bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo
3.2.2.1. Tố chức, sắp xếp lại các cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh
Trên thực tế, công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Phú Thọ còn bộc lộ những bất cập, hạn chế như bộ máy quản lý Nhà nước về tôn giáo của các cấp trên địa bàn tỉnh chưa được kiện toàn, củng cố.
65
Từ năm 1997 trở về trước, Phú Thọ chưa có cơ quan chuyên trách làm công tác tôn giáo. Việc tham mưu cho UBND cấp tỉnh quản lý Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo được UBND tỉnh giao cho Văn phòng UBND tỉnh thực hiện; Văn phòng UBND tỉnh cử một chuyên viên phụ trách văn xã kiêm nhiệm công tác theo dõi mảng tôn giáo.ở cấp huyện thì cũng giao cho một cán bộ kiêm nhiệm phụ trách, còn đối với cấp xã thì có sự phân công không thống nhất giữa các địa phương.
Hiện nay thì tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về tôn giáo của tỉnh Phú Thọ là Phòng Tôn giáo trực thuộc sở Nội vụ, phụ trách trực tiếp về vấn đề tôn giáo với biên chế là 4 người. Cấp huyện thì việc thực hiện chưc năng tham mưu cho UBND huyện về công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo được giao cho phòng Nội vụ do một phó trưởng phòng phụ trách. Tại cấp xã thì chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo, công việc này được giao cho đồng chí Phó Chủ tịch, trưởng Công an xã hoặc ủy viên phụ trách văn hóa - xã hội đảm nhận theo chế độ kiêm nhiệm.
Như đã phân tích trong phần thực trạng, quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bản tỉnh Phú Thọ có nhiều diễn biến phức tạp, có nhiều tổ chức tôn giáo trái phép, tà đạo hoạt động thường xuyên, trên nhiều địa bàn, lôi kéo nhiều tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo bất hợp pháp. Những hoạt động tôn giáo này nếu buông lỏng quản lý sẽ dễ dàng gây nên những nguy cơ bất ổn cho đời sống của nhân dân trong tỉnh. Trong khi đó, tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo tương đối mỏng. Cả tỉnh chỉ có 1 phòng Tôn giáo phụ trách chung với 4 biên chế, cấp huyện thì chưa có tổ chức riêng, còn cấp xã thì hoàn toàn kiêm nhiệm. Như vậy, có thể với tổ chức bộ máy như trên khó có thể thực hiện quản lý hiệu quả hoạt động tôn giáo trên một địa bàn rộng lớn có sự phức tạp về tôn giáo như Phú Thọ.
Do vây, căn cứ vào Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân tộc, tôn giáo và Nghị quyết số
66
22/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo thuộc UBND các cấp thì tỉnh Phú Thọ cần thành lập một Ban tôn giáo riêng, là cơ quan ngang Sở, tham mưu cho UBND tỉnh về công tác quản lý tôn giáo với ít nhất 3 phòng chức năng làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo là: Phòng phụ trách các tôn giáo hoạt động ổn định, hợp pháp như đạo Phật, Công giáo (vì đây là 2 tôn giáo có thời gian hoạt động khá lâu ở Phú Thọ, có số tín đồ đông và hoạt động tôn giáo thường xuyên, liên tục); phòng phụ trách Tin lành và các tôn giáo trái phép (vị hoạt động của đạo Tin lành và các tôn giáo trái phép khác phức tạp và thường xuyên tạo thành vần đề bức xúc, điểm nóng trong nhân dân); phòng tuyên truyền(vì đây là nhiệm vụ, biện pháp cốt lõi của công tác tôn giáo). Đối với cấp huyện, với những huyện có tình hình tôn giáo phức tạp, đông tín đồ tôn giáo và cơ sở tôn giáo cần thành lập phòng Tôn giáo hoặc bộ phận quản lý Nhà nước về tôn giáo trong Phòng Dân tộc - Tôn giáo. Còn đối với cấp xã, xã nào có tình hình tôn giáo phức tạp cần cử cán bộ chuyên trách theo dõi mảng tôn giáo, các xã còn lại nên thống nhất giao cho một cán bộ phụ trách cụ thể đó là Phó Chủ tịch hoặc trưởng Công an xã để tạo nên tính thống nhất trong bộ máy quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Như vậy, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo cẩn tổ chức theo hướng tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác tôn giáo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, phù hợp với nhiệm vụ, khối lượng công việc và yêu cầu thực tiễn ở địa phương về công tác tôn giáo; tinh gọn, hiệu quả, tổ chức Sở, Ban, Phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực phù hợp với chủ trương cải cách hành chính Nhà nước.
3.2.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo
Mục tiêu của việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo trong thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và trên cả nước nói chung là xây dựng được một đội ngũ cán bộ có chất lượng
67
đồng bộ và toàn diện, có cơ cấu hợp lý, bộ máy tinh giảm, năng động và hoạt động hiệu quả. Một đội ngũ cán bộ vững về chính trị, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ kiến thức cao nhất là kiến thức về tôn giáo mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. Để đạt được mục tiêu đó, cần phải tập trung vào một số giải pháp sau:
- Phải luôn xác định nhiệm vụ nâng cao trình độ năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về tôn giáo cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo là việc làm vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài. Đó là nhân tố quyết định việc thành công hay thất bại trong công tác tôn giáo. Do vậy, phải có chính sách quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo một cách chuyên sâu, ổn định, tránh tình trạng chắp vá, lồng ghép.
- Tôn giáo là lĩnh vực hết sức nhạy cảm và có tính đặc thù. Do vậy, ngoài các tiêu chuẩn chung của người cán bộ công chức, cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo còn phải có các tiêu chí đặc thù đó là:
+ Có phẩm chất chính trị vững vàng.
+ Nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và có khả năng vận dụng thực tiễn vào công tác.
+ Có tác phong sâu sát quần chúng, có khả năng và nghệ thuật vân động thuyết phục quần chúng.
+ Có quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm quần chúng tốt. + Có sự am hiểu nhất định về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Phải có quy hoạch và chính sách trong viện sử dụng, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo.Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở các cấp rất thiếu về kiến thức, nhất là kiến thức về các tôn giáo và yếu tố chuyên môn về nghiệp vụ. Do vậy, trước mắt, phải nhanh chóng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cào trình độ kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về tôn
68
giáo cho đội ngũ cán bộ đang làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ở các cấp để cho đội ngũ cán bộ đảm đương nhiệm vụ trong tình trạng hiện nay.
- Phải có kế hoạch tuyển chọn công chức dự bị đã tốt nghiệp Đại học những chuyên ngành gắn với tôn giáo để cử đi đào tạo chính quy về tôn giáo nhằm tăng cường cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo hiện nay.
- Phải tuyển chọn đưa đi đào tạo Đại học và trên Đại học về lĩnh vực tôn giáo cho những cán bộ trẻ, có phẩm chất, năng lực, có nhiệt huyết với công tác tôn giáo nhất là ở cấp tỉnh và cấp huyện.
- Phải sử dụng những cán bộ đã được quy hoạch đào tạo đúng với chuyên ngành, lĩnh vực được đào tạo. Tránh tình trạng dồn, nhét những cán bộ công chức không làm được việc.
- Có chế độ đãi ngộ riêng biệt, đặc thù để khuyến khích cho cán bộ đang làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo để họ chuyên tâm với nhiệm vụ được giao.
- Có chính sách khuyến khích đầu tư cho cán bộ đi học nâng cao trình độ về công tác tôn giáo.
- Có chính sách ưu đãi đối với cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ở miền núi, vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số. Các cán bộ làm công tác tôn giáo ở những vùng này phải được bồi dưỡng, huấn luyện để hiểu biết phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc nơi mình công tác.
Ngoài việc nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ làm công tác tôn giáo, để thực hiện hiệu quả quản lý Nhà nước đối với tôn giáo cần xây dựng lực lượng cốt cán của ta trong tín đồ, chức sắc tôn giáo. Thông qua họ, chúng ta sẽ kịp thời nắm bắt mọi hoạt động của giáo hội, nắm được các dự định, kế hoạch sắp tới của giáo hội và kịp thời phát hiện các hoạt động lợi dụng tôn giáo, tôn giáo trái phép và tà đạo. Từ đó, giúp chúng ta kịp thời chủ động có
69
đối sách phù hợp. Để có những chủ cốt cán thực sự gắn bó với chúng ta, chúng ta cần phải thường xuyên quan tâm thăm hỏi khi họ có những chuyện
buồn, vui…đồng thời phải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với bản thân và
gia đình họ an tâm và có trách nhiệm với công việc.