngành, các đoàn thể và các huyện, thành, thị ủy, đảng bộ trực thuộc. Sau Hội nghị này, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức 2 Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-TW và chương trình hoạt động của Chính phủ cho trên 300 đồng chí là lãnh đạo, chuyên viên các Sở, Ban ngành, đoàn thể theo dõi công tác tôn giáo của tỉnh; lãnh đạo và cán bộ làm công tác tôn giáo của UBND, UBMTTQ, các đoàn thể của 13 huyện, thành, thị.

Tại cơ quan, chi bộ đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 25/NQ-TW về công tác tôn giáo và triển khai học tập Nghị quyết đến 100% cán bộ công chức trong cơ quan.

Thực hiện văn bản số 582/TGCP-PCTT, ngày 18/8/2004 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc triển khai tuyên truyền phổ biến và thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 2687/KH-UB, ngày 24/12/2004 về việc phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện Pháp lênh tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Theo đó, Ban Dân tộc và

45

Tôn giáo tỉnh (trước đây) và phòng Tôn giáo (sở Nội vụ) đã tổ chức 6 Hội nghị triển khai Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 22/NĐ-CP ngày 1/3/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo cho 730 cán bộ là lãnh đạo vào chuyên viên làm công tác tôn giáo của các huyện, thành, thị; UBMTTQ và các đoàn thể nhân dân các huyện, thành, thị.

Sau Hội nghị cấp tỉnh, 13/13 huyện, thành, thị đều tổ chức Hội nghị học tập quán triệt Pháp lệnh và Nghị định cho lãnh đạo các Phòng, Ban, UBMTTQ và các đoàn thể cấp huyện, Bí thư, Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBMTTQ, trưởng các đoàn thể xã, phường, thị trấn. Tính đến tháng 12/2005, 100% các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã tổ chức quán triệt thực hiện Pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ đến cán bộ, Đảng viên, Đại biểu HĐND, thành viên UBND, UBMTTQ và các ủy viên Ban Chấp hành các đoàn thể nhân dân, trưởng khu dân cư.

Đối với các tổ chức Tôn giáo, dưới sự hướng dẫn của phòng Tôn giáo (sở Nội vụ) các tôn giáo đều xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền nội dung Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo tại các lớp bồi dưỡng giáo lý của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh, giảng viên báo cáo tại các lớp này là cán bộ chính quyền, Mặt trận cấp huyện hoặc xã, phường, thị trấn. Tổ chức Hội nghị quán triệt Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 22/NĐ-CP, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đến 55 chức sắc, chức việc các tôn giáo trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức an ninh, quốc phòng cho 42 chức sắc các tôn giáo của tỉnh.

Đối với đạo Phật, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã tổ chức được 37 Hội nghị bồi dưỡng giáo lý căn bản của đạo Phật, kết hợp triển khai Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo cho đại diện Phật giáo các huyện, xã với 2578 phật tử tham gia.

46

Đối với đạo Công giáo, ngay sau khi được Phòng Tôn giáo (sở Nội vụ) phổ biến triển khai Pháp lệnh, các chức sắc đạo Công giáo đã chủ động mở các lớp tại các giáo xứ để triển khai Pháp lệnh và Nghị định cho các trưởng ban hành giáo xứ, giáo họ và bà con giáo dân với số lượng hàng nghìn người tham gia.

Nhìn chung, trong những năm qua công tác vận động chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo luôn được quan tâm. Sở Nội vụ đã phối hợp với các ngành có liên quan thường xuyên gặp gỡ tuyên truyền vận động, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo. Nghị định 22 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Chỉ thị 01 về một số công tác đối với đạo Tin lành.

Nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của các tôn giáo để tham mưu cho Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo công tác tôn giáo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh giải quyết các nhu cầu chính đáng của tổ chức, cá nhân, các tôn giáo như: thành lập họ giáo, chia tách giáo xứ, giáo họ, cấp đất xây dựng cơ sở thờ tự, đào tạo chức sắc. Do vậy chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Đồng bào theo các tôn giáo đã xóa bỏ được tư tưởng mặc cảm, nâng cao nhận thức, nhận rõ được trách nhiệm của người công dân có đạo đối với đất nước. Đoàn kết Lương - Giáo được đảm bảo, đặc biệt khi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 22/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo, Chỉ thị 01/CT-TTg của Chính phủ được tuyên truyền, quán triệt. Qua nắm bắt tình hình dư luận của nhân dân nói chung và chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo nói riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đều yên tâm cho rằng Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến lĩnh

47

vực tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Đồng thời khẳng định đây là những văn bản có bước phát triển cao hơn, có nhiều điểm mới thông thoáng hơn Nghị định 26 trước đây như vấn đề thuyên chuyển chức sắc, nhập tu, phong chức, bổ nhiệm các chức sắc đã đáp ứng yêu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay.

Do thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo, nên hoạt động từ thiện nhân đạo luôn được giáo hội các tôn giáo tích cực hưởng ứng. Đối với đạo Phật từ năm 2003 tới nay đã vận động các chức sắc, chức việc và phật tử ủng hộ quỹ vì người nghèo với số tiền 321.910.000 đồng; quỹ nạn nhân chất độc màu da cam 140.500.000 đồng; quỹ đền ơn đáp nghĩa 154.300.000 đồng; quỹ nhân đạo 16.500.000 đồng; quỹ khuyến học 182.800.000 đồng; quỹ làm nhà đại đoàn kết 55.600.000 đồng. Thăm và tặng quà các đối tượng chính sách, thanh niên làm nghĩa vụ quân sự với số tiền 33.400.000 đồng; thăm và tặng quà cho nhân dân bị lũ quét do ảnh hưởng của cơn bão số 7 tại Yên Lập năm 2005 gần 100.000.000 đồng; tổ chức đi thăm và tặng quà cho 30 gia đình Phật tử bị bão lốc tại xã Tùng Khê, huyện Cẩm Khê với tổng số tiền là 50.000.000 đồng.

Đối với đạo Công giáo từ năm 2003 đến nay, Tòa giám mục giáo phận Hưng Hóa và các linh mục trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo như: phong trào xóa nhà tạm, ngày vì người nghèo, giúp đỡ người tàn tật với tổng số tiền 525.050.000 đồng.

Ngoài ra các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo khác như: cứu đói giáp hạt cho bà con vùng sâu, vùng xa; ủng hộ vật liệu xây dựng nhà nhân đạo, nhà tình thương, đường giao thông nông thôn tại một số chùa ở Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù Ninh còn tiếp nhận những người cô đơn, không có nơi nương tựa để trông coi.

48

Trong thời gian vừa qua, công tác thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực tôn giáo và hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh được các cơ quan chức năng thực hiện một cách thường xuyên theo định kỳ và đột xuất vào những thời điểm tổ chức các lễ hội và hoạt động tôn giáo lớn để đảm bảo các hoạt động này được diễn ra an toàn, thuận lợi và đúng quy định của pháp luật.

Đặc biệt, do địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có nhiều loại tà đạo và tôn giáo trái phép lén lút hoạt động nên công tác thanh tra, kiểm tra cũng chú trọng tới vấn đề này. Đối với các hoạt động tôn giáo trái phép và hoạt động của đạo lạ xâm nhập vào địa bàn tỉnh, trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình phát triển của đạo lạ trên địa bàn tỉnh, sở Nội vụ phối hợp với công an tỉnh đã tham mưu cho Ban chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành tham gia, kiểm tra để đánh giá tình hình hoạt động của những tôn giáo và tà đạo này. Thực hiện đấu tranh trực diện đối tượng đứng đầu cốt cán trong các tôn giáo trái phép và đạo lạ. Tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh về chủ trương, biện pháp đấu tranh giải quyết cụ thể sát hợp với từng đạo lạ và các hoạt động tôn giáo trái phép.

* Sự tham gia của chính quyền tỉnh Phú Thọ trong việc mở rộng các quan hệ đối ngoại trong việc quản lý các tổ chức tôn giáo

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, công tác hướng dẫn và quản lý Nhà nước các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua ngày càng sâu sát và chặt chẽ, đã giải quyết kịp thời những nhu cầu chính đáng hợp pháp của các tổ chức, chức sắc, tín đồ các tôn giáo như đất đai của tổ chức tôn giáo, xây dựng sửa chữa cơ sở thờ tự, mua sắm đồ dùng việc đạo,cho phép đón các chức sắc ngoài tỉnh về thường trực và hoạt động tôn giáo. Tạo điều kiện và đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở tỉnh phú thọ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)