Tăng cường đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa vùng đồng bào tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở tỉnh phú thọ (Trang 61)

bào tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ

Cùng với một số cố gắng và những việc làm cụ thể (nâng cấp hệ thống giao thông; xây dựng hệ thống trường học, có chính sách ưu tiên với những người dân tộc thiểu số, đưa dần kĩ thuật khoa học vào sản xuất …) các cấp các ngành đã tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng. Như vậy bằng hoạt động cụ thể sẽ làm cho đồng bào tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền, có lập trường tư tưởng vững vàng, tạo điều kiện cho công tác tôn giáo ở tỉnh.

Ở những nơi có sự quan tâm và giải quyết kịp thời của chính quyền thì sự lôi kéo, súi bậy, lợi dụng đức tin để chia rẽ… của các đối tượng không ảnh hưởng tới lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước. Ngược lại, những địa

57

bàn khó khăn về điều kiện sinh hoạt vật chất, dân trí thấp, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt thường có thiên tai (lở đất, bão lũ…) lại thiếu sự quan tâm của các cấp, các ngành thì đó là địa bàn bị tác động bởi các luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu, gây biến động đời sống xã hội, làm phức tạp anh ninh, trật tự địa bàn.

Chính quyền lập ra với mục đích phục vụ nhân dân, và nói một cách nôm na là để cho đời sống nhân dân cải thiện và đi lên, nên khi mà đời sống nhân dân còn thấp thì niềm tin của họ với chính quyền cũng theo đó mà rất thấp, dễ thay đổi. Do vậy, một trong những biện pháp giải quyết ngay sự bế tắc về tư tưởng và làm cho nhân dân thấy rõ chỉ có cộng đồng, chỉ có lao động thực tế bằng chính sức lực của mình mới thoát khỏi cái nghèo, không có thế lực nào với quyền năng thần bí có thể giải thoát con người khỏi sự đói nghèo và đau khổ.

Một vấn đề cần được chính quyền đặc biệt quan tâm nữa, đó là việc nâng cao dân trí ở vùng giáo. Đây là việc làm cần thiết nhiều khi dân trí thấp dễ dàng bị lôi kéo bởi những thủ đoạn, giọng điệu lừa đảo. Khi dân trí thấp thì nhận thức cũng thấp không thể bắt nhịp được sự phát triển của thời đại sẽ bị tụt hậu, bế tắc và dẫn đến có những việc làm tiêu cực. Chính quyền cần có những biện pháp cụ thể đầu tư và ưu đãi thích đáng cho ngành giáo dục tỉnh nhà, lưu tâm nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số; cần có hoạt động cụ thể thu hút vốn đầu tư và dự án đầu tư.

Việc chăm lo đến đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân cũng cần có những biện pháp giải quyết kịp thời.

Trước đây, cuộc sống tinh thần của đồng bào theo đạo là nhu cầu về tín ngưỡng, họ chỉ chăm lo đọc kinh, đi nhà thờ, chùa vì vậy mà trình độ dân trí thấp, dễ bị mê hoặc. Để khắc phục tình trạng đó Đảng bộ và UBND tỉnh cần tổ chức đời sống tinh thần và vật chất cho đồng bào theo đạo bằng việc thu hút họ bằng các hoạt động lao động bổ ích.

58

Xây dựng và cải tạo các khu trung tâm văn hóa, thể thao, thường xuyên có những buổi trình chiếu phim lưu động có nội dung về quê hương, đất nước. Khắc sâu truyền thống tốt đẹp dân tộc. Tổ chức các cuộc thi thể thao, văn nghệ chào mừng Đảng, mừng xuân… nội dung phản ánh phong phú và thường xuyên đổi mới, có như vậy mới đảm bảo được nhu cầu của người dân.

Tăng cường đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa vùng đồng bào tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ là một điều rất quan trọng, phải có những hoạt động cụ thể để thực hiện có hiệu quả. Cần tập trung nhiều vào đồng bào dân tộc thiểu số để tránh việc lợi dụng, gây mất ổn đinh.

59

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở tỉnh phú thọ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)