Mục tiêu, phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở tỉnh phú thọ (Trang 64)

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Để đảm bảo cho công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh, trong những năm tới cần tập trung vào các vấn đề sau

- Tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, toàn quân, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Tỉnh ủy về công tác tôn giáo và các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh trong thời gian tới. Góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Để đạt được mục tiêu quan trọng trong công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới cần triệt để thực hiện các phương hướng cơ bản như sau:

- Tiếp tục quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo. Nhất là Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Quyết định 2564/2006/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 9 năm 2006 của UBND tỉnh Phú Thọ quy định một số điểm thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong cán bộ, đảng

60

viên và nhân dân; trong chức sắc, tín đồ các tôn giáo trên toàn tỉnh, nhằm nâng cao nhận thức, chấp hành các chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo. Tăng cường công tác vận động chức sắc và tín đồ tôn giáo.

- Chủ động phối hợp giữa các ngành chức năng và địa phương cơ sở để nắm chắc tình hình tổ chức và hoạt động của các tôn giáo, quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của tổ chức và cá nhân tôn giáo như xây dựng cơ sở thờ tự, thuyên chuyển, bổ nhiệm, đào tạo chức sắc, thành lập

họ giáo mới…

- Phối hợp với các ngành chức năng và địa phương tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chặt chẽ đất đai, cơ sở thờ tự của tôn giáo, tránh tình trạng các giáo hội tự ý mở rộng cơ sở thờ tự.

- Chủ động phòng ngừa và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo, vận động tín đồ, chức sắc tôn giáo phát huy tinh thần yêu nước, tự giác phối hợp đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, gây rối mất trật tự an toàn xã hội.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh đặc biệt trong các dịp lễ tôn giáo lớn như lễ Noel của Công giáo và Tin lành, lễ Vu lan, Phật đản của đạo Phật.

- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chính sách, pháp luật và tôn giáo.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời

đẹp đạo” trong quần chúng, tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành…

- Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đấu tranh làm thất bại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch đối với tình hình tôn giáo và chính sách của Nhà nước ta.

61

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở tỉnh phú thọ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)