Sơ lược về tình hình tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở tỉnh phú thọ (Trang 30)

Nhìn chung, những năm gần đây sinh hoạt tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ tương đối ổn định, tuân thủ đúng chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và quy định của địa phương. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại một số tôn giáo trái phép và một số tà đạo. Hoạt động của các tôn giáo trái phép và các tà đạo trên địa bàn tỉnh tuy chưa gây ra những vấn đề phức tạp về an ninh,

26

trật tự, song vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn, khó lường và ít ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của một số địa phương trong tỉnh. Hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bao gồm:

* Tổ chức và hoạt động của đạo Công giáo

Đạo Công giáo được du nhập vào địa bàn tỉnh Phú Thọ khá sớm, vào những năm đầu của thế kỷ XVII, do linh mục người Pháp là Alexandre de Rhodes và các linh mục khác của Hội Thừa sai Paris truyền giáo cùng với quá du nhập đạo Công giáo vào Việt Nam.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh, đạo Công giáo có 112.943 tín đồ, chiếm 9,2% dân số. Có 22 linh mục thường trú và làm mục vụ, 2 linh mục đang đi đào tạo tại Pháp, 1 linh mục đang đi đào tạo tại Philippin, 1 linh mục đi du học tại Italia, 25 chúng sinh các khóa đang học tại Đại Chủng viện Hà Nội, có 2 nhà dòng Mến thánh giá với 12 tu sĩ, gần 500 chức việc và hàng chục các tổ chức hội đoàn thu hút hàng ngàn tín đồ tham gia.

Về tổ chức giáo hội, trên địa bàn tỉnh có 30 giáo xứ với 126 họ giáo thuộc 2 giáo phận Hưng Hóa và Bắc Ninh. Cơ sở thờ tự có 115 nhà thờ, nhà nguyện.

Đạo Công giáo ở Phú Thọ chủ yếu thuộc giáo phận Hưng Hóa. Ngoài ra còn có giáo xứ Vân Cương với 2 họ giáo: họ giáo Vân Cương và Vân Tập thuộc xã Hữu Đô, huyện Đoan Hùng; họ giáo Bạch Hạc thuộc phường Bạch Hạc, Thành phố Việt Trì thuộc giáo phận Bắc Ninh.

Hiện nay, toàn giáo phận Hưng Hóa có khoảng 197.436 giáo hữu; 24 linh mục; 31 chúng sinh; 2031 giáo lý viên; 92 ứng sinh dự bị; 106 nữ tu; 325 ban hành giáo với 1265 nhà thờ, nhà nguyện. Giám mục Vũ Huy Chương coi sóc giáo phận Hưng Hóa từ năm 2003. Như vậy từ khi thành lập đến nay đã có 7 giám mục coi sóc, trong đó có 3 giám mục người nước ngoài.

Tuy tòa giám mục Hưng Hóa không còn đóng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhưng có thể nói, tỉnh Phú Thọ vẫn được coi là trung tâm, là địa bàn hết sức

27

quan trọng của giáo phận. Là tỉnh có số lượng tín đồ chiếm 2/3 tổng số tín đồ toàn giáo phận (116.650 tín đồ/179.436 tín đồ), số lượng linh mục thường trú chiếm 16/24 tổng số linh mục, chiếm 50% số giáo xứ toàn giáo phận, có 2/3 chúng sinh đang theo học Đại Chủng viện Hà Nội. Số lượng tu sinh có chí hướng theo con đường tu hành đông nhất so với các tỉnh khác trong giáo phận. Vì vậy, đây cũng là địa bàn được giáo hội Công giáo mở rộng giao lưu “giao giảng tin mừng” lên các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số.

Những năm gần đây, giáo hội đã bộc lộ ý đồ chuyển Tòa Giám mục Hưng Hóa về vị trí cũ – thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Một số biểu hiện như mua lại đất của bà con giáo dân trong khu vực đất nhà thờ Hưng Hóa cũ, hoặc xin lại cơ sở vật chất của Tiểu Chúng viện cũ (khu Nhà Tràng – xứ Hà Thạch, thuộc xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ) đã cho địa phương mượn làm trường học. Đó là điều dễ hiểu khi mà Tòa giám mục Hưng Hóa tăng cường “đầu tư” toàn diện đối với các xứ, họ giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hầu hết các cơ sở thờ tự như nhà thờ,nhà nguyện, nhà phòng,

nhà dãy, tháp chuông…đều được sửa chữa nâng cấp khang trang, đẹp đẽ, chỉ

tính trên 10 năm trở lại đây đã có trên 50 nhà thờ, nhà nguyện và các công trình phụ trợ của các xứ, họ đạo được xây dựng lại với quy mô lớn. Có những nhà thờ kinh phí xây dựng lên tới hàng tỷ đồng.

Một số họ giáo đang tiếp tục làm thủ tục xin đất để xây dựng nhà thờ, nhà nguyện. Việc mua bán, hiến, nhượng đất cho nhà thờ hoặc xây dựng nhà thờ, nhờ nguyện mới vẫn đang diễn ra sôi động, phức tạp đặt ra cho các cấp chính quyền phải có biện pháp quản lý chặt chẽ.

Bên cạnh đó, Giáo hội tích cực thực hiện việc truyền đạo tới các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt là người Mông và người Mường rất được giáo hội quan tâm. Các hoạt động nhân đạo từ thiện cũng được tăng

28

cường, các gia đình có người ốm đau, gặp khó khăn hoạn nạn đều được cha xứ hoặc ban hành giáo quan tâm, giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất.

Đại đa số người Công giáo Phú Thọ là người nông dân, một số rất ít làm nghề buôn bán nhỏ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp, có truyền thống chăm chỉ, làm ăn lương thiện, kính Chúa, yêu nước ngày càng gắn bó với dân tộc. Trong 2 cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, đồng bào theo đạo Công giáo đã tích cực tham gia, đóng góp nhân tài, vật lực, xương máu cùng cả dân tộc chống xâm lược. Hiện Phú Thọ có 4 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 2767 gia đình bệnh binh, thương binh, liệt sỹ, 2633 đối tượng hưởng trợ cấp có công với nước là người Công giáo, ghi dấu ấn sâu sắc của người Công giáo tỉnh Phú Thọ vào sự nghiệp giải phóng dân tộc qua các thời kì cách mạng. Hòa bình lặp lại trên cả nước, người theo đạo Công giáo của tỉnh luôn dẫn đầu trong việc thực hiện một số chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Hầu như các dịp bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp, vùng có đông đồng bào theo đạo Công giáo đều nghiêm chỉnh chấp hành các nghĩa vụ thuế, dân công đối với nhà nước luôn hoàn thành sớm. Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện được bà con giáo dân tích cực hưởng ứng, hiện tượng vi phạm pháp luật các tệ nạn xã hội ít xảy ra ở vùng Công giáo.

Những năm gần đây, với đường lỗi đổi mới của Đảng và Nhà Nước ta về tôn giáo, các quyền tự do dân chủ, tự do tôn giáo tín ngưỡng của đồng bào được tôn trọng thực sự, đồng bào Công giáo, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, khép dần những mặc cảm trong quá khứ của một bộ phận Công giáo bị bọn phản động, đế quốc, thực dân lợi dụng đối lập với dân tộc, mưu cầu lợi ích cá nhân.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng, ràng buộc bởi thần quyền, giáo lý và nhưng toan tính của giáo hội về chính trị, về phát triển đạo mà một số chính sách của

29

Đảng và Nhà Nước chưa được thực hiện đầy đủ tại một số vùng có đông đồng bào theo đạo Công giáo.

Như vậy, đạo Công giáo thâm nhập vào địa bàn tỉnh Phú Thọ từ khoảng 200 năm nay, có ảnh hưởng, tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học đến đạo đức, lối sống chi phối tư tưởng tình cảm và hành động của đông đảo tín đồ. Ngược lại, đạo Công giáo cũng luôn bị tác động trở lại của các yếu tố kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội trong quá trình vận động. Lịch sử truyền giáo của đạo Công giáo có nhiều phức tạp, là loại tôn giáo ngoại sinh chậm hòa đồng với văn hóa dân tộc. Đạo Công giáo là tôn giáo rất nhạy cảm, trong lịch sử nước ta đã nhiều lần bị các thế lực phản động lợi dụng, lôi kéo chống lại sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

* Tổ chức và hoạt động của đạo Phật

Đạo Phật được truyền vào nước ta từ rất sớm. Theo lịch sử phát triển Phật giáo, thời gian Phật giáo Ần Độ truyền vào Việt Nam từ cuối thế kỉ thứ I, đầu thế kỷ II. Thời kỳ đầu truyền bá Phật giáo vào Việt Nam chủ yếu trực tiếp từ Ấn Độ sang bằng đường biển cùng các thương nhân. Phật giáo đã được người Việt tiếp nhận và phát triển hòa đồng cùng văn hóa bản địa.

Phú Thọ nằm gần với Luy Lâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

ngày nay) là trung tâm Phật giáo đầu tiên ở nước ta. Do vậy, Phật giáo được

truyền vào rất sớm. Ngay từ những năm đầu Công nguyên, Phật giáo đã được truyền vào các khu dân cư dọc bờ sông Lô và sông Hồng cùng với quá trình phát triển chung của đạo Phật ở Việt Nam.

Cho đến những năm 90 của thế kỷ XX trở về trước, số lượng các sư trụ trì tại các Chùa trên địa bàn tỉnh rất ít (tại thời điểm năm 1997, trên địa bàn tỉnh chỉ có 6 sư ni và 2 chú tiểu) trình độ phát triển Phật pháp thấp. Số lượng tín đồ theo đạo Phật ít lại không có người hướng đạo, hoạt động tài các chùa chủ yếu do các vãi bà chấp tác, tự làm lễ Phật theo hiểu biết riêng của mình,

30

nên mỗi nơi mỗi kiểu. Do vây, nhiều chùa đã trở thành nơi hành nghề mê tín dị đoan của các bà đồng bà cốt.

Trong những năm cuối thế kỷ XX, Phật giáo tỉnh Phú Thọ đã dần được hồi phục và phát triển. Năm 1991, các sư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú cũng đã đứng ra thành lập Ban trị sự Phật giáo tỉnh. Tuy vậy, do không được sự ủng hộ của Phật tử, tổ chức này hoạt động không có hiệu quả. Đến năm 1998, được sự đồng ý của chính quyền tỉnh, Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Phú Thọ được tổ chức bầu ra Ban trị sự Phật giáo tỉnh với 21 vị thành viên trong đó có 1 tăng sư, 6 sư ni và 14 cư sĩ phật tử. Thượng tọa Thích Viên Thành được mời làm Trưởng Ban trị sự Phật giáo tỉnh đặt tại chùa Thiên Long thuộc phường Thanh Miếu, Thành phố Việt Trì.

Theo thống kê chưa đầy đủ của sở Nội Vụ tỉnh Phú Thọ, hiện nay địa bàn tỉnh có khoảng 42.570 phật tử chiếm 2,8% dân số, sinh hoạt tôn giáo tại 264 ngôi chùa, có 32 sư (trong đó có 18 sư tăng và 14 sư ni).

Về tổ chức, Ban trị sự Phật giáo tỉnh được thành lập và hoạt động qua 3 nhiệm kỳ, nhiệm kỳ 2007 – 2012 có 7 thành viên tham gia, hiện tại đã có 11/13 huyện, thành, thị thành lập Ban đại diện Phật giáo (riêng huyện Thanh Sơn và huyện Tân Sơn chưa thành lập Ban đại diện). Có 254 Ban hộ tự chùa với 836 người tham gia.

Trong những năm gần đây, nhìn chung hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh có chiều hướng phát triển. Ngoài việc tăng cường đẩy mạnh có tổ chức, Ban trị sự Phật giáo tỉnh còn tăng cường công tác phát triển tín đồ, mở nhiều lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hội các cấp, phương pháp truyền giáo cho ủy viên Ban đại diện Phật giáo các huyện, thành, thị. Bồi dưỡng kiến thức Phật học phổ thông, nghi lễ của đạo Phật và chính sách pháp luật về tôn giáo của Nhà Nước cho các tín đồ Phật tử ở cơ sở.

31

Tích cực tuyên truyền, vận động tín đồ hưởng ứng, đẩy mạnh hoạt động từ thiện nhân đạo như: ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào các vùng bị thiên tai, lũ lụt, ủng hộ các gia đình bị thiếu thốn, đói nghèo ở vùng sâu vùng xa với số tiền hàng năm lên đến hàng trăm triệu đồng. Đặc biệt là hội Phật giáo rất hưởng ứng các phong trào: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư do UBND, MTTQ Việt Nam phát động. Đây là những việc làm đáng trân trọng của tín đồ, chức sắc đạo Phật trên địa bàn tỉnh, luôn thể hiện đường hướng tiến bộ của đạo Phật “Đạo pháp – Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”.

Việc xây dựng sửa chữa cơ sở thờ tự, mua sắm tượng Phật và đồ dùng việc đạo được giáo hội hết sức quan tâm, kể từ khi tách tỉnh đã có 73 ngôi chùa và các công trình phụ trợ được sửa chữa, xây dựng khang trang, to đẹp hơn trước, các công trình phụ trợ như: nhà bia ghi công đức, nhà khách, nhà bếp được tích cực xây dựng trong khuôn viên nhà chùa, mua sắm hàng nghìn pho tượng Phật và các loại đồ tế, khí phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo.

Hiện nay, do số lượng chức sắc Phật giáo trên địa bàn tỉnh ít, tín đồ Phật giáo đã có những biểu hiện mâu thuẫn, mất đoàn kết kéo dài chủ yếu là trong Ban trị sự Phật giáo tỉnh, dẫn đến việc điều hành các hoạt động của Ban trị sự thiếu thống nhất, gây ra việc khiếu kiện và làm chia rẽ trong tín đồ. Đặc biệt là những hoạt động tự do của các nhóm đạo Tràng Chân Tịnh (Thành phố Việt Trì), nhóm đạo Phúc Tuệ (thị xã Phú thọ), phái “Mật Tông” đã gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong sinh hoạt tôn giáo và đời sống xã hội. Việc am hiểu về giáo lý, giáo luật, giáo lễ một số tín đồ còn hạn chế nên dễ bị các tà tạp đạo lôi kéo, lợi dụng chia rẽ. Hoạt động mê tín dị đoan như lên đồng, sóc thẻ bói toán, viết sớ, đốt vàng mã vẫn còn tồn tại ở một số chùa trong tỉnh.

*) Tổ chức và hoạt động của đạo Tin lành

Đạo Tin lành ra đời ở Châu Âu vào đầu thế kỷ XVI, thể hiện sự khủng hoảng nghiêm trọng về vai trò và ảnh hưởng của giáo hội Công giáo do

32

những tham vọng về quyền lực trần thế và sự sa sút về đạo đức của hàng giáo phẩm, đó cũng là sự bế tắc của nền Thần học kinh viện – cở sở quyền lực của giáo hội Công giáo. Bên cạnh đó, thế kỷ XVI là thế kỷ mở đầu cho cuộc cách mạng tư sản châu Âu, Martin Luther chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do tư sản, phản kháng lại những quy định khắc nghiệt của Công giáo. Ông thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống nhà thờ, bãi bỏ những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của Chúa, chủ trương cho các sư mục lấy vợ. Những tư tưởng cải cách này đã dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Tòa Thánh Vatican và dẫn đến sự ra đời của một tôn giáo mới: đạo Tin lành.

Đạo Tin lành có mặt ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do tổ chức Hội liên hiệp Cơ đốc và truyền giáo hay còn gọi là Hội truyền giáo MCA. Kể từ năm 1911 khi đặt cơ sở đầu tiên mình tại Đà Nẵng thì cho tới nay đạo Tin Lành đã thành lập được nhiều hệ phái như Hội thánh Tin lành miền Bắc, Hội thánh Tin lành miền Nam, Tin lành Cơ đốc phục lâm, Hội thánh Cơ đốc truyền giáo, Hội thánh Tin lành Bắp tít và hàng loạt các hệ phái chưa thành lập tổ chức mà mới chỉ gây dựng một số cơ sở và văn phòng đại diện với khoảng 500 nghìn tín đồ chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc trong đó có tỉnh Phú Thọ.

Hiện nay, trên địa bàn Phú Thọ có 5 hệ phái Tin lành đang hoạt động cụ thể như sau:

+ Hệ phái Tin lành Liên hữu Cơ đốc

Hệ phái này do ông Đinh Công Hồng đứng đầu, đã đăng ký với Ban Tôn giáo Chính Phủ có 6 điểm nhóm với 804 người tham gia được cấp phép hoạt động, nhưng hiện tại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chỉ có 03 điểm với 16 người đã làm lễ Báp – têm tham gia sinh hoạt:

01 điểm nhóm tại xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn với 06 người tham gia, sinh hoạt tại nhà riêng của ông Đinh Văn Nhách, xóm Lịch II thuộc

33

xã Hương Cần, người đứng đầu nhóm là ông Đinh Công Hồng, sinh năm 1954, trú tại xã Tân Hương, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở tỉnh phú thọ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)